Việt Nam gia nhập WTO. Nhiều nước sẽ có mối quan hệ với Việt Nam. Văn hóa Việt Nam sẽ được gì? mất gì?

tu
tu
Trả lời 16 năm trước
Việt Nam sẽ có lợi ích gì khi đã là thành viên của WTO ? Mối lợi lớn nhất là các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không còn bị phân biệt đối xử. Việt Nam sẽ bình đẳng bước vào thị trường với 149 nước thành viên khác. Việt Nam sẽ được quyền sử dụng các cơ chế giải quyết của WTO khi có sự tranh chấp thương mại với các quốc gia thành viên khác. Bây giờ hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được bảo vệ trong các cuộc tranh chấp . Điều then chốt là Việt Nam lần đầu tiên được chen chân vào thị trường thế giới với nền tảng khả hữu tốt nhất. Việt Nam có thể cùng với các quốc gia đang phát triển khác áp lực để được giúp đỡ hay cứu xét đặc biệt trong việc áp dụng luật lệ của WTO. Điều này sẽ giúp Việt Nam thêm sức mạnh và điều kiện tốt để cạnh tranh với thế giới. Là thành viên WTO sẽ khiến thị trường Việt Nam được nhìn ở một góc độ khác. Thị trường Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn với giới đầu tư nước ngoài đã quen thuộc với cung cách làm việc của WTO. Họ sẽ đem đến những công nghệ tiên tiến, những thói quen kinh doanh tốt hơn. Những điều này sẽ giúp gia tăng mức sản xuất tại Việt Nam, phát triển thị trường nội địa, tạo công ăn việc làm cho dân chúng. Thị trường nội địa phát triển sẽ cho người tiêu dùng có nhiều chọn lựa hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ không có được trước đó. Là thành viên của WTO Việt Nam sẽ phải thay đổi bộ khung luật lệ thương mại hiện hành. Việc này sẽ tạo nên một môi trường tốt hơn cho các doanh gia Việt Nam, dùng luật chơi mới, cạnh tranh tại sân nhà và quốc tế. Tuân thủ các điều khoản xuyên suốt và tiêu chuẩn của WTO, theo thời gian, sẽ cổ xuý hệ thống pháp trị, một nền kinh tế trong sáng và nếp quản lý tốt hơn. Cũng trong thời gian này, tất cả các thành phần trong nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể sản xuất và cạnh tranh công bằng và biết chuẩn bị kế hoạch kinh doanh dài hạn. Khu vực kinh tế quốc doanh sẽ phải chấm dứt bao cấp. Như thế sẽ thu hút giới đầu tư ngoại quốc nhiều hơn đồng thời phát triển được cả khu vực kinh tế tư doanh. Là thành viên WTO đặt thêm sức ép buộc nhà nước Việt Nam phải sớm cổ phần hóa những cơ sở kinh tế quốc doanh (State owned enterprises, SOEs). Việt Nam sẽ phải từ bỏ độc quyền ở một số công ty nhà nước và chấm dứt mọi hoạt động lạm dụng quyền chức do quan hệ mật thiết giữa các công ty quốc doanh và chính phủ. Hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho 1 đất nước đang phát triển như VN, nhưng cũng đồng thời là thách thức lớn nếu ta chưa có một nội lực đủ mạnh. Chúng ta sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa với các nước phát triển. Nỗi đau tụt hậu, chậm phát triển, thua kém bạn bè quốc tế là không của riêng ai, mà là của toàn thể những con người mang trong mình dòng máu Lạc Hồng trên toàn thế giới. Chúng ta cần nhận thức rõ mối nguy chung này để biến thành những nội lực mạnh mẽ của Việt Nam, trước hết là tinh thần hội nhập, tinh thần đoàn kết; sau là nhiệm vụ phải nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà, song song với việc phát triển văn hóa - xã hội, nhằm tạo nên một mô hình phát triển nhanh, mạnh, hài hòa và bền vững.