Phật răn: "Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình"? bạn có suy nghĩ gì về câu răn này?

trang
trang
Trả lời 16 năm trước
mính đồng ý với bạn về điều này,nhưng để hiểu nó thì chỉ có chính chúng ta mới hiểu thôi.và để ghi thành lời thì rất khó. bạn hãy tìm câu trả lời trong đới sống hiện tại của mình. chúc bạn vui vẻ và thành công.
tu
tu
Trả lời 16 năm trước
Câu này nghe khó hiểu ghê! Tui nghĩ là câu này chắc nói đến mấy người để lý trí lấn át lương tâm nên làm điều xấu. Không biết đúng không!
trang
trang
Trả lời 16 năm trước
lời Phật răn thì cao siêu lắm. tuy nhiên theo mình thì : con người ít ai chiến thắng được bản thân,thắng được lòng tham,sân, si...của chính mình nhưng có điều này: động lực thúc đẩy con người làm tất cả mọi việc, thúc đẩy xh phát triển trong đó có tham,sân.si
Trần Minh Dũng
Trần Minh Dũng
Trả lời 15 năm trước
Chúng ta đang ở vào thời mạt pháp này thì khó mà hiểu,tu tập theo lời của Đức Phật đã giảng cho những người thời Ngài còn tại thế. Vì chúng ta còn u mê,còn hiều phiền não nên không thể thấy được căn nguyên mọi chuyện cũng như phước duyên,tội nghiệp đã gây ra. Đức Phật có nói :" Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành". Mỗi người chúng ta đều có 1 nghiệp lực, không ai giống ai cả. Chúng ta mỗi kiếp tu tập tinh tấn thì kiếp sau dẽ được an vui, hạnh phúc hơn. Thiện nghiệp được gieo đến khi công đức viên mãn, duyên phước đủ đầy thì quả lành sanh về Cực Lạc là điều tất yếu. Cũng có nghĩa là, không phải chúng ta tu 1 đời này là thành Phật đâu. Đạo Phật là tự do giác ngộ nên Đức Phật chẳng hứa hẹn là sẽ ẵm tất cả chúng ta lên Niết Bàn. Phải tự mình tu tập lấy mà tự giác ngộ lấy. Trước khi Niết Bàn, Đức Phật có nói:" Hỡi những kẻ vì hoàn cảnh mà không thể xuất gia thì hãy tinh tấn tu hành. Hãy tự thắp đước lên mà đi.Hãy tìm sự giác ngộ ở chúng các người chứ đừng tìm ở một nơi nào khác". Do đó,,"kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình", có ý nghĩa chúng ta đang đau khổ,buồn phiền do chính chúng ta tạo ra. Do nghiệp chướng, do Tham-Sân-Si-Hận-Ái-Ố-Dục mà ra. Đã là 1 con người thì chí ít chúng ta phải vướng vô 1 thứ trong 7 thứ nêu trên. Nhưng chúng ta phải biết dừng đúng lúc, phải biết làm điều gì để giảm bớt những dục vọng đó. Cho nên,kẻ thù lớn nhất chính là chúng ta ! Nếu diệt được các Tham-Sân-Si, tâm như hư không thì làm gì còn kẻ thù nữa ! Nam Mô A Di Đà Phật !
nguyenquyet
nguyenquyet
Trả lời 15 năm trước
"chính mình"hay nói cách khác là bản ngã, là cái tôi.Ai cũng nghĩ nhất định phải có một cái TÔI nhưng khi chết rồi thì TÔI ở đâu?Chính quan niệm về cái tôi khiến cho con người đau khổ nhất(luôn phải dằn vặt lo âu ,suy nghĩ trăm bề sao cho cái tôi đươc sung sướng).Phật và Bồ tát đã đạt được VÔ NGÃ (không thấy cái tôi nữa),thấy mình và chúng sanh là một cho nên các Ngài rất tự tại và vui vẻ.Chỉ cần bạn chăm chỉ học Phật thì sớm muộn gì ban cũng sẽ chiến thắng được"KẺ THÙ LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI".Bạn vào PHẬT GIÁO.COM tìm hiểu thêm nhé.A MI ĐÀ PHẬT!
