Em năm nay 25 tuổi em rất ngại giao tiếp vì hơi thở có mùi khó chịu, phải chữa thế nào ạ??

Trả lời 16 năm trước
Nhiều người khi nói hoặc thở phả ra mùi hôi nên rất e ngại khi đối thoại với người khác, nhất là người khác giới. Theo các chuyên gia, hôi miệng không phải một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh ở trong hoặc ngoài miệng. Hôi miệng thường xảy ra trong một số trường hợp như: viêm miệng, viêm lợi, có túi mủ ở chân răng trong bệnh nha chu viêm, hoặc bị sâu răng nhiều, mảng bám răng... Hôi miệng cũng có thể xảy ra từ lưỡi (hay đóng bợn ở lưỡi), từ viêm amiđan mạn... Ngoài ra, hôi miệng còn có thể gặp trong một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (viêm giãn phế quản mạn, áp-xe phổi, ung thư phổi), hoặc bệnh ở đường tiêu hóa (hẹp môn vị, viêm dạ dày thể thiểu năng, viêm túi mật, viêm ruột mạn...). Cũng không loại trừ một số ít trường hợp hôi miệng mà không tìm ra nguyên nhân. Nói chung, những người hôi miệng cần bình tĩnh vì nhiều khi nguyên nhân cũng rất đơn giản. Việc làm hết hoặc giảm hôi miệng nhiều khi không phải là chuyện khó. Nếu biết vệ sinh răng miệng và điều trị được bệnh gốc (là nguyên nhân gây hôi miệng) thì khả năng khắc phục có thể đạt trên 90%. Với những trường hợp thông thường, cần tăng cường vệ sinh răng miệng hằng ngày; súc miệng kỹ với nước muối hoặc với nước có nhỏ 5-10 giọt cồn bạc hà 5%. Nên dùng những loại thuốc đánh răng có bạc hà và chất diệp lục - hai chất có khả năng phân hủy mùi hôi, chống đóng bợn ở lưỡi. Có thể ngậm thêm những viên kẹo bạc hà hoặc nhai kẹo cao su. Nếu có viêm lợi thì súc miệng bằng dung dịch natri borat, hoặc kali clorua (tỷ lệ 4 g pha trong một cốc nước ấm); hoặc dùng nước ôxy già pha hơi loãng, súc miệng mỗi ngày nhiều lần cũng sẽ đỡ. Trong nhân dân cũng có kinh nghiệm chữa hôi miệng như sau: - Dùng một cục vôi ăn trầu hòa vào chén 100 ml rượu, gạn lấy nước trong, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu đinh hương và súc miệng. - Lấy lá hương nhu đun lấy nước ngậm hằng ngày. - Mỗi ngày lấy 5-7 lá hoắc hương nhai ngậm một lúc rồi nhổ đi. - Thảo quả giã dập, cho vào miệng ngậm, nuốt. Những việc bạn nên làm nhất là ăn uống hợp lý (nhiều hoa quả và rau, uống nhiều nước) và đánh răng sau ăn. Nhưng có phải lúc nào bạn cũng đánh răng ngay được ngay sau bữa ăn đâu. Một số thức ăn sẽ cứu bạn: Một số loại cỏ cây, thảo mộc có khả năng "chiến đấu" với mùi trong hơi thở rất tốt như rau mùi, lá bạc hà, khuynh diệp lá, lá hương thảo và bạch đậu khấu. Bạn có thể dùng một chút thảo mộc dưới dạng lá tươi, hoặc trà ấm. Những loại thảo mộc này cũng giúp cho tiêu hóa tốt nữa. Sữa chua được chứng minh là làm giảm lượng hydro sunfur gây mùi trong miệng, với liều lượng một hộp mỗi ngày. Nó cũng làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng, thậm chí cũng làm giảm cả những bệnh về lợi và mảng bám răng. Ngoài ra, lượng vitamin D từ sữa chua và phomát cũng giúp giảm nỗi lo về chứng hôi miệng. Loại vitamin này tạo ra một môi trường không thân thiện đối với vi khuẩn. Nhưng nếu bạn ăn sữa chua hằng ngày, hãy nhớ chọn loại không quá nhiều đường. Các loại rau quả giòn như táo, cà rốt, cần tây (nói chung là những loại rau quả giàu chất xơ) nên có trong mỗi bữa ăn để chống hôi miệng. Các mảng bám răng gây ra mùi trong miệng, và các thực phẩm này làm tăng tiết nước bọt, giúp miệng bạn giữ được ẩm và sạch hơn. Kẹo cao su không đường không thay thế được cho việc đánh răng sau bữa ăn; nhưng nếu cần thiết, nó có thể làm hơi thở của bạn được cải thiện ngay lập tức. Đó cũng là một cách tăng tiết nước bọt. Kẹo cao su bạc hà cũng tốt, nhưng nếu dùng loại có đường thì chính đường lại tạo ra mảng bám răng. Cam quýt, dưa vàng, dâu và những thực phẩm giàu vitamin C đều tạo ra môi trường không thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Bữa ăn nhiều vitamin C cũng quan trọng để phòng bệnh viêm lợi - một nguyên nhân chủ yếu gây ra mùi trong hơi thở.
hong minh
hong minh
Trả lời 16 năm trước
[size_3]Đến nha sỹ,các phòng khám răng miệng là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất bạn à ^^[/size_3]