Một số mẹo trong chuyện dinh dưỡng cho bà bầu ? Đúng hay sai?

Mình đang mang thai tháng 4 rồi. Thấy mẹ chồng mách mấy chuyện sau, mình băn khoăn không biết có nên làm theo không? Mong các bạn có kinh nghiệm và chuyên môn chỉ cho mình nhé :

- Không nên ăn chuối tiêu vì sẽ khó đẻ (chuối khác thì được)

- Ăn trứng gà luộc với rau ngải cứu để an thai

- Uống nước cây nhọ nồi để sau này bé không bị khô miệng và tứa lưỡi

- Ăn trứng ngỗng để có nhiều canxi

Cảm ơn !!!!!

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

Tất cả các món bạn nói trên đều ăn, uống đc hết nhé, mình có bầu ăn mỗi tuần vài quả chuối tiêu mà ko sao cả, em bé ra khỏe mạnh, xinh lắm.

Những hoa quả bà bầu nên ăn

Không chỉ hỗ trợ tiêu hoá, bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng cường sức khoẻ mà những loại quả dưới đây còn rất tốt cho tình trạng bầu bí.

1. Chuối tiêu

Trong chuối tiêu có chứa hàm lượng lớn chất xenlulozơ và sắt, có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, bổ máu. Sản phụ thường nằm nhiều, dễ dẫn đến hiện tượng táo bón. Sau sinh do mất máu nên rất cần bổ sung máu, sắt lại là một trong những chất chính tạo máu nuôi cơ thể. Do vậy sản phụ ăn nhiều chuối tiêu có thể tránh được hiện tượng táo bón và thiếu máu sau sinh. Lượng sắt nạp vào cơ thể người mẹ nhiều, lượng sắt trong sữa cũng tăng theo, còn có tác dụng phòng tránh hiện tượng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.

2. Quýt

Trong quýt có hàm lượng Vitamin C và Can-xi tương đối lớn. Vitamin C giúp tăng cường tính co giãn, đàn hồi của thành mạch máu, ngăn ngừa hiện tượng chảy máu. Sau khi sinh, lớp màng bên trong cổ tử cung sản phụ xuất hiện vết thương tương đối lớn, chảy nhiều máu. Nếu ăn một lượng quýt thích hợp, có thể ngăn ngừa tình trạng tiếp tục chảy máu.

Can-xi là thành phần quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng ở trẻ sơ sinh. Nếu người mẹ ăn một lượng quýt thích hợp có thể thông qua sữa của mình cung cấp chất can-xi cho trẻ, như vậy không chỉ thúc đẩy quá trình tăng trưởng hệ thống xương và răng của trẻ, mà còn có thể ngăn ngừa bệnh còi xương cho bé.

Ngoài ra, hạt quýt, sơ quýt còn có tác dụng thông sữa. Khi tuyến sữa của người mẹ bị tắc, dẫn tới việc sữa bị ít đi, thậm chí gây ra bệnh viêm tuyến sữa cấp tính, ảnh hưởng đến việc nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ. Ăn quýt có thể tránh được các hiện tượng trên.

3. Sơn trà

Trong sơn trà có nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng dinh dưỡng nhất định với sản phụ. Sơn trà còn chứa lượng lớn axit citric, và maslinic có tác dụng giải khát, hoạt huyết. Sản phụ sau khi sinh thường bị kiệt sức, không muốn ăn, miệng khô. Nếu ăn một lượng sơn trà thích hợp có thể kích thích vị giác, hỗ trợ tiêu hoá, có lợi cho sức khoẻ và việc nuôi trẻ. Ngoài ra, sơn trà còn có tác dụng hoạt huyết, có thể đào thải máu đọng bên trong cổ tử cung, giúp giảm đau.

4. Táo đỏ (Táo tàu)

Táo đỏ có hàm lượng vitamin C cao, và lượng lớn chất glucozơ và protein. Trung y quan niệm táo đỏ là loại thuốc tốt nhất trong các loại quả, có tác dụng giải độc, bổ tì hoạt vị, điều hoà huyết mạch… đặc biệt thích hợp cho sản phụ để bổ sung khí huyết, chữa hiện tượng tì vị suy nhược sau sinh. Táo đỏ có hương vị thơm ngọt, nhiều cách ăn, có thể ăn sống hoặc ninh cháo ăn nóng.

5. Long nhãn

Long nhãn là một loại quả giàu chất dinh dưỡng. Theo Trung y, long nhãn vị ngọt, tính bình, không độc, là loại quả tốt cho việc bổ huyết dưỡng tì. Sản phụ cơ thể suy nhược sau sinh, ăn một lượng long nhãn tươi hoặc long nhãn khô thích hợp, vừa có thể bổ khí cho tì vị, vừa có thể bổ máu.

biet roi
biet roi
Trả lời 13 năm trước

Hoa quả thì tốt mà sao phải kiêng, hồi mình có thai thì ăn tất những thứ gì mình muốn ăn. Mọi người cứ bảo ăn ốc thì sinh con ra có nhiều dãi nhưng hồi đó mấy ngày mình lại ăn một lần ( thèm lắm không chịu được) đến lúc sinh con ra hồng hào , đẹp đẽ và chẳng bao giờ phải quàng khăn tay vào cổ con để lau nước dãi như mấy mẹ cứ hay kiêng cữ đó.

Theo ý kiến của bác sĩ Vũ Hướng Văn, từ trước tới nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định rằng người mang thai ăn trứng ngỗng thì tốt cho thai nhi hơn các trứng khác. Những thai phụ đã ăn trứng ngỗng cũng đừng vội thất vọng vì trứng này chứa một lượng protein cao hơn so với trứng gà, trứng vịt và lượng lipid cao hơn trứng gà.

Theo “Bảng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam” (Nhà xuất bản Nông nghiệp), trứng ngỗng có 13,5% protein, 13,2% lipid, trứng gà chứa 12,5% protein, 11,6% lipid còn trứng vịt chứa 11,8% protein, 3,5% lipid. Tuy nhiên, trứng ngỗng chứa ít vitamin hơn trứng gà, trứng vịt, nhất là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai.

Thực chất, trứng gà mới là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Thành phần các chất dinh dưỡng như protein, lipid, gluxit, các vitamin và khoáng chất trong trứng gà có tỷ lệ phối hợp rất hợp lý, giúp bồi bổ sứckhỏe rất tốt. Trứng gà cũng được y học cổ truyền dùng làm chất bổ dưỡng. Đông y gọi lòng đỏ trứng là "kê tử hoàng", có vị ngọt tính ấm, có công dụng dưỡng âm, ninh tâm, vỗ tỳ vị, trị mất ngủ do âm hư và nôn mửa do khí nghịch…

Với trứng ngỗng, các thai phụ vẫn có thể ăn được, 3 tháng một quả cũng không sao. Nhưng chỉ nên coi đó là thực phẩm giàu protein, ăn để bồi dưỡng và trong một lúc không nên ăn nhiều vì protein lâu tiêu. Với một quả trứng ngỗng to như vậy nên chia làm 2-3 lần ăn cho đỡ ngán. Tuy nhiên nếu bồi dưỡng bằng trứng gà thì tốt hơn.