Con gái mình gần 9 tháng tuổi, 9kg, vì bố mẹ cháu không cao nên muốn tăng cường chiều cao cho cháu. Các bạn giúp mình cải thiện chiều cao của cháu nhé

Hoàng Ngọc
Hoàng Ngọc
Trả lời 14 năm trước
Chào chị! Di truyền là một trong những nhân tố quyết định đến chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, ngay khi cháu còn nhỏ, chị hoàn toàn có thể cải thiện chiều cao cho con mình thông qua chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bởi theo các nghiên cứu khoa học, một số chất dinh dưỡng có tác động đặc biệt đến chiều cao của trẻ. Cụ thể như sau: Protein (chất đạm): Rất quan trọng đối với trẻ đang tăng trưởng. Là thành phần men tiêu hóa, nội tiết, kháng thể... Trẻ không đủ protein sẽ ngưng tăng trưởng, sụt cân, hệ tiêu hóa kém, dễ mắc bệnh, ảnh hưởng đến tăng chiều cao. Lysin: Là axit amin thiết yếu. Dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến, nấu nướng. Trẻ thiếu lysin dẫn tới không tổng hợp được protein gây gầy, teo cơ, nhão cơ, biếng ăn. Thức ăn nhiều lysin: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành. Canxi: Giúp xương phát triển vững chắc và tăng chiều cao. Nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi, trung bình trẻ 6 tháng-18 tuổi cần khoảng 400-700 mg/ngày. Thức ăn có nhiều canxi: sữa, cua, ốc, tôm, tép, cá nguyên xương, đậu hũ, các loại rau. Vitamin A: Sinh tố đặc biệt cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Ngoài ảnh hưởng đến mắt, da, sức đề kháng bề mặt cơ thể chống nhiễm trùng, khả năng chống oxy hóa, chống ung thư hóa, thiếu vitamin A cũng gây chậm tăng trưởng xương. Thức ăn nhiều vitamin A: sữa, trứng, cá, gan, thịt, rau lá xanh đậm, củ quả màu vàng cam (bí đỏ, cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín...) Vitamin D: Giúp hấp thu canxi tốt hơn. Hơn nữa, vitamin D giúp tăng tổng hợp chất protein. Cơ thể nhậnmột ít vitamin D từ thức ăn (sữa, bơ, phô mai, trứng, gan gà, dầu gan cá thu...) và tiền chất vitamin D nằm dưới da. Tiếp xúc ánh nắng trực tiếp sẽ giúp da tổng hợp vitamin D với thời gian từ 15-30 phút/ngày. Sắt: Là nguyên liệu để tạo máu. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu gây tăng trưởng chậm. Thức ăn nhiều sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu, rau dền, sữa có bổ sung sắt. Kẽm: Rất cần thiết cho nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể, giúp phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Nhu cầu kẽm: 0,5 mg/kg cân nặng, tối đa 15 mg mỗi ngày. Iốt: Là nguyên liệu tạo nên nội tiết tố tuyến giáp, tác động lên nhiều bộ phận cơ quan trong cơ thể để thúc đẩy sự tăng trưởng. Nhu cầu iốt tăng dần theo tuổi: từ 50-150 mcg/ngày. Thức ăn nhiều iốt: muối iốt, phô mai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo. Những thực phẩm cần cung cấp đặc biệt 1.Sữa, được mệnh danh là “thực phẩm toàn năng”, cực kì quan trọng đối với sự tăng trưởng của xương. 2. Cá mòi: là “kho báu prôtêin”, nhưng rất khó mua. Có thể ăn cá mực, cá chép hoặc ruốc cá. 3. Rau chân vịt, là “kho báu vitamin”. 4. Cà rốt, mỗi ngày ăn 100 gam rất có lợi. 5. Cam quýt chưa vitanmin A, B, C và hàm lượng can-xi nhiều gấp nhiều lần so với táo, mỗi ngày ăn hai quả, rất có lợi 6. Thực phẩm màu đỏ chứa nhiều vitamin A * Ngoài ra còn các loại như: gạo, sữa bột tách béo, trứng chim cút, đậu tương non, đậu cô-ve, đậu tằm, hạt bí đỏ, hạt đào, vừng, lạc, dầu cải, ớt xanh, cà chua, rau cần, thảo mai, quýt vàng, quả hồng, nho, lươn, gan, thịt gà, thịt dê, rong biển, tía tô, mật ong…cũng đều rất tốt. Ngoài những lưu ý trên, khi cháu lớn hơn, chị nên hướng cháu vận động thường xuyên bằng việc chạy nhảy, thể dục thể thao... Các thức uống có ga sẽ không tốt cho sự phát triển của cháu nói chung và chiều cao của cháu nói riêng. Đến 2 tuổi, chị có thể biết được chiều cao của cháu lúc trưởng thành bằng cách lấy chiều cao lúc 2 tuổi x 2. Từ đó chị sẽ tiếp tục có hướng chăm sóc phù hợp cho cháu. Chúc mẹ con chị mạnh khoẻ, hạnh phúc! [gallery]/6/fcz1254393780.jpg[/gallery]
mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Chế độ ăn để tăng chiều cao tối đa cho con

