Mua máy ảnh nên mua loại nào Canon A590 hay Canon A720 hay Nikon Coolpix P50 hay Nikon Coolpix P60

em dang tinh mua may chup hinh ma khong biet nen lay con nao, bac nao biet thong tin thi giup em voi, em xin cam on cac bac nhieu!! em khong biet nen lay canon A 590, A 720 hay nikon P 50, P 60
Trả lời 15 năm trước
Nếu thíc canon thì chọn Máy ảnh Canon A720 IS Ưu điểm: Dễ sử dụng, màn hình LCD 2.5 inches, có chế độ phơi sáng chỉnh tay, ảnh chụp đẹp Nhược điểm: Kích thước lớn, ảnh chụp ở độ nhạy sáng ISO cao cho chất độ nhiễu lớn, tốc độ chụp chậm khi bật flash. Chiếc 720IS có rất nhiều điểm giống với chiếc A710IS, ống kính 35-210mm, f/2.8-4.8, có bộ cân bằng ảnh quang học, và màn hình LCD 2.5 inch. Máy có trọng lượng đến 200g, nhẹ hơn chiếc A710IS 10g. Về thiết kế bên ngoài, chiếc A720 không có sự khác biệt rõ ràng nào so với chiếc tiền nhiệm A710, với thiết kế khá tiện dụng cho người dùng, nhưng lại hơi to về mặt kích cỡ. Tuy nhiên, chiếc A720IS sử dụng bộ cảm biến và xử lý ảnh mới và tốt hơn so với chiếc A710IS. Bộ cảm biến CCD 8-megapixel có khả năng nhạy sáng lên đến ISO 1600, trong khi của chiếc A710IS chỉ là 800. Máy sử dụng bộ xử lý ảnh Canon Digic III, phiên bản nâng cấp của bộ cảm biến Digic II với khả năng nhận diện khuôn mặt và tự động điều chỉnh độ phơi sáng. Đây là những tính năng rất hữu ích khi chụp ảnh chân dung hay chụp người. Ngoài tính năng được nâng cấp này ra, có lẽ chiếc A710IS đã hoạt động quá tốt vì vậy mà chiếc A720IS không cần nhiều thay đổi khác. Một số tính năng quen thuộc có thể thấy ở chiếc A720IS như điều chỉnh độ phơi sáng thủ công, các chế độ chụp như Program, ưu tiên tốc độ trập, ưu tiên độ mở, v.v... Giống hầu hết các dòng máy Canon PowerShot A-series, chiếc A720 IS hoạt động khá nhanh khi không sử dụng đèn flash. Máy khởi động và chụp bức ảnh đầu tiên sau 1.4 giây, và trong điều kiện tắt đèn flash, thời gian chụp giữa các bức ảnh là 1.8 giây. Nhưng khi sử dụng đèn flash, tốc độ hoạt động của máy đem lại khá nhiều thất vọng, sau khi chụp bức đầu tiên, phải mất 4.3 giây để chụp bức ảnh tiếp theo. Cửa trập hoạt động tương đối hiệu quả, độ trễ mở cửa trập là 0.5 giây khi ở điều kiện ánh sáng tương phản cao và 1.2 giây khi ở điều kiện tương phản thấp. tốc độ chụp liên tục là 1.4fps, khá nhanh với một chiếc máy ảnh kỹ thuật số. Với bộ cảm biến CCD 8 megapixel, khả năng zoom quang 6x, chất lượng ảnh chụp của chiếc A720 IS rất tốt, đặc biệt khi được chụp ở độ nhạy sáng thấp, ảnh chụp ở mức ISO 200 hoặc thấp hơn khá tươi tắn và rõ nét. Khi chụp ảnh ở mức ISO 400, bạn có thể thấy ảnh bị nhiễu khi xem trên màn hình máy tính, mặc dù vậy vẫn có thể sử dụng tốt khi in bức ảnh đó. Ở mức ISO 800, máy cho chất lượng ảnh rất nhiễu và gần như không thể sử dụng được. Và chắc hẳn bạn có thể đoán được chất lượng ảnh sẽ ra sao khi được chụp ở mức ISO 1600. Trông giống như một bức tranh sơn mài vậy. Tuy vậy, tính năng cân bằng trắng của máy cho chất lượng ảnh đáng ngạc nhiên khi được chụp ở điều kiện ánh sáng tốt. Khi chụp các đoạn văn bản hay vải, bạn vẫn có thể nhìn rất rõ các chữ trên tờ giấy hay các họa tiết trên miếng vải. Khi chụp ảnh với đèn Flash, tốc độ chụp rất chậm, vì vậy bạn có thể tăng mức ISO lên 800, mặc dù điều này có thể khiến ảnh bị nhiễu khá nhiều. Có thể nói, nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy ảnh chụp tốt, khả năng zoom quang học cao, giá vừa phải và không quan tâm đến kích cỡ thì A720 IS có thể đáp ứng được yêu cầu của bạn.
