Cạo râu lỡ bị đứt mặt. Làm sao không để lại sẹo?

Câu hỏi:
Lúc em đang cạo râu = dao cạo Gillete thì em bất cẩn để lưỡi dao cạo cắt vào mặt ( vết thương khoảng 2cm) và chảy máu rất nhìu. Khoảng 30 phút sau thì da ở chỗ đó nổi lên 2 vạch và lổi lên. Em rất lo lắng vết thương sẽ để lại sẹo. Xin tư vấn giúp em để vết thương ko để lại sẹo. 

hao
hao
Trả lời 11 năm trước

Một cách tổng quát, sự lành sẹo da trải qua 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn có xuất huyết và viêm: dưới tác động của chấn thương trên da sẽ làm cho các mạch máu của vết thương tạo tín hiệu báo động cho các tế bào tiểu cầu trong máu tập trung thành cục nút tiểu cầu. Rồi từ những tế bào tiểu cầu này sẽ phóng thích chất trung gian cần thiết để thành lập cục máu đông và đồng thời xuất hiện các tế bào bạch cầu đa nhân trung tính, được xem như quân đội của một quốc gia nhằm ngăn chận việc xâm nhập của vi trùng gây bệnh vốn được coi là kẻ thù vốn không đội trời chung của cơ thể chúng ta.
2. Giai đoạn phát triển mô hạt gốc bao gồm các tế bào sợi và mang mạch máu tân sinh để thành lập các mao mạch do sự di chuyển và tăng sinh các tế bào nội bì.
3. Giai đoạn 3: giai đoạn tái tạo biểu bì được xem như giai đoạn cuối cùng để vết thương lành hoàn toàn.

Tại sao vết thương chậm lành ?
Sự lành sẹo của một vết thương nhanh hay chậm, xấu hay đẹp là còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố mà ở đây có thể phân lọai như sau:
1. Bản chất của vết thương:
a. Kích thước và độ sâu của vết thương: vết thương to hay nhỏ, nông hay sâu ? Vết thương nhỏ mà nông thì dễ lành hơn vết thương to mà sâu.
b. Vết thương bị bầm dập nhiều hay ít ? Vết thương bị bầm dập nhiều sẽ lâu lành hơn.
c. Vết thương sạch hay bẩn ? Vết thương sạch sẽ mau lành hơn.
2. Ngoài ra người ta còn nhận thấy có nhiều yếu tố bệnh lý có thể gây rối lọan phương thức lành sẹo như vừa kể trên. Các nguyên nhân rất nhiều có thể là do các bệnh tổng quát hoặc do các yếu tố tại chỗ gây nên.
a. Các yếu tố tổng quát gồm:
- Tuổi già
- Bị suy dinh dưỡng: thiếu chất đạm, vitamin và chất kẽm.
- Do bệnh nội tiết: bệnh tiểu đường, tăng năng vỏ thượng thận.
- Nguyên nhân nội khoa: như đang được điều trị bằng thuốc có chất corticoid, hoặc đang được hóa trị bệnh ung thư, đang điều trị bằng thuốc chống đông…
- Người bệnh mắc bệnh của mô liên kết.
- Bất thường ở hệ tim mạch hoặc bệnh hô hấp mãn tính làm giảm cung cấp oxy ở mô.
- Rối loạn đông máu: bệnh giảm tiểu cầu, thiếu yếu tố VIII.

b. Các yếu tố tại chỗ:
- Ở cẳng chân các vết thương chậm lành là do các mạch máu của chân bị hư họai.
- Nhiễm trùng vết thương.
- Do điều trị tại chỗ không đúng, dùng chất ăn da; viêm da tiếp xúc, họai tử.

Vì sao ta có sẹo lồi ?
Khác với các lọai sẹo bình thường, có 2 lọai sẹo làm cho lớp da của ta của ta khi lành không lấy lại vẻ đẹp ban đầu, đó là sẹo phì đại và sẹo lồi.

Vậy sẹo phì đại là gì ? Sẹo phì đại khác với sẹo lồi là khi vết thương ở da ta khi lành sẹo sẽ phát triển bất thường làm cho vùng sẹo nhô cao nhưng sau đó sẽ tự ngưng phát triển và sau một thời gian khá dài có thể trở lại kích thước ban đầu, sẹo dần xẹp xuống và trở thành vết sẹo bình thường, còn sẹo lồi là những vết sẹo lồi lên khỏi mặt da, có màu sậm hoặc hơi tím, khi đụng phải có thể gây đau, có khi gây ngứa, tồn tại mãi với thời gian. Người ta nhận thấy sẹo lồi thường hay gặp nhất ở vùng trước xương ức mặt duỗi của tay chân, mặt… và cũng thường thấy ở chủng tộc da đen nhiều hơn, cho đến nay cơ chế sinh học của việc tạo sẹo lồi vẫn còn chưa rõ ràng.