1. Ăn sáng tại nhà

Không có gì tốt hơn là tấm gương của người lớn bằng cách dậy sớm (trước khoảng 30 phút) để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Bữa điểm tâm có tác dụng điều hòa việc hấp thụ các thức ăn của các bữa ăn tiếp theo.
Nếu trẻ không cảm thấy đói lúc thức dậy, hãy cho trẻ dùng một ly nhỏ nước ép trái cây để kích thích cảm giác ngon miệng. Trong trường hợp tệ nhất, có thể cho trẻ mang theo một số đồ ăn sáng như xôi, bánh mì, bánh ngọt, hộp sữa để đến lớp khi đói trẻ có thể lót dạ. Nhưng tốt nhất là nên cho trẻ ăn sáng tại nhà.
Bữa chiều, các chuyên gia dinh dưỡng gọi đây là “bữa ăn thứ 4” trong ngày của trẻ. Khoảng thời gian quá dài từ bữa trưa cho đến bữa tối khiến trẻ sẽ cảm thấy đói ngấu nghiến nên thường ăn quá no vào bữa cuối cùng trong ngày. Bữa chiều là bữa ăn nhẹ, có thể là sữa chua hay trái cây...
Tránh ép buộc trẻ và biến các bữa ăn thành những thời điểm căng thẳng hay xung đột, ầm ĩ tiếng quát mắng. Cũng tránh lấy những món ăn vặt trẻ yêu thích ra làm quà thưởng.

2. Tránh thừa cân cho trẻ

Khuyến khích trẻ tích cực vận động từ nhỏ. Khi trẻ lớn lên, tạo điều kiện cho trẻ tham gia nhiều hoạt động như đi xe đạp, chơi thể thao (đá bóng, bơi lội...).
Không tạo thói quen ăn vặt mà nên cấu trúc 4 bữa ăn/ngày thật hợp lý. Tránh cho trẻ vừa ăn vừa đùa nghịch hay xem tivi, đồng thời dạy con nhai thức ăn thật kỹ, không nuốt chửng vì có hại cho dạ dày. Dè chừng trước các thức ăn chế biến sẵn, quan tâm đến khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ để không tạo những thái quá.

3. Làm thế nào để trẻ thích ăn trái cây, rau quả?

Trái cây có thể được sử dụng cho các bữa ăn nhẹ, vào buổi sáng hay buổi chiều khi trẻ đói và không nhất thiết là phải cuối bữa ăn. Những buổi đi chơi hay một hoạt động thể chất là những cơ hội tốt để giúp trẻ “học” ăn trái cây.
Trẻ thường rất ghét vỏ cũng như hình thức ban đầu của các loại trái cây, do vậy một sự chuẩn bị tốt sẽ hấp dẫn trẻ: một quả táo hay lê được gọt vỏ, cắt thành những miếng nhỏ, bày trên một chiếc dĩa bắt mắt thì không trẻ nào từ chối ăn thử.
Bạn có thể “bỏ qua” thói xấu bốc tay khi trẻ dùng tay nhón miếng cà rốt, súp lơ, dưa chuột, cà chua. Đó là cách tốt nhất kích thích xúc giác của trẻ, một trong các giác quan đóng vai trò quan trọng trong kích thích trẻ làm quen và chấp nhận các loại thức ăn. Giống như trái cây, cách trình bày cũng đóng vai trò khá quan trọng: hãy tận dụng vẻ đẹp của những chiếc dĩa (có họa tiết, hình dạng độc đáo) kết hợp với màu sắc của các loại rau, nhưng chú ý không nên thái quá. Đừng ngại trẻ bị bẩn mà không cho chúng tham gia vào các khâu chuẩn bị (nhặt rau, rửa rau...) vì không một trẻ nào từ chối món ăn do chính tay mình chuẩn bị.

