Nghệ thuật trào phúng ở "số đỏ" cua Vũ Trọng Phụng? Phân tích ra sao đây

tu
tu
Trả lời 16 năm trước
Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua chương Hạnh phúc của một tang gia trong Số Đỏ BÀI LÀM Đoạn trích có hai phần rõ rệt : phần đầu là cảnh bàn soạn chuẩn bị cho đám tang, phần hai là cảnh đám tang. Đặc sắc nhất là phần hai. Ở đây nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ rất sắc nét. Một tác phẩm trào phúng nếu chỉ gây cười theo lối pha trò ở cấp độ chi tiết không thôi giỏi lắm cũng chỉ như “cù” cho người ta một cách dễ dãi nông cạn mà thôi. Tài năng trào phúng phải thể hiện ở các cấp chi tiết cho đến toàn cục. Muốn thế, người viết phải tạo được mâu thuẫn trào phúng bao trùm, trên cơ sở đó lại phải tạo ra được những chân dung trào phúng cùng những pha trào phúng thích đáng. 1.Mẫu thuẫn trào phúng ở đây nằm ngay trong nhan đề của chương truyện : Hạnh phúc của một tang gia. Thông thường tang gia phải là bất hạnh, bao trùm lên một gia đình có người chết, phải là cảnh buồn đau nhưng ở đây, cái chết của cụ tổ lại đem đến cho toàn gia một niềm hạnh phúc hoan hỉ. Điều này thật trái khoáy ngược đời ! Cả cái đại gia đình ấy, ai cũng nóng lòng sốt ruột mong đợi cái chết ấy. Và người ta chỉ chờ đợi phát tang để mà được thểhiện. Người ta tíu tít ffi đi đưa cáo phó, thuê xe tang, tung tăng tung tẩy đặt thứ này, sắm thứ khác....Mặt khác đây là một đám tang thật to tát, thật gương mẫu “to nhất tất cả”. Đám có mấy trăm người cả tai to mặt lớn cho đến nam thanh nữ tú, có lợn quay đi lọng vàng, kiệu bát cống, với hàng trăm vòng hoa, rồi cờ, trướng, câu đối. Riêng âm nạhc cũng đã đủ kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu, từ bát âm cho đến bú dích, lốc bốc xoảng...Tất cả cứ tưng bừng náo nhiệt. Đám đi đến đâu cũng nở mày nở mặt ! Sự to tát nếu không làm người chết nhổm lên thì cũng phải gật gù đầu. Nhưng sự nực cười là ở chỗ, cái đám tang vào loại to nhất Hà thành, có đầy đủ các thức chỉ thiếu duy nhất một thứ : ấy là lòng xót thương dành cho người chết. Không có một ai thương xót cho người trong quan tài. Mà thiếu điều này thì tất cả trở thành vô nghĩa, thành lừa bịp ,giả dối. Mâu thuẫn trào phúng này đã giúp Vũ Trọng Phụng vạch trần, lật tẩy được bộ mặt giả dối, hào nhoáng, bên ngoài thì phô trương ồn ào, ầm ĩ mà bên trong thì thối nát. 2. Cùng với mâu thuẫn trào phúng, Vũ Trọng Phụng cũng dựng lên nhiều chân dung trào phúng sắc sảo. Có thể thấy các nhân vật và những nhóm nhân vật, người ngoài thì thấy cảnh sát Min Đơ và Min Toa mừng ra mặt, vì lâu nay thất nghiệp bỗng dưng có vịêc làm, đến đám tang để giữ trật tự một cách mẫn cán. Sư cụ Tăng Phú thì đến đây để có dịp phô trương thanh thế của báo Gõ mõ vì sự nghiệp “chấn hưng Phật Giáo”...Người trong nhà thì vợ chồng ông Văn Minh phấn khởi vì có dịp lăng xe những mốt áo tang lố lăng. Cô Tuyết – cô cháu gái rượu của người chết – thì đợi ngày này để mặc bộ thơ ngây hở hang để muốn chứng minh cho thiên hạ rằng mình vẫn còn một nửa chữ trinh trên mặt mang một nỗi buồn lãng mạn rất đúng mốt. Cô cũng có chút buồn, nhưng không phải vì người chết mà vì chỉ nhìn mãi mà không thấy Xuân Tóc Đỏ - “bạn giai” của cô đâu cả vv.... Đám tai to,mặt lớn thì đến đám tang để trưng ra cacs huân chương lấp lánh, thôi thì đủ loại : Bắc đẩu bội tinh, Vạn Tượng bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh.... đồng thời để trình diễn râu ria, hoặc dài ngắn, hoặc đen hoặc hung hung hoặc lún phún hoặc rầm rậm....Họ có cảm động nhưng không phải vì tiếng kèn Xuân nữ ai oán mà vì làn da trắng trên ngực cô Tuyết thập thò sau làn áo mỏng. Đám nam thanh nữ tú thì đến đánh tay, đánh mắt chim chuột, đú đởn nhau. Ai cũng giữ bộ mặt nghiêm trang, nhưng kì thực họ nói toàn những chuyện đồi bại : “Con kia kháu thế ! Con này xinh hơn”. “Gớm cái gnực đầm quá đi mất”, “Chồng gầy thế, vợ béo thế thì đến mọc sừng mất”, “Thằng ấy bặc tình bỏ mẹ”, “Mỏ đồng hay mỏ chì” vv... Đám cứ đi, ai cũng nghiêm trang, nhưng kì thực là một sự trống rỗng đến kinh khủng. Đó chẳng qua là một sự đồi bại, núp dươi cái vẻ bề ngoài ồn ào, hợm hĩnh, là một thứ rỏm đời, thối nát mà thôi. 3. Cuối cùng, còn phải kể đến những “pha” trào phúng, như chộp đwoj cái thần của từng đối tượng. Nào cậu Tú thì cầm máy ảnh, chỉ lo bắt bẻ mọi người phải khom lưng chống gậy cho đúng tư thế để cậu chụp cho nghệ thuật. Trong khi các bạn hữu của cậu thì rầm rộ nhảy lên các ngôi mả bên cạnh để chụp cho ảnh khỏi trùng nhau. Đắt giá nhất là “pha” ông Phán mọc sừng khóc. Ông lả người đi đến nỗi hàng phố phải nức nở khen người chết có được ông rể quý hoá. Nhưng kì thực, trong khi khóc rống lên những tiếng “Hứt ! Hứt ! Hứt !” chẳng mấy êm tai, ông ta đã bí mật dúi vào tay thằng Xuân Tóc đỏ năm đồng để trả công cho thằng này vì công bố vịêc mọc sừng của ông, nhờ đó mà cụ cố Tổ đã lăn ra chết...Nếu như dựng ra cảnh “đám cuới đi” có thể ví như dùng máy quay lia ống kính để bao quát toàn cảnh, thì việc dựng chân dung, chộp các pha trào phúng là ghé ống kính vào đặc tả, đã cho thấy cái thần thái mỗi nhân vật được hiện nguyên hình. Với nghệ thuật trào phúng già dặn, đặc sắc, Vũ Trọng Phụng đã phanh phui với tất cả bộ mặt ghê tởm của cái xã hội thượng lưu, lưu trưởng giả ở đô thị thời bấy giờ. Tất cả quả là một tấn trò hề, là một vở đại kịch , một xã hội “vô nghĩa lí” , “chó đểu” mà thôi