Bệnh dị ứng mẩn ngứa ngoài da nên dùng thuốc nào là tốt nhất ?

Mẹ tôi năm nay 45 tuổi.dã 3 năm nay,mẹ tôi bị mắc bệnh ngứa mà chẳng biết nguyên nhân sao. chỉ biieets nhưng mẩn ngưa thành từng cục mọc ở khắp nơi trên cơ thể. Mỗi khi thấy ngưa ở đâu khi sờ vào là đã thấy nổi thành cục(bì bì) rất to tù bao giờ.nó khiên mẹ tôi rất khó chịu vì ngứa. nó xuất hiên ở khắp noi trên cơ thể(cả trên đầu) đặc biệt là ở nhũng nơi như trun áo,trun quần. căn bệnh này khiến mẹ gầy đi va nhìn da như bị xám xịt lại trên mặt như có nhũng vết nám. Đi khám bác sĩ có bảo mẹ bị suy gan vàco cho uống mọt vài thứ thuốc lá gì đó theo như của bac sĩ cho. Xin hỏi bệnh cua mẹ tôi phai dùng thuốc gì là tôt mà chữa đươc khổi dưt điểm. xin cảm ơn!
Trần Hồng
Trần Hồng
Trả lời 12 năm trước

Nguyên nhân viêm da dị ứng

Có nhiều nguyên nhân gây viêm da dị ứng như: Di truyền, khi cả cha và mẹ đều bị viêm da dị ứng thì trên 80% các con đều có biểu hiện bệnh; nếu chỉ có cha hoặc mẹ bị bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh của các con là hơn 50%. Một số gen, trong đó có gen mã hóa IgE, là thụ thể IgE ái lực cao, men trytase dưỡng bào và interleukin (IL) 4 được xem là có liên quan đến bệnh viêm da dị ứng. Bệnh nhân có thể có biểu hiện bất thường về điều hòa miễn dịch, gồm có tăng tổng hợp IgE, tăng IgE đặc hiệu với các yếu tố như: thức ăn, dị ứng nguyên không khí, vi khuẩn...; tăng biểu hiện thụ thể IgE ái lực thấp trên bạch cầu đơn nhân to và tế bào B; suy giảm phản ứng quá mẫn cảm kiểu chậm; tăng đáp ứng cytokin loại II và giảm đáp ứng cytokin loại I.

Viêm da dị ứng còn hay gặp do các bệnh: Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích thích, bệnh tổ đỉa, chàm hình đồng xu, lichen đơn mạn tính, chàm không tiết nhờn, viêm da tiết bã nhờn.

tổn thương da do viêm da tiếp xúc dị ứng

Tổn thương da do viêm da tiếp xúc dị ứng

Phương pháp chữa trị viêm da dị ứng

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm da dị ứng là tránh các kích thích da, sử dụng hợp lý, đúng chỉ định các chất glucocorticoid tại chỗ có tác dụng thấp hoặc tác dụng vừa, và điều trị nhanh chóng tổn thương da nhiễm khuẩn thứ phát. Cần hướng dẫn bệnh nhân tắm bằng nước ấm, không phải nước nóng, tránh dùng hay hạn chế dùng xà phòng. Ngay sau khi tắm, lúc da hãy còn ướt, nên bôi thuốc glucocorticoid trên da dạng kem hoặc dạng thuốc mỡ có tác dụng nhẹ hoặc tác dụng vừa. Chú ý không nên dùng các glucocorticoid tại chỗ có flo hóa ở vùng da mặt và các chỗ da trầy.

viêm da cơ địa dị ứng

viêm da cơ địa dị ứng

Trường hợp tổn thương da có mày và rỉ nước, nên điều trị bằng kháng sinh toàn thân có tác dụng chống S.aureus, vì nhiễm khuẩn thường làm cho chàm nặng thêm. Nên dùng kháng sinh pencillin loại kháng pencillinase hoặc cephalosporin vì tỷ lệ vi khuẩn kháng macrolid khá cao. Nếu dùng dicloxacillin hoặc cephalexin theo liều 250mg x 4lần/ngày, trong 7-10 ngày, thường đủ để làm giảm sự tạo khóm nặng. Có thể dùng thuốc kháng khuẩn có chứa triclosan và mupirocin rửa mũi cách quãng để điều trị dự phòng.

Điều trị triệu chứng ngứa là rất quan trọng vì viêm da dị ứng thường có ngứa nổi ban. Những loại thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị ngứa, nhưng tác dụng làm dịu lại hạn chế. Vì vậy chỉ nên sử dụng các chất kháng histamin mà có tác dụng làm dịu da.

Trong điều trị cần hạn chế dùng glucocorticoid toàn thân, trừ trường hợp bệnh nặng không đáp ứng với liệu pháp dùng tại chỗ. Lưu ý rằng với bệnh nhân viêm da dị ứng mạn tính, sử dụng glucocorticoid toàn thân thường chỉ làm sạch da trong thời gian ngắn và khi ngưng thuốc, viêm da sẽ tái phát, có khi nặng hơn, vì vậy việc dùng thuốc này cần hạn chế.

Bạn liên hệ 19006899 để được tư vấn trực tiếp

hoặc soạn tin: AZH - cau hoi gửi 8785