Giấc mơ
Giấc mơ
Trả lời 15 năm trước
Bạn định đầu tư cho máy ảnh bao nhiêu tiền nếu ít tiền mà muốn chất lương tốt thì mua canon A720 còn thích Nikon và nhiều xiên hơn thì sắm Nikon P60. [b]Canon PowerShot A720 IS - tiền ít, chất lượng cao[/b] Canon PowerShot A720 IS, bản sao của A710 IS, vẫn có tốc độ hoạt động khá nhanh và chất lượng ảnh rất cao khi chụp ở mặc định độ nhạy sáng thấp. Giống như Panasonic, Canon cũng là hãng máy ảnh luôn nắm rõ và thực thi một cách triệt để nguyên tắc "không nên sửa những gì chưa hỏng". Đó chính là lý do, PowerShot A720 IS không có nhiều thay đổi so với A710 IS, dòng máy đã từng gây ấn tượng mạnh mẽ vào năm ngoái, với thiết kế gọn gàng và chất lượng ảnh cao. Thiết kế và tính năng Với rất ít những thay đổi cả về thiết kế lẫn tính năng, A720 IS như là một người em sinh đôi của A710 IS. Cả hai chiếc camera đều sở hữu ống kính có dải tiêu cự 35 - 210 mm, tương đương zoom quang 6x, khẩu độ f2,8 - f4,8. Hệ thống ổn định ảnh quang và màn hình LCD 2,5 inch cũng giống nhau hoàn toàn. Các phím điều khiển của A720 IS được thiết kế lớn, dễ bấm và có cách bố trí khá giống với ở bậc tiền bối. Có thể nói, chi tiết dễ nhận thấy nhất, có thể dùng để phân biệt hai model với nhau chính là đường rãnh dành cho tay cầm. Ở A710 IS, đường rãnh này được tráng cao su, còn ở sản phẩm mới thì không. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể nhìn lướt qua là có thể phân biệt được hai model này với nhau, dẫu cho chúng gần như giống nhau hoàn toàn. Về cơ bản, những thay đổi duy nhất của A720 IS so với A710 IS về mặt tính năng là cảm biến và bộ xử lý ảnh mới. Cảm biến CCD có độ phân giải 8 Megapixel của A720 IS có độ nhạy sáng tối đa ISO 1.600, trong khi mức ISO cao nhất của A710 IS chỉ là 800. Model mới cũng được trang bị bộ xử lý ảnh Digic III của Canon, thay vì Digic II như bậc tiền bối. Đặc biệt, A720 IS còn sở hữu tính năng tự động lấy nét và tự động điều chỉnh độ phơi sáng dựa vào cơ chế dò tìm mặt, một tính năng rất hữu ích khi chụp ảnh chân dung hoặc ảnh gia đình. Ngoài hai sự nâng cấp kể trên, gần như A720 IS là một bản sao của A710 IS. Rất may là A710 IS có chất lượng hoạt động khá cao, nên A720 IS cũng không cần phải thay đổi quá nhiều. Giống như đời trước, chiếc camera mới với dáng hình mập mạp này đề cao tính năng hơn là kiểu dáng, khi những phím điều khiển được thiết kế khá lớn, dễ bấm, trên một thân hình chắc chắn, cứng cáp. Trọng lượng của A720 IS vẫn khá nặng (200 gram), chỉ nhẹ hơn 10 gram so với A710 IS. Giống như người anh của mình, A720 IS được trang bị một loạt những lựa chọn về chỉnh tay độ phơi sáng, bao gồm các chế độ program, ưu tiên độ mở, ưu tiên màn trập và chỉnh tay hoàn toàn, có thể dễ dàng lựa chọn thông qua một phím xoay ở mặt trên máy. Hoạt động Giống như hầu hết những chiếc máy ảnh