nguyenquyet
nguyenquyet
Trả lời 15 năm trước
[quote]Từ bài viết của [b]tamchanh87[/b] "chính mình"hay nói cách khác là bản ngã, là cái tôi.Ai cũng nghĩ nhất định phải có một cái TÔI nhưng khi chết rồi thì TÔI ở đâu?Chính quan niệm về cái tôi khiến cho con người đau khổ nhất(luôn phải dằn vặt lo âu ,suy nghĩ trăm bề sao cho cái tôi đươc sung sướng).Phật và Bồ tát đã đạt được VÔ NGÃ (không thấy cái tôi nữa),thấy mình và chúng sanh là một cho nên các Ngài rất tự tại và vui vẻ.Chỉ cần bạn chăm chỉ học Phật thì sớm muộn gì ban cũng sẽ chiến thắng được"KẺ THÙ LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI".Bạn vào PHẬT GIÁO.COM tìm hiểu thêm nhé.A MI ĐÀ PHẬT![/quote]
ladynhantam
ladynhantam
Trả lời 14 năm trước
Tiên phật Thích ca mô ni phật lâm đàng [blue]Ngày 25-9-1987[/blue] tại Thiện Đức phật đường Ngài từ bi nói : Phật vốn đã trong lòng mỗi chúng ta, duy nhất cần phải nhờ vào chính ta đi khắc phục chính tâm ma của mình. Có như vậy ma vương mới không thể nào xâm nhập vào tâm của ta. Ngài nói ai ai cũng đều có tâm phật, nhưng mà xem mỗi chúng ta, làm thế nào có thể khởi phát tự tính và thiên tính của mình. Nay chư vị hiền sĩ cũng đang tu đạo và bàn đạo, đã thật tâm tu đạo chưa? Nếu có tâm muốn tu đạo, nên thật lòng phát ra ánh sáng của tự tính, ánh sáng đó tự phát từ trong đáy lòng của chư vị. Đó chính là ánh sáng của phật, nó tràn đầy từ bi và yêu thương. Chúng ta sẽ tu dưỡng để thiên tính được bộc lộ tự nhiên. Chư vị phải thật tâm tu hành. Thiên tâm thuộc về bản thể. nếu chúng ta tu hành mà thân, tâm và tính, cả ba thứ đều có thể họp nhất, như vậy mới có thể đạt tới cảnh giới trời, người họp nhất. Cái gì gọi là trời người họp nhất ? Đó tức là thân tâm của chúng ta trong sạch, không ô uế bởi bụi trần, không có chấp nhặt và chướng ngại, như vậy mới có thể cùng Thượng thiên hợp thành một thể, không bị tách rời. Nếu muốn viên mãn, cần phải dùng đến ba thứ hợp nhất : thân, tâm và tính phải bù trừ lẫn nhau, mới có thể tròn vẹn, như là “ tận tâm, tận tính, thiên tâm ”. Chúng ta phải đạt tới cảnh giới viễn mãn mới có thể nhìn thấy tự tính của mình bởi vì mặt trăng đại biểu cho tự tính, nó rất sáng và tròn trịa, đó là tự tính của chúng ta, khi mà nhìn thấy trăng tròn cũng chẳng khác gì nhìn thấy tự tính của chúng ta vậy. Chúng ta nên biết rằng mặt trăng tự nó không thể nào mà phát ra ánh sáng, ánh sáng của mặt trăng là phải nhờ vào ánh sáng của mặt trời soi sáng giúp, do đó mặt trăng và mặt trời đều có quan hệ mật thiết với nhau. Vậy thì mặt trời là đại biểu của cái gì ? Mặt trời do Thượng thiên phóng ra ánh sáng rực rỡ, chiếu sáng cho toàn vũ trụ vạn sự vạn vật. Bản thể của vạn sự vạn vật chính là tự tính, khi mặt trăng tròn chính là tự tính viễn mãn. Nếu khi chúng ta nhìn thấy mặt trời thì có thể nhìn thấy mặt trăng. Chúng ta muốn đạt tới cảnh giới viễn mãn nhất định phải vất vả nhân tâm, tự tính mới có thể sáng tỏ. Tự nhiên biểu lộ ra, thiên tâm thể hiện, tâm ma sẽ lùi. Nay chư vị sống trong trần tục, thân trong trần nhưng tâm xuất trần, chẳng khác gì bông sen mà mọc trong bùn, nhưng không hề hôi tanh mùi