Nguyên tắc điều trị một vết thương cho mau lành.
Để một vết thương mau lành, điều kiện tiên quyết là vết thương phải sạch, chúng ta nên rửa vết thương bằng nước muối pha loãng 9%o. Không nên dùng alcool để rửa vết thương, có thể dùng các chất tẩy rửa để tránh nhiễm trùng như Chlorhexidin pha loãng 5/10.000 hoặc dung dịch Povidone iode hay nước thuốc tím pha loãng 1/10.000.

Trong những nguyên nhân làm chậm lành vết thương vừa kể trên ngòai những yếu tố bệnh lý còn có nguyên nhân suy dinh dưỡng như thiếu đạm, vitamin và chất kẽm chứng tỏ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mau lành của vết thương cho nên chúng ta cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống như sau:
- Chúng ta nên ăn đủ chất đạm là chất có ở thịt, cá, trứng, các lọai đậu vì đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới cũng như các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương. Do đó nếu chế độ ăn quá nghèo đạm hoặc ở người bị suy dinh dưỡng, người có bệnh lý làm giảm Protein trong cơ thể hoặc

Bạn tham khảo và đưa ra các biện pháp thích hợp cho mình để không để lại sẹo

Chúc bạn khắc phục dc

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Các yếu tố có thể gây sẹo bao gồm:

- Vết thương bị viêm trầm trọng hay kéo dài (nhiễm trùng, có dị vật trong vết thương...).

- Vết thương bị đè ép hay căng giãn, co kéo (thường do ở gần các vị trí vận động nhiều như các khớp, vùng giữa ngực, vai, lưng, bụng...).

- Vết thương do bỏng: 91% trường hợp bỏng sẽ để lại sẹo xấu.

- Cơ địa dễ bị sẹo do di truyền.

Ngoài việc chăm sóc tốt vết thương như đã nói ở trên, để tránh sẹo, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tác sau:

- Khâu vết thương lại càng sớm càng tốt (nếu không bị nhiễm trùng và điều kiện cho phép) ở cơ sở y tế.

- Uống thuốc theo đơn bác sĩ và dùng kháng sinh khi cần.

- Tránh làm co kéo, căng giãn vết thương hay vận động nhiều làm ảnh hưởng đến vết thương.

- Cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết. Những chất cần cho quá trình lành vết thương là các vitamin C, A, B, kali, kẽm, đồng. Một chế độ ăn đa dạng với nhiều trái cây và rau quả thường có đủ các chất kể trên.

Trong những trường hợp đặc biệt, có thể nhờ đến phẫu thuật để điều trị sẹo. Tuy nhiên, không nên đặt quá nhiều hy vọng vào điều này vì hiện không liệu pháp nào có thể xóa hoàn toàn một vết sẹo, chỉ có thể làm sẹo mờ hay phẳng đi mà thôi (và không phải trường hợp nào cũng đạt kết quả này).

Một số loại sẹo thường gặp:

-Sẹo phẳng, mờ: Đầu tiên, chúng có màu đỏ hay nâu sậm và nhô lên mặt da. Khi vết thương đã lành, chúng sẽ nhạt màu và bằng phẳng dần sau 6 tháng đến 2 năm.

-Sẹo phì đại: Trong quá trình làm lành vết thương, cơ thể xuất ra các sợi collagen mới tương đương với lượng collagen đã mất đi. Sự sản sinh quá mức collagen sẽ tạo ra sẹo phì đại hay sẹo lồi. Sẹo phì đại có màu đỏ hay nâu, nhô cao lên mặt da, có thể gây đau hay ngứa, không bao giờ vượt quá ranh giới của vết thương ban đầu, dù vẫn có thể tiếp tục lồi thêm lên. Trong một số trường hợp, sẹo sẽ tự cải thiện sau 6 tháng đến 2 năm.

-Sẹo lồi: Giống sẹo phì đại về cơ chế tạo thành và hình dạng, nhưng nó vượt quá ranh giới của vết thương ban đầu và có thể tiếp tục phát triển không giới hạn. Chúng cũng có thể gây ngứa hay đau nhưng triệu chứng này không giảm đi theo thời gian. Sẹo lồi có thể phát sinh từ bất kỳ tổn thương nào ở da, ngay cả vết cào gãi, tiêm chích, côn trùng cắn, xăm mình... Sẹo lồi và sẹo phì đại thường xuất hiện do cơ địa, không thể ngăn ngừa hoàn toàn. Vì vậy, người có cơ địa dễ bị 2 loại sẹo này nên báo cho bác sĩ biết trước khi phải phẫu thuật.

-Sẹo lõm: Là những vết sẹo bị trũng vào trong da, thường là hậu quả của chấn thương hay tiêm chích sai nguyên tắc một số thuốc (K-cort, thuốc dầu). Nguyên nhân gây sẹo lõm có thể là da bị dính vào những cấu trúc sâu bên dưới (như cơ bắp), hoặc lớp mỡ dưới da bị mất.