Canon PowerShot dòng A, chiếc A720 IS này hoạt động với tốc độ khá nhanh khi không bật flash. Chỉ 1,4 giây sau khi bật, máy đã chụp xong bức ảnh đầu tiên. Sau đó, tốc độ chụp trung bình của máy là 1,8 giây/bức ảnh với điều kiện không sử dụng đèn flash. Nếu bật flash, khoảng thời gian chờ trung bình giữa hai lần chụp lên tới 4,3 giây. Tốc độ phản ứng của màn trập cũng khá nhanh, khi chỉ mất 0,5 giây màn trập đã đóng trong trường hợp khung cảnh chụp có độ tương phản cao. Nếu chụp trong điều kiện ánh sáng mờ, độ tương phản thấp, thời gian đóng cửa màn trập tăng lên 1,2 giây. Trong chế độ chụp liên tiếp, A720 IS có thể chụp được 15 bức ảnh trong vòng 10,8 giây, đạt tốc độ trung bình 1,4 khung hình/giây. Chất lượng ảnh Những bức ảnh chụp bởi A720 IS có chất lượng khá cao, đặc biệt là những bức chụp ở mặc định độ nhạy sáng thấp. Với mức ISO từ 200 trở xuống, các chi tiết trong ảnh hiện lên khá rõ ràng, sắc nét, với rất nhiều các chi tiết nhỏ. Đến ISO 400, những bức ảnh chụp được sẽ bắt đầu xuất hiện nhiễu khi xem trên màn hình máy tính, nhưng khi in ra, chất lượng ảnh vẫn rất tốt. Tại ISO 800, các chi tiết nhiễu đã hiện rõ trong những bức ảnh in cỡ lớn, nhưng vẫn ở mức có thể chấp nhận được. Đến ISO 1.600 thì lượng nhiễu tăng vọt, khiến cho bức ảnh in ra không thể sử dụng được. Dẫu vậy, nếu đặt trong bối cảnh chung là hầu hết những chiếc máy ảnh số du lịch hiện nay đều không thể chụp được những bức ảnh chất lượng cao ở ISO 1.600, thì người dùng cũng không thể phàn nàn quá nhiều về điều này ở A720 IS. Trường màu sâu rộng và khả năng cân bằng trắng tốt đã góp phần mang lại chất lượng ảnh tuyệt hảo cho chiếc camera này. Cả những dòng chữ và những bề mặt nhỏ đều hiện lên rất rõ ràng và đầy đủ chi tiết. Những tua diềm cũng xuất hiện chút ít ở những mép hình không phải màu vàng hoặc màu trắng, dù cho điều đó không ảnh hưởng nhiều lắm đến chất lượng bức ảnh. Nói chung, nếu chỉ chụp ở ISO 400 hoặc thấp hơn, A720 IS luôn đảm bảo mang lại những bức ảnh với chất lượng rất cao. Người dùng chiếc máy ảnh này được khuyên là chỉ nên tăng độ nhạy sáng lên mức ISO 800 trong những trường hợp bất khả kháng, nhưng tốt nhất là nên chụp ở ISO thấp hơn 800. Tóm lại, A720 IS là một chiếc máy ảnh có khả năng chụp được những bức ảnh đẹp trong điều kiện độ nhạy sáng thấp, hoạt động với tốc độ khá nhanh nếu không sử dụng đèn flash và sở hữu đầy đủ những tính năng chỉnh tay độ phơi sáng,lý tưởng cho những người chụp đã có chút ít kinh nghiệm. Với mức giá 325 USD, dù là người muốn sở hữu một chiếc máy ảnh chắc chắn, dễ vận hành, dễ chụp, hay đang muốn tìm mua thêm một chiếc máy thứ hai bên cạnh chiếc D-SLR đã có, thì A720 IS vẫn là một lựa chọn hoàn hảo. Anh Linh (theo Cnet) [b]Nikon Coolpix P60[/b] Ưu điểm: Thiết kế nhỏ gọn; nhiều tính năng; nhiều chế độ chỉnh tay; tuổi