4. Bổ sung dinh dưỡng

Các axít béo, chủ yếu là omega 3 rất cần thiết cho sự phát triển của não và hệ thần kinh của trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng. Ban đầu, chúng được bổ sung nhờ sữa mẹ và sau này là các thực phẩm như các loại cá béo (ăn ít nhất 2 lần/tuần), dầu cải...
Một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng phải đảm bảo tránh những thiếu hụt về axít béo, vitamin hay khoáng chất. Chúng ta có thể làm cho chế độ dinh dưỡng hợp với mùa và nhu cầu: ví dụ mùa đông là thời điểm thuận lợi cho các chứng sổ mũi chính vì thế nên cần cho trẻ ăn nhiều cam quýt để bổ sung nhiều vitamin C.
Không nên lạm dụng các loại thuốc bổ sung vitamin, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ vì một viên nén 500 mg có chứa vitamin C tương đương với 1 kg cam. Như vậy, lượng vitamin vượt quá nhu cầu của cơ thể trẻ.

Bui Thu Phuong
Bui Thu Phuong
Trả lời 13 năm trước

Ba giai đoạn có tính chất quyết định về chiều cao là: trong bào thai, từ sơ sinh - 3 tuổi và giai đoạn dậy thì. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng trong 3 giai đoạn này là đặc biệt quan trọng. BS Đào Thị Yến Thủy (ảnh), Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cho biết:

- Giai đoạn trong bào thai, người mẹ cố gắng tăng 10 - 12 kg để bé sơ sinh đạt được chiều cao 50 cm lúc chào đời. Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi, năm thứ nhất bé tăng 25 cm, hai năm kế tiếp mỗi năm tăng 10 cm. Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (10 - 16 tuổi đối với nam và 12 - 18 tuổi đối với nữ) thì sẽ có 1 - 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 - 12 cm/năm nếu được chăm sóc dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, không thể dự đoán được chính xác đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ suốt trong giai đoạn này vì đây là cơ hội cuối cùng để tăng chiều cao. Sau dậy thì, cơ thể sẽ tăng cao rất chậm.

* Có thể dự đoán chiều cao lúc trưởng thành của trẻ không, thưa BS?

- Chiều cao lúc trưởng thành của trẻ thường được các nhà chuyên môn dự đoán bằng hai công thức sau: Chiều cao lúc trưởng thành = chiều cao lúc 2 tuổi x 2 (ví dụ: lúc 24 tháng bé cao 85 cm, dự đoán bé sẽ cao 170 cm lúc trưởng thành nếu tiếp tục được nuôi dưỡng tốt). Chiều cao lúc trưởng thành = chiều cao lúc 10 tuổi: 80 x 100 (ví dụ: lúc 10 tuổi trẻ cao 140 cm thì khi trưởng thành sẽ đạt 175 cm).

* Theo bà thì cần chú ý gì trong chế độ ăn để đạt chiều cao tối đa?

"Để tăng trưởng chiều cao được liên tục, trẻ trước tiên phải được nhận đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, ăn uống đủ lượng, đủ chất để không suy dinh dưỡng, còi cọc hay thiếu vi chất...".

- Để tăng trưởng chiều cao được liên tục, trẻ trước tiên phải được nhận đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, ăn uống đủ lượng, đủ chất để không suy dinh dưỡng, còi cọc hay thiếu vi chất... Về khía cạnh dinh dưỡng, cần đặc biệt chú ý đến các chất dinh dưỡng đã được các nhà khoa học chứng minh là có liên quan đến sự tăng trưởng chiều cao như protein (đạm), vitamin A, vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iốt... Ngủ đủ giấc, vận động thể dục thể thao thường xuyên trong ánh nắng mặt trời, phòng tránh bệnh tật... là những điều kiện để trẻ phát huy tối đa tiềm năng chiều cao mà di truyền cho phép.

* Nhiều người cho rằng trẻ béo phì là do sữa. Vậy có nên ngừng cho trẻ béo phì uống sữa hay không?

- Thực chất sữa chỉ góp phần nhỏ trong vấn đề này. Trẻ béo phì thèm ăn tất cả và đa số trẻ dư năng lượng là từ cơm và chất béo từ dầu mỡ. Đối với trẻ dư cân ít, nên cho trẻ sử dụng các loại sữa tươi không đường. Đối với trẻ béo phì, nên chọn loại sữa tách béo (sữa gầy, sữa không béo, sữa tách bơ... dành cho trẻ trên 6 tuổi). Trẻ béo phì vẫn cần nhận đủ lượng canxi cần thiết cho việc tăng chiều cao của cơ thể.