bùn, không bị ô nhiễm sự dơ bẩn, đó là sự mong mỏi của Thượng thiên và của các Bồ tát. Nếu Thượng thiên có làm khó ta, rèn luyện ta, khảo nghiệm ta, cũng chỉ mong chúng ta trở thành một miếng ngọc thật đẹp và tốt. Thượng thiên sẽ mang sản phẩm tốt này để hiến cho chúng sinh, nếu làm người mà chưa trãi qua sóng gió, cuộc sống chưa từng va vấp, vậy thì làm sao có kinh nghiệm được, chúng ta hãy xem một miếng sắt, nó làm sao trở thành một miếng thép gang được, nó nhất định phải trãi qua tôi luyện, rèn, nung, nấu, gò, sau đó mới có thể trở thành gang thép. Cũng như thắp nhang mà không có lửa, vậy làm sao có thể tỏa ra mùi hương chứ ? Giống như cũng cùng miếng ngọc, sau khi đã qua tôi luyện điêu khắc, giá trị của nó sẽ khác nhau. Các con giống như miếng ngọc mà Thượng thiên yêu quý, Thượng thiên muốn cứu các con, cần phải qua thử thách khảo nghiệm, nếu tu đạo mà không thử thách thì khó thành đạo. Các con hãy an định tâm tính của mình rồi mới bước vào tham gia đạo lý, có như vậy các con mới hiểu sâu về đạo, lấy chân lý làm nền tảng của ta, sự sống làm người được hiểu thông suốt mọi lý lẽ, các con hiểu rồi sẽ tiến về phía trước, chớ đi ở phía sau. Tu đạo cần phải tinh tấn, cần phải nhờ chính ta đi khai mở một con đường sáng tỏ, tiền đồ của ta thì phải nhờ chính ta đi xây dựng nó, không ai có thể giúp ta được, bởi vì mỗi một chúng ta đều có một tâm linh, tâm tính đó cần phải được dùi mài, xong rồi cần phải gạt bỏ mọi tạp niệm để tâm tính được sáng tỏ hơn. Nay gặp chút khảo nghiệm, nhưng các con chớ nên vì nó mà đứng không vững, sau này các con còn gặp rất nhiều và rất nhiều sóng gió, đợt thử thách này là nhắc nhở các con nên đề phòng cảnh giác, sau này còn có những khảo nghiệm còn lớn hơn nhiều, gặp một đợt thử thách thì tăng thêm sức mạnh cho các con, tăng thêm trí tuệ, tăng thêm sự nhẫn nại để các con có thể tiến trên con đường tu đạo, học đạo được vững vàng hơn. Nếu các con đã có tâm lý chuẩn bị để đón tiếp mọi thử thách trong tương lai sẽ gặp. Nếu các con có tâm tu đạo và bàn đạo, dầu cho gặp bất cứ thử thách gì, đối với các con cũng không ngần ngại bở trong tâm của các con đã có chân lý làm nền tảng,sức mạnh của chân lý đã thúc đẩy các con tiến và vượt qua mọi gian truân bởi vì vạn sự đều do tâm, tâm muốn thì mọi sự đều thành, nếu vô tâm thì việc dễ cũng sẽ thất bại. Hôm nay ta muốn khởi phát tâm của các con, hy vọng các con dùng trí tuệ để xử sự mọi việc viễn mãn và dùng lời nói cùng hành động thể hiện ra, nên nhớ người ta tu đạo quan trọng nhất là cái tâm thành, tâm thành mới phát lòng tin, có lòng tin mới có sức mạnh, lòng tin sẽ thúc đẩy ta tiến trên con đường tu được vững chắc. Nếu như các con tu đạo mà tâm bất chính, tâm không được trong sạch, tâm bị u mê, quá tối tăm, khi gặp thử thách sẽ đứng không vững và mất đi lòng tin. Nếu các con lùi bước không tiến, lúc này dễ bị ma vương quấy nhiễu, bắt đầu sinh ra nhiều nghi vấn, tâm không tịnh nhìn thấy mọi chuyên đều không ưa, tâm bị rối loạn bởi bị ngoại cảnh tác động làm tâm bị loạn. Nếu khi các con gặp tà nên dùng chính niệm,chính khí để xua đuổi tà niệm, bởi tâm ma, tà niệm là một điều đáng sợ nhất, bởi vạn sự do tâm khởi, nếu tâm bất chính, vạn sự đều bị điên đảo. Cho nên cái tâm của mỗi chúng ta nó rất quan trọng, ma của bên ngoài không đáng sợ, ma ở trong lòng mới đáng sợ. Bởi vậy người tu đạo nên phát ra cái tâm chính khí, hoạt bát, cái tâm cởi mở vui vẻ, cuộc sống mới cảm thấy có sự yêu đời, yêu mến mọi người, tình thương đó nó tự phát ra trong đáy lòng, nó vô cùng tận , nó vĩnh viễn không diệt. Hôm nay ta cũng hy vọng rằng, nêu các con đã tìm thấy tự tính của mình rồi, chớ nên làm mất nó, hãy dùng cái tâm đó để thể ngộ vạn sự vạn vật trên thế gian này, tất cả mọi cái đó sau này đều trở thành hư không, nếu các con tu đạo mà không nhìn thấy chân tướng của sự việc, như vậy kiếp này tu đạo sẽ uổng phí. Năm trăm năm về trước, Phật Như Lai ta cũng đã từng nói qua : chúng sinh của mạt kiếp tâm tính rất là mê muội, rất khó độ hóa, bởi do họ đã chấp nhặt quá sâu, vả lại họ nhìn rất là thiển cận, không xa, nhìn không thấu, họ cứ chấp nhặt hình tướng, không có cách nào nhìn thấy chúng sinh đều có tính phật, mọi người đều bình đẳng. Do đó tự tính không thể nào mà phát ra ánh sáng để gạt bỏ những khí đục ở trong thân, chính vì vậy tự tính không thể nào chiếu sáng cho vạn vật. Các con còn chấp nhặt nhiều lắm, chưa buông tha được, sự thật trong lòng chúng đều có rất nhiều sự nồng nhiệt và sự yêu thương vô bờ bến nhưng tại sao chúng ta không khởi phát ra nó, chính vì chúng ta ích kỷ nhiều quá, chỉ nghĩ đến mình mà chưa nghĩ đến chúng sinh, như vậy chúng ta vẫn chưa thể đạt tới tiêu chuẩn tu sĩ của Bạch dương kỳ. Trên con đường tu hành, đôi lúc còn xảy ra sự cô độc lẻ loi, thậm chí không thể nhẫn nại được nữa, thối tâm lùi bước, chán nản là tại sao ? bởi tâm của các con chưa ổn định, duy nhất là phải vất bỏ hết mọi cái trong tâm, các hiền sĩ phải biết rằng : “ Tu đạo là tiến trên con đường vui sướng, không có đau khổ, không có phiền não, không có chấp nhặt “. Cái gì gọi là lạnh ? Lạnh nghĩa là không nóng, người tu đạo cần phải khổ tu khổ luyện, mới có thể đem khí nóng từ trong tâm phát ra, nếu tu đạo mà chưa từng chịu khổ, vậy làm sao có thể ngộ tự tính có khí nóng, bởi các hiền sĩ đối với đạo lý hoàn toàn chưa có hiểu triệt để, chính vì vậy đôi lúc có lo sợ, cho nên hôm nay Phật Như Lai ta muốn các hiền sĩ cần phải chuẩn bị mấy điều sau : 1. Hãy quên hết mọi vui sướng và phiền não, các hiền sĩ hãy tìm về tâm của đứa trẻ, như thế nào các hiền sĩ mới khôi phục tâm của mình như đứa trẻ ? Ta hy vọng các hiền sĩ bất luận chuyện gì hãy nhìn vào chính mình, chớ nên nhìn thấy người khác sai, người khác không đúng . Chúng ta không ngừng phục vụ, chớ hỏi tại làm sao ? Chỉ nên biết rằng chúng ta đã là người tu đạo, đang cố gắng tu học đạo, vì sao mà quên đi chính mình... đến một ngày nào đó tự nhiên ta đã quên đi chính mình và không còn tâm đối đãi nữa, có như thế hiền sĩ mới đạt tới cảnh giới siêu nhân, không còn thấy người ta có những gì xấu nữa, từ đó trong tâm chỉ còn lại viên mãn mà thôi. Nếu như các hiền sĩ làm được điều thứ nhất, không phải là dễ, nhưng mà hiền sĩ làm được đến cảnh giới này, khi gặp khảo nghiệm lớn như thế nào, tâm cũng không thể nào lung lay bởi tâm đã không còn phiền não và khoái lạc nữa. 2. Lúc nào cũng thành tâm sám hối. Làm thế nào mới thành tâm sám hối ? Không phải chúng ta quỳ trước bàn thờ Phật, rồi nói ra những lời không thật lòng, hứa qua loa, đó là sám hối phải không ? Những lời thật lòng sám hối hứa sửa là phải sửa đổi và từ nay không nên vấp nữa, phải nên nhớ ta đã hứa những gì, chớ nên hứa rồi mai quên mất, đã hứa là nhất định phải làm. Thực hiện ra lời nói đi đôi với thực hành, đã sai là phải sửa. 3. Bắt đầu xây dựng phẩm hạnh. Chúng ta làm thế nào mới có thể xây dựng phẩm hạnh cao siêu ? Đó chính là bồi dưỡng khẩu đức tâm đức, công đức và để cho tự tính của chúng ta đạt tới viên mãn. Tâm của chúng ta không còn sanh hận, không còn tâm ghen ghét nữa, càng không còn tâm thị phi. từ đó chúng ta không còn tâm nghi ngờ nữa. 4. Củng cố lại tâm . Tại làm sao có một số người tu hành, đã tu được một nửa rồi mà vẫn còn không giữ được lòng tin với đạo ? ba hồi nóng ba hồi lạnh, chính vì vậy phải củng cố lòng tin của mọi người, đồng thời triệt để đi sâu vào nghiên cứu đạo lý cho thật thấm nhuần, khi chúng ta hiểu đạo rồi mới không còn nghi ngờ Thượng thiên và cũng không còn tâm nghi ngờ bất cứ ai, lúc nào cũng cần nên kiểm điểm lại chính mình. 5. Vất bỏ nhân tâm để cho nguyên thần được sống. Nguyên thần là ở nơi nào ? chính ở nơi tự tính. Làm thế nào mới có thể gạt bỏ nhân tâm để nguyên thần được sống ? nguyên thần ở tại trong tâm của ta. Nó ở chỗ nào ? Khi ta mỉm cườì, đó là nguyên thần mượn miệng chúng ta cười, chúng ta phải vứt bỏ ba thứ độc “ tham, sân, si “ , và ba tâm “ tâm quá khứ, tâm hiên tại, tâm vị lai “, phải khắc phục nó, có như vậy nguyên thần mới có thể sống được, nếu chúng ta làm được vậy là cảnh giới học phật rất cao, người tu đạo thường mỉm cười, chớ coi nhẹ cái mỉm cười này, bởi vì khi chúng ta đón tiếp, chỉ cần họ nhìn thấy ta mỉm cười, đã cảm thấy ta rất là cởi mở, họ nhận thấy rằng chư vị đối với vạn sự vạn vật như thế nào rồi. 6. Hàm dưỡng tốt,hòa nhã với người, không biết so đo. Chư vị hiền sĩ, ta hy vọng mọi người mỗi ngày thức dậy hãy nhìn vào 6 điểm mà ta đã nói ra, hãy dán vào nơi nào dễ xem nhất, một ngày cần phải xem 3 lần, từ tâm tính của ta bồi dưỡng phẩm hạnh, phải bổ sung cho đầy đủ, củng cố lại tự tính của mình, vun bồi cho huệ căn ta được vững chắc, chớ để cho người ta nói ta một chút là đã đổ liền. Ta hy vọng chư vị hiền sĩ sẽ cho Thượng thiên được yên lòng, chớ nên để cho ân sư phật Tế Công ngày ngày phải vì chư vị mà khóc ( phật Tế Công hiện tại đang phụng mệnh giáng phàm truyền Đạo, Đại Đạo chỉ giáng thời này là bạch dương kỳ cho chúng sinh ). Chúng sinh thời mạt kiếp tuy rằng rất khó độ nhưng ta hy vọng chư vị hãy phát tâm từ bi, thật lòng đi cứu độ họ. Chư vị hiền sĩ tự bảo trọng, và đem ánh sáng của tự tính để cho nó tự phát ra ánh sáng, chiếu rọi khắp nơi, và ngày hôm nay ta đây kết duyên vài lời với chư vị, mong hãy ghi nhớ những lời dặn của Như Lai. Phải nhận rõ Phật và ma. Chớ để ma quấy rối tâm của ta. Thôi hẹn ngày tái ngộ.