Người mệt mỏi và sốt về chiều tối

Hôm nay là hôm thứ 5 mình có biểu hiện này. Hôm đầu tiên, mình đi học thêm vào buổi tối. Vừa đến lớp là người thấy mệt mỏi và đau đầu, rồi sốt, mình có uống viên sủi hạ sốt lúc sau thì đỡ. Mấy hôm tiếp theo cứ khoảng từ 6h chiều đến 8h tối là mình thấy mệt, và lại sốt nhưng không đau đầu. Mình không uống thuốc mà nó tự trở lại bình thường.

Mình không biết là bị làm sao, tìm trên mạng thì thấy mọi người chủ yếu nói về bệnh lao nhưng mình không bị ho hay các triệu chứng khác. Sức khỏe mình hơi kém nên hay đi khám, giờ nghĩ đến bệnh viện là chán nên không muốn đi.

Bạn nào biết thì giải đáp hộ mình!

pq
pq
Trả lời 12 năm trước

Chào bạn

Sốt về chiều hay do bệnh phổi, lao vì vậy bạn nên tới bệnh viện khám đi, bệnh này cần điều trị dứt điểm, ko đc để lâu, ngoài ra cũng có thể do bạn viêm nhiễm gì đó trong cơ thể.

Nếu bạn sốt do cảm cúm, chắc chắn sẽ có ho và sổ mũi. Sốt do thương hàn thì không kèm hai triệu chứng này mà có đặc điểm là sáng mát, chiều nóng, sốt tăng dần.

Sốt là khi nhiệt độ cơ thể trên 37,5 độ C. Đây là một dấu hiệu thường gặp của rất nhiều bệnh, cần nhận ra ngay để điều trị kịp thời.

Sốt do cảm cúm

Cảm và cúm là hai bệnh riêng biệt, nhưng có nhiều triệu chứng giống nhau là sốt, ho, sổ mũi, nhức mình mẩy, mệt mỏi. Trong đó, ho và sổ mũi là hai triệu chứng bắt buộc phải có. Nếu không thì không phải là cảm, cúm.

Nhiều người thấy mệt hay chóng mặt cũng tự cho mình là bị cảm, cúm rồi tự mua thuốc uống, làm vã mồ hôi càng mệt thêm. Các thuốc cảm, cúm thật ra chỉ chữa được những triệu chứng khó chịu như sốt, ho, sổ mũi chứ không diệt được virus trong khi bệnh do virus gây ra và tự khỏi sau 3-7 ngày. Chỉ khi có bội nhiễm vi khuẩn mới cần dùng kháng sinh.

Cảm thường xảy ra khi cơ thể bị nhiễm lạnh, mưa, nóng đột ngột và không lây. Trái lại, bệnh cúm rất hay lây thành dịch.

Sốt do thương hàn

Triệu chứng của bệnh này là chỉ có sốt mà không có ho và sổ mũi. Sốt trong bệnh thương hàn có điểm đặc biệt là sáng mát, chiều nóng, ngày một tăng dần. Sau một tuần, sốt lên đến 40 độ C nhưng mạch lại rất chậm. Thường trong các bệnh nhiễm khuẩn, nếu sốt 40 độ C thì mạch tương ứng 120 lần/phút, nhưng sốt thương hàn thì mạch khoảng 80-90 lần/phút. Bệnh nhân thường nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, sờ ấn bụng vùng hố chậu phải nghe tiếng ọt ọt rất đặc biệt.

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh này là thủng ruột. Vì vậy, nếu nghi sốt do thương hàn thì phải nhập viện làm xét nghiệm để chẩn đoán xác định và có chỉ định dùng thuốc đặc hiệu.

Sốt xuất huyết

Bệnh dễ nhận ra bởi 3 dấu hiệu sau đây: sốt xuất huyết, đau bụng, gan to và đau. Bệnh nhân thường đột ngột sốt cao 39-40 độ C, xuất huyết dưới da (nốt xuất huyết) hoặc tiêu hóa, chảy máu chân răng. Gan to, đau (sờ dưới hạ sườn phải có một khối, ấn tới đau).

Cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết khi trẻ đột nhiên sốt cao, sốt liên miên, uống thuốc hạ sốt thấy bớt rồi sốt lại, không ho, không sổ mũi, đặc biệt là đau bụng. Nhưng nếu trẻ đau bụng mà không sốt thì không phải là sốt xuất huyết mà có thể đau bụng giun.

Sốt do viêm họng

Bất cứ trẻ em nào sốt cao cũng cần khám họng, nhất là sốt cao đột ngột. Nhìn vào họng sẽ thấy hai amidan sưng to, đỏ, lấm tấm trắng. Nếu có màng trắng dính chặt trên đó, phải nghĩ đến bệnh bạch hầu và cần đưa đến bệnh viện cấp cứu. Khi có sổ mũi kèm theo thì đó là viêm họng do virus, không cần uống kháng sinh mà chỉ dùng thuốc hạ sốt và súc miệng bằng nước sát trùng. Tuy nhiên, cần theo dõi sự bội nhiễm vi khuẩn, nếu có phải dùng kháng sinh.

Sốt do bệnh sởi

Khác với sốt xuất huyết, trẻ bị sởi sốt cao liên miên, kèm với ho và sổ mũi, mắt lem nhem. Hai mặt trong của má nếu có những hạt trắng nhỏ như hạt gạo (dấu hiệu Koplick) thì có thể chắc chắn trẻ sẽ phát ban sởi. Bệnh này do virus, rất hay lây và cũng tự nhiên khỏi sau một tuần.

Thuốc kháng sinh không diệt được virus nhưng ngừa được những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi như viêm tai giữa, phế quản phế viêm, viêm phổi... Trẻ chỉ hết sốt hẳn sau khi ban nổi khắp người. Nếu đã phát ban mà vẫn còn sốt nghĩa là có biến chứng.

Nếu đúng là trẻ mắc bệnh sởi thì sau 4 ngày sẽ có phát ban dù uống thuốc hạ sốt hay không. Còn nếu không nổi ban thì trẻ đã mắc bệnh khác chứ không phải sởi.

Sốt do viêm màng não

Cần nghĩ ngay đến bệnh này khi trẻ sốt, nhức đầu, ói mửa. Thử gập cổ trẻ vào ngực, nếu gập không được hoặc trẻ lộ vẻ đau đớn (dấu hiệu cổ cứng) thì nhiều khả năng là viêm màng não. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, dấu hiệu thóp trước phồng cũng rất quan trọng để nhận ra viêm màng não. Phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để lấy nước não tủy xét nghiệm tìm nguyên nhân và có cách điều trị đúng.

roi biet
roi biet
Trả lời 12 năm trước

Chắc bạn ko phải bệnh lao đâu, biểu hiện bệnh lao cũng phải ho chứ?

TRIỆU CHỨNG BỆNH LAO PHỔI

Lao phổi là bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn lao gây nên. Người lao phổi có các triệu chứng như sau:

1. Triệu chứng lâm sàng


a. Triệu chứng về hô hấp
:

- Các triệu chứng quan trọng nhất là: ho, khạc đờm, ho máu.

- Các triệu chứng khác là: đau ngực, khó thở, có tiếng rên khu trú ở một vùng của phổi v.v...

Ho là triệu chứng phổ biến của mọi bệnh phổi cấp hoặc mạn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân: viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, lao, ung thư phổi v.v...

Mọi bệnh nhân ho trên 3 tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi dùng thuốc kháng sinh không giảm ho phải nghĩ đến do lao phổi.

Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thế do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm. Do vậy nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh triệu chứng khạc đờm không giảm thì mọi bệnh nhân có triệu chứng ho khạc trên ba tuần phải nghĩ đến do lao phổi.

Ho khạc đờm là những đấu hiệu hay gặp nhất trong các dấu hiệu quan trọng gợi tới chẩn đoán lao phổi.

Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp. Nguyên nhân gây ho ra máu rất nhiều từ các bệnh phổi - phế quản (viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, ung thư phổi, phế quản v.v...) đến các bệnh ngoài đường hô hấp như bệnh tim mạch (suy tim, tăng huyết áp...), bệnh toàn thân (rối loạn đông máu, chảy máu, thiếu hụt vitamin C...).Tuy nhiên do có thể gặp với tỷ lệ cao trong lao phổi nên những ng­ời ho ra máu phải kiểm tra có lao phổi không.

b. Triệu chứng toàn thân:

Các triệu chứng toàn thân quan trọng nhất là: gầy, sút cân, sốt, ra mồ hôi.

Các triệu chứng toàn thân khác là: chán ăn, mệt mỏi v.v...

Gầy, sút cân là triệu chứng gặp ở số đông người lao phổi. Những bệnh nhân gầy, sút cân không có nguyên nhân rõ ràng không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS v.v... có các triệu chứng hô hấp như­ trên đã nêu phải nghĩ tới do lao phổi.

Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều.

Những người có triệu chứng sốt như trên, có các triệu chứng về hô hấp: ho, khạc đờm, ho ra máu.v.v.... phải nghĩ tới do lao phổi.

Ra mồ hôi là triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong lao phổi ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường gọi là ra mồ hôi trộm ởtrẻ em triệu chứng này dễ nhận thấy nhất.

Nếu bệnh nhân gầy sút cân, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm kèm theo có các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi... phải chú ý có thể đó là do lao phổi.

Mức độ quan trọng khác nhau của các triệu chứng lâm sàng của lao phổi được sắp xếp theo bảng dưới đây (bảng 3).

Các triệu chứng lâm sàng của lao phổi

Triệu chứng hô hấp Triệu chứng toàn thân
Các triệu chứng quan trọng Ho+++ Khạc đờm+++ Ho ra máu++ Gầy sút cân++ Sốt về chiều++ Ra mồ hôi trộm++
Các triệu chứng khác Đau ngực+ Khó thở+ Các tiếng rên khu trú ở một vùng phổi+ Chán ăn+ Mệt mỏi+

Những bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng như trên cần được cho làm xét nghiệm đờm, thử nghiệm tuberculin, chụp X-quang phổi.

2. Triệu chứng thực thể

- Đối với lao phổi: nghe thấy các tiếng bất thường ở phổi.

- Đối với lao ngoài phổi: làm các xét nghiệm như sinh thiết hạch, chụp cắt lớp ...

Phan Thông An Khương
Phan Thông An Khương
Trả lời 12 năm trước

Di khám sớm cho chắc ăn

Tuân
Tuân
Trả lời 9 năm trước

Truy cậpwebsite

www.nguyenthanhthai.com

Để xem hướng dẫn bấm huyệt tự trị bệnh, bạn nhé.

phương pháp này hay và hiệu quả lắm

Trả lời 7 năm trước
hôm nay cũng là ngày t4 mình bị sốt rồi. sốt trưa sốt chiều sốt đêm nhưng từ hôm đấy đến nay mình chỉ uống có 2 viên thuốc hạ sốt. đến sáng hôm nay thì có triệu chứng đau mắt đỏ nữa.làm sao đây ? giúp mình với, cảm ơn mọi người.
Anh Trần
Anh Trần
Trả lời 4 năm trước

mình có hôm tự dưng sốt cao xong sau đấy uống hạ sốt lại hết. hạ sốt cấp tốc ấy. ng ko mệt mà nó tự dưng lên cơn sốt vậy thôi

Minh Nguyen
Minh Nguyen
Trả lời 4 năm trước

nếu mà không có dấu hiêu rõ ràng mà hay bị lặp lại nhiều lần như thế thì nên đi gặp bác sĩ cho yên tâm bạn ạ, chứ đoán cũng ra được chính xác bệnh đâu bạn ạ.

Linh
Linh
Trả lời 4 năm trước

nếu ko chắc chắn bệnh gì thì nên đi khám đi bạn

Xuân Ngọc
Xuân Ngọc
Trả lời 4 năm trước

chắc là do thay đổi thời tiết thôi bạn nên mới như thế đấy