thọ pin trên trung bình Nhược điểm: Vỏ máy bằng nhựa tạo cảm giác không chắc chắn. Chúng ta đã biết đến chiếc Nikon coolpix P50 được ra mắt vào tháng 8 năm 2007 với 8.1 Megapixel, ống kính zoom quang 3.6x và kính ngắm quang nhưng bị giới hạn về chức năng phơi sáng chỉnh tay. Và mới đây Nikon tiếp tục cho ra mắt một sản phẩm thuộc dòng Coolpix này mang tên P60. Cả 2 chiếc máy ảnh này cùng chia sẻ một cảm biến CCD 8.1 Megapixel. Nhưng Coolpix P60 là một chiếc máy ảnh hoàn toàn khác, và so với P50 thì P60 có nhiều điểm hấp dẫn hơn với thân máy vuông và mỏng hơn chỉ 8mm, zoom quang lên tới 5x trong khi P50 zoom quang 3,6x và màn hình hiển thị 2,5 inch rộng hơn trong khi màn hình của P50 là 2,4 inch. P60 có phần tay cầm khá lớn, mang lại cảm giác thoải mái hơn khi cầm máy. Nhưng vỏ máy bằng nhựa nên tạo cảm giác không chắc chắn. Mặc dù không được đánh giá cao về thiết kế bên ngoài, nhưng Nikon Coolpix P60 vẫn được xem là một trong những mẫu máy ảnh sáng giá hiện nay do được trang bị nhiều tính năng hữu ích và ảnh chụp được có chất lượng rất tốt. P60 được trang bị ổn định ảnh quang học VR của Nikon, chức năng này đã trở nên khá phổ biến ở dòng máy giá rẻ, giúp bạn có thể chụp được các bức ảnh đẹp hơn kể cả khi bị rung tay. Ngoài ra, máy còn có chức năng D-Lighting, chức năng này giúp tăng độ sáng ở những khu vực bóng tối. Đặc biệt, điểm hấp dẫn của chiếc máy này nằm ở hai chế độ Program và Manual, mang đến nhiều lựa chọn cho những người mê chỉnh tay. Ngoài ra, còn có chức năng tự động, cho phép bạn có thể điều chỉnh các cài đặt cơ bản như cài đặt flash, chế độ focus (macro, tự động), bù phơi sáng, kích cỡ ảnh, và chất lượng ảnh. Với dải tương phản rộng, màu sắc trong các bức ảnh chụp bởi Nikon Coolpix P60 hiện lên rất sống động và trung thực, đồng thời khả năng kiểm soát nhiễu cũng rất tốt. Nhiễu chỉ xuất hiện khi chụp ảnh ở ISO 200, nhưng thậm chí ở ISO 800 thì các bức ảnh chụp vẫn có nhiều chi tiết đẹp với độ cân bằng màu sắc cao, và có thể in ra được. Ở mức ISO 1600 thì ảnh chụp rất xấu. Ngoài ra, độ nhạy sáng tối đa lên tới ISO 2.000 giúp ngăn chặn các bức ảnh bị mờ trong điều kiện ánh sáng yếu, hoặc khi chụp các vật chuyển động nhanh. Thêm vào đó nó còn có một số các tính năng điều chỉnh thông dụng cho các loại máy ngắm là chụp như nhận diện khuôn mặt, loại bỏ hiện tượng mắt đỏ và chế độ quay phim kèm tiếng. Máy tích hợp dung lượng bộ nhớ nhớ trong 12 MB, hỗ trợ thẻ nhớ ngoài SD/SDHC. Coolpix P60 cho phép ngưòi dùng có được 350 bức ảnh cho một lần chụp. Nói chung, Nikon CoolPix P60 được cải tiến hơn khá nhiều so với P50. Mặc dù vẫn có còn nhiều điểm chưa làm người dùng cảm thấy hài lòng như tốc độ chụp còn chậm, giá khá đắt nhưng chất lượng ảnh đẹp và tích hợp khá nhiều tính năng hữu ích, nên chiếc máy ảnh này vẫn được đánh giá cao.