Có ai biết về sốt siêu vi không cho mình biết triệu chứng và thuốc đặt trị ko.

Hic 3 ngày rồi, cứ tối đến là người sốt lên, đau đầu, đau nhức hết người, ho và sổ mũi sơ sơ nữa. Mấy chị trên công ty nói mình bị sốt siêu vi. Mình ko biết đó có phải là triệu chứng của sốt siêu vi ko nhỉ. Hic hic đang yên đang lành.

Huyentrinh
Huyentrinh
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn, sốt siêu vi là chẩn đoán thường thấy khi vài ngày đầu trẻ bị sốt mà chưa xác định chính xác trẻ mắc bệnh gì. Sốt siêu vi cũng có thể là sốt xuất huyết, cũng có thể là viêm hô hấp hay 1 số bệnh do siêu vi trùng khác. Do đó, thường bác sĩ hẹn bệnh nhân khám lại hay làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác bé bệnh gì và bệnh này thường sẽ tự khỏi trong vòng 5-7 ngày.

Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo,…

Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…

Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng, không có máu, chất nhày.

Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.

Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.

Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:

Hạ sốt: Thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần.

Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.

Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.

Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.

Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

Phải đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi bị ốm, không nên đến trường.

Nguyễn Phương Lâm
Nguyễn Phương Lâm
Trả lời 13 năm trước

Hic hic tớ 22t rùi ko phải là trẻ nữa.

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Đây là một bệnh dễ lây lan, nhất là trong môi trường lao động, sống chung nhiều người. Bệnh thường lây truyền qua đường muỗi chích, dịch tiết (nước bọt, nước mũi...). Bệnh mới đầu chỉ là sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, tay chân; sau 2 –3 ngày mới phát ban đỏ rực toàn thân nên nhiều người lầm tưởng là bệnh cảm, tự mua thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm về uống. Khi thấy bệnh không khỏi hẳn họ mới đến bệnh viện. Tuy nhiên, việc điều trị tự ý như vậy sẽ dẫn đến những biến chứng do thuốc gây ra cũng như những biến chứng của bệnh. Uống nhiều thuốc kháng sinh sẽ dẫn tới lờn thuốc, uống thuốc kháng viêm nhiều điều trị không đúng bệnh sẽ gây đau bao tử. Những biến chứng của bệnh là viêm họng mủ, viêm phế quản. Ở trẻ nhỏ nếu để sốt cao quá sẽ bị co giật. Sốt cao hay bị mất nước nếu không bổ sung kịp thời dễ dẫn tới suy thận. Nặng hơn sẽ bị sốc nhiễm trùng (mạch đập nhanh, khó thở, tay chân lạnh, huyết áp tụt), khi ở trong tình trạng nguy kịch này bệnh nhân dễ bị tử vong.

Bác sĩ Hòa khuyên: Khi mắc bệnh người bệnh nên nghỉ ngơi, ở nơi thoáng mát, ăn đồ dễ tiêu, cách ly với những người xung quanh. Nếu bệnh nhẹ cũng không nên đi làm, không đến nơi đông người để hạn chế nguy cơ lây lan. Đặc biệt khi thấy những biểu hiện của bệnh không được tự ý điều trị mà phải đến các bác sĩ chuyên khoa, để tránh những biến chứng sau này.