Hướng dẫn sử dụng Tiếng Việt Canon PowerShot SD750 / IXUS 75 / IXY 90

Hướng dẫn sử dụng Tiếng Việt Canon PowerShot SD750 / IXUS 75 / IXY 90 [quote]http://www.lebaominh.com.vn/data/items/1812/HDSD%20IXUS70-75.pdf [/quote]
Ngô Tiến Dũng
Ngô Tiến Dũng
Trả lời 15 năm trước
[):D(]
nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn!

Mình google được bài viết này. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn:

Canon Powershot là dòng máy ảnh phổ thông nên cơ chế hoạt động khá đơn giản, dễ sử dụng, với nhiều chức năng tự động. Tuy vậy, vẫn có một số tính năng, nếu biết cách khai thác tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng kỹ thuật của những bức ảnh được chụp ra.

Đầu tiên là tính năng bù trừ sáng (Exposure Compensation), một trong những tính năng mà những người chụp nghiệp dư thường ít khi sử dụng đến.
Trên tất cả các máy ảnh tự động bao giờ cũng có một bộ phận gọi là bộ phận đo sáng. Bộ phận này đo điều kiện ánh sáng trong khuôn hình ta muốn chụp và đưa ra các tham số cần thiết cho máy ảnh (tốc độ chụp, độ mở của ống kính) trước khi việc chụp được thực hiện. Tuy nhiên, nguyên tắc hoạt động của bộ phận này cũng giống như một chiếc máy tính, nên trong một số tình huống cụ thể, nó sẽ dễ bị "đánh lừa". Bù trừ sáng sẽ giúp người chụp giải quyết được phần nào vấn đề này.
Một ví dụ thường gặp nhất là khi chụp một vật nào đó mà phía sau vật này có một nguồn sáng rất mạnh (thường gọi là chụp ngược sáng), rất dễ xảy ra tình trạng người hoặc vật định chụp sẽ bị tối đen trong các bức ảnh in ra. Để xử lý việc này, ngoài cách sử dụng Flash, người chụp còn có thể nhờ cậy đến tính năng bù trừ sáng.

Phím chỉnh độ sáng trên máy ảnh
Phím bù trừ sáng.

Sau khi chọn tính năng này, trên màn hình của những chiếc máy ảnh Canon Powershot sẽ hiện ra một thanh với các mức độ khác nhau. Hãy di chuyển vị trí của con trỏ đến +1 rồi +2 và chụp thử lại một lần. Bạn sẽ thấy vật định chụp sáng hơn và các chi tiết hiện ra rõ ràng hơn. Hãy thử lại với các giá trị -2 và -1 rồi so sánh các kết quả với nhau, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tính năng này. Khi bạn cộng thêm, người ta gọi là "bù sáng", còn khi bạn trừ đi, người ta gọi là "trừ sáng".
Một số người chụp chuyên nghiệp thường để trừ sáng cố định ở vị trí -1/3 hoặc -2/3. Đây là một cách để giúp màu sắc trong bức ảnh có sự tương phản cao hơn. Tốt nhất là trước khi chụp trong một môi trường nhất định nào đó, bạn hãy sử dụng tính năng bù trừ sáng, chụp một vài kiểu cho đến khi cảm thấy ưng ý. Sau đó, giữ nguyên thông số vừa thiết lập rồi tiến hành chụp tiếp. Một điều cần lưu ý là nếu chụp trong nhà, việc trừ sáng có thể làm cho các bức ảnh tối đi.
Bên trái là ảnh không trừ sáng, bên phải là ảnh trừ sáng.

Trong ảnh: bên trái là ảnh không trừ sáng, bên phải là ảnh trừ sáng.

Trong ảnh: bên trái là ảnh không trừ sáng, bên phải là ảnh trừ sáng.

Kỹ thuật chụp lia máy (panning) nếu biết sử dụng cũng sẽ rất hữu ích khi chụp ảnh các phương tiện đang tham gia giao thông hoặc các vật thể chuyển động nhanh.
Giả sử bạn đang đứng trên vỉa hè một con phố nào đó và nhìn sang vỉa hè phía bên kia. Lúc này con phố và góc nhìn của bạn tạo thành 2 trục vuông góc với nhau. Hãy quay về bên phải (hoặc trái tuỳ theo chiều đường) một góc khoảng 45 đến 60 độ và chuẩn bị sẵn sàng. Khi chủ thể bạn định chụp bắt đầu nằm gọn trong khuôn hình, hãy lia máy đi theo chủ thể đó theo phương nằm ngang. Khi bạn quay gần về đến vị trí ban đầu, hãy bấm máy.
Các máy Canon Powershot có một tính năng giúp bạn có thể thực hiện việc này dễ dàng hơn. Khi đang ở chế độ chụp, hãy ấn nút "Menu" và tìm mục "AF Mode". Có 2 lựa chọn là "Single" và "Continuous", bạn hãy chọn "Continuous".

Khi chụp lia máy, chủ thể cần chụp vẫn nét mà con phố xung quanh bị mờ đi.
Khi chụp lia máy, chủ thể cần chụp vẫn nét mà con phố xung quanh bị mờ đi.

Chế độ Single dùng để chụp các vật tĩnh. Khi bạn giữ 1/2 nút chụp, máy sẽ tự động ghi nhớ khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể ở điểm lấy nét (thường là điểm chính giữa) và thông tin này được "khóa" lại. Nếu như bạn vẫn giữ 1/2 nút chụp và lấy lại khuôn hình khác (chẳng hạn lia máy theo chủ thể), ảnh sẽ không nét vì khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể lúc này thay đổi do ta lia máy theo. Nếu như bạn thả tay ra và giữ lại 1/2 nút chụp, máy sẽ mất thời gian để lấy nét lại, lúc đó thì chủ thể đã đi qua mất rồi.

Đối với chế độ Continuous, khi bạn giữ 1/2 nút chụp, hãy giữ cho chủ thể nằm trong điểm lấy nét ở chính giữa khung hình và lia máy theo chủ thể. Lúc này máy sẽ "khóa" chủ thể lại và liên tục đo khoảng cách giữa máy và chủ thể, tự động điều chỉnh lấy nét. Kết quả là, trong các bức ảnh chụp được, chủ thể vẫn nét còn con phố xung quanh thì mờ đi.
Trong bức ảnh bên trái, người chụp đã kết hợp độ nhạy sáng cao với công nghệ chống rung. Ảnh bên phải, người chụp để máy ở độ nhạy sáng thấp và sử dụng đèn flash.

Kết hợp độ nhạy sáng khi chụp ảnh
Trong bức ảnh bên trái, người chụp đã kết hợp độ nhạy sáng cao với công nghệ chống rung.
Ảnh bên phải, người chụp để máy ở độ nhạy sáng thấp và sử dụng đèn flash.

Bên cạnh đó, với các loại máy ảnh Canon PowerShot, nếu biết tận dụng chức năng chống rung và độ nhạy sáng cao, bạn cũng có thể chụp được những bức ảnh đẹp trong điều kiện ánh sáng yếu mà không phải sử dụng đèn Flash.
Đầu tiên, hãy chỉnh độ nhạy sáng (ISO) trên máy lên mức cao nhất có thể. Tiếp theo, bật chức năng chống rung. Khi đang ở chế độ chụp, ấn nút "Menu", tìm mục "IS Mode" và chọn "On" hoặc "Continuous". Sau đó, hãy tắt đèn Flash đi và chụp. Khi so sánh bức ảnh chụp theo cách như trên với bức ảnh chụp khi sử dụng đèn Flash, bạn sẽ thấy trong bức ảnh chụp với đèn Flash, ánh sáng gắt hơn và màu sắc không thật bằng.