Thuyết minh về hoa bách hợp

Bác nào giúp em với. Cô giáo bảo thuyết minh về loài hoa mà em thích nhưng em chỉ thích hoa bách hợp vì ng` iu em thích hoa bách hợp [:x]
mymeo
mymeo
Trả lời 14 năm trước
Bạn tham khảo ở link này [url=http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_b%C3%A1ch_h%E1%BB%A3p]http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_b%C3%A1ch_h%E1%BB%A3p[/url] Còn bài sẵn thì [b]Thuyết minh về loài hoa phong lan[/b] Trong ngôn ngữ của loài hoa, hoa lan Galanda nói lên:“Những nông nổi say mê không làm giảm giá trị tình yêu của chúng ta“, và lan Aranthera màu đỏ:“Tình yêu say đắm của chúng ta thì vĩnh củu“, hoặc lan Phalaenopsis:“Thú thật cùng em , từ tận đáy lòng anh quý trọng và say mê em biết bao“...... Hoa lan Hoa lan phô trương vẻ đẹp của mình qua muôn ngàn dạng sắc và hưong thơm nhẹ nhàng, từ một đóa hoa nhỏ như cây kim may với màu vàng kim óng ánh mà nhà sinh vật học Mỹ Donald Perry đã tìm thấy cho đến những đóa lan khác lộng lẫy mỹ miều. Hoa lan không chỉ để ngắm thôi mà còn có nhiều giá trị thực tiển khác. Lan Vanilla cho ta chất thơm Vanille để làm tăng hương vị của những ổ bánh hay thức ăn tráng miệng. Củ lan khô (Salep) có nhiều chất nhờn và tinh bột là nguyên liệu để điều chế keo, chất nhũ tương, chất thuộc da, làm láng gỗ, tơ sợi. Theo hệ thống sắp tên các loại cây cỏ trong ngành thực vật học, lan là loài đơn tử diệp thuộc gia đình Orchidaceae. Đặc điểm của gia đình nầy là hoa có rất nhiều hình dạng với những cánh hoa không đều thật rõ rệt và cách cấu tạo hoa rất phức tạp. Muốn vẽ hoa đồ của lan, người ta phải bỏ rất nhiều công để định đúng vị trí của hoa. Cho đến hiện tại có khoảng hơn 25 000 loại lan sống ở các vùng ôn đới cũng như nhiệt đới, nhưng đa số sống ở vùng nhiệt đới vì nơi đây khí hậu thích hợp hơn. Mỗi năm khoảng 100 loại lan mới được tìm thấy và hệ thống hóa. Trong giới hoa thơm cỏ lạ, có thể nói hoa lan là loài hoa thường được tìm thêm giống mới nhứt, có nhiều loại cùng nhiều dạng nhứt và sống ở môi trường thật đặc biệt. Có loại lan rễ mọc trong đất như lan ở vùng Trung Âu, loại nầy rất hiếm ở vùng nhiệt đới. Nhưng thường lan sống gởi, tức là rễ không mọc trong đất mà gốc chỉ tựa lên trên ngọn, thân cành cây lớn ở các chỗ