Cách khắc phục chứng khó ngủ?

Hiện nay em đang là sinh viên đại học nhưng em thường bị khó ngủ, ngủ không say và thường thức dậy sớm. Hiện tượng này khiến em cảm thấy ban ngày rất mệt mỏi, không tập trung nghe giảng. Em rất lo lắng, xin bác sĩ cho em lời khuyên để khắc phục hiện tượng này?

biet rui
biet rui
Trả lời 14 năm trước

Khó ngủ là một biểu hiện thường gặp ở khá đông bệnh nhân, tuy nhiên, không phải họ đi khám vì khó ngủ mà vì một bệnh khác. Khó ngủ có thể phân chia thành khó ngủ cấp tính và khó ngủ kinh niên. Những người bị khó ngủ cấp tính thường do cảm xúc hay cơ thể thấy căng thẳng, khó chịu hoặc mắc bệnh về tim mạch, dị ứng, đái tháo đường... Đôi khi do môi trường phòng ngủ không thoải mái, ồn ào, nhiều ánh sáng, quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến người bệnh thấy khó ngủ. Khó ngủ kinh niên có nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do mắc bệnh lý nào đó. Trong đó, có đến một nửa số bệnh nhân bị khó ngủ liên quan đến bệnh lý tâm thần. Hiện tại bạn đang là sinh viên, nếu phải thức khuya dậy sớm học thì thường xuyên cũng có thể quen với giờ giấc thức ngủ này nên để tránh khó ngủ lúc bình thường, bạn nên luyện tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục đều đặn mỗi ngày, tránh ánh sáng vào phòng ngủ, đảm bảo môi trường phòng ngủ yên tĩnh, giường ngủ thoải mái, dễ chịu. Có một số điều bạn cần chú ý, không nên đi ngủ ngay sau khi vừa tập thể dục, không nên xem phim kích động trước khi ngủ, không nên sử dụng chất kích thích như rượu, bia hay cafein trước khi ngủ. Nếu không ngủ được trong vòng nửa tiếng sau khi lên giường, bạn nên từ từ trở dậy, làm một việc gì đó nhẹ nhàng rồi trở lại giường ngủ tiếp. Có thể bạn phải làm việc này nhiều lần cho đến khi ngủ lại được. Nếu bị khó ngủ liên tục vài đêm liền, bạn nên đến gặp bác sĩ chứ không nên tự ý mua thuốc ngủ để uống.

TRIỆU KIM LONG
TRIỆU KIM LONG
Trả lời 14 năm trước

Thực tế trong cuộc sống có nhiều nguyên nhân gây ra chứng khó ngủ. Trước tiên mình phải tìm ra nguyên nhân thì mới có thể khắc phục được em ah`! Hiện tượng của em rất có thể liên quan việc học hay không? Em nên làm những việc thư giản vào ban ngày và vận động nhiều cho cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều.

Khi về đêm cơ thể sẽ cần nghĩ ngơi. Em đừng suy nghĩ nhiều và không nên uống cafe vào buổi tôi.

Chúc em mau tìm ra được nguyên nhân và mau lấy lại được trạng thái cân bằng !

Goodluc!

Hoàng Ngọc
Hoàng Ngọc
Trả lời 14 năm trước

Chào bạn!

Bạn có thể chịu khó ngâm chân bằng nước ấm, uống 1 cốc sữa nóng, vận động nhẹ trước khi ngủ...Bạn cũng có thể nhờ bố mẹ hoặc người lớn đến hiệu thuốc bắc mua giúp tâm sen, lạc tiên về uống nhé. Điều quan trọng hơn nữa là nên tìm ra nguyên nhân chính xác của tình trạng mất ngủ như stress, thói quen ngủ muộn, do bệnh lý...Tuy nhiên hầu hết đều xuất phát từ yếu tố tâm lý. Do đó, bạn nên tạo tâm trạng thoả mái và quá lo lắng về chứng mất ngủ của mình.

Chúc bạn mạnh khoẻ, học tập tốt.

Lê Thị Thùy Linh check gia
Lê Thị Thùy Linh check gia
Trả lời 14 năm trước

Cách điều trị mất ngủ tốt nhất là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc (nhất là với trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý kéo dài) nhằm xóa bỏ hoặc làm giảm các yếu tố gây mất ngủ. Cụ thể là:

- Hằng ngày nên tập thể dục đều đặn (nhưng không nên tập nhiều sau 6 giờ chiều), học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần. Không nên sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích. Không nên ngủ ngày nhiều. Nếu bạn buồn ngủ nhiều vào ban ngày, hãy tạo môi trường làm việc có đủ ánh sáng và sự kích thích để tránh cảm giác đó.

- Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ... Phòng ngủ không nên dùng cho các công việc khác; khi đã vào phòng này thì không nên đọc sách hoặc xem tivi. Tránh tối đa hiện tượng môi trường phòng ngủ không thoải mái (vợ chồng cãi nhau, gọi điện thoại trao đổi công việc, thuyết phục khách hàng...).

- Tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ. Ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ.

- Vào mỗi buổi tối, nên dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, tìm cách giải quyết những vấn đề mình còn quan tâm, lo lắng. Tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ. Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho việc này. Trước đó, nên tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.

- Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ. Không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ.

- Khi tỉnh dậy buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.

Người bị mất ngủ có thể phải dùng thuốc trong các trường hợp sau:

- Điều trị các bệnh là nguyên nhân gây mất ngủ: Ví dụ, những người bị mất ngủ do đau xương khớp được cho dùng thuốc chữa thoái hóa khớp hoặc thuốc giảm đau. Việc điều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân có lại được giấc ngủ bình thường.

- Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân: Những người này được dùng thuốc gây ngủ. Nhóm thuốc benzodiazepine (Seduxen, Valium) có tác dụng phụ là gây buồn ngủ ban ngày, người cao tuổi dùng nó dễ bị ngã. Vì vậy, tốt nhất là dùng nhóm khác, chẳng hạn như zolpidem (Stilnox). Tốt nhất là kết hợp dùng thuốc và thực hiện các biện pháp không dùng thuốc đã nêu trên.

ThS Nguyễn Quang Bảy, Sức Khỏe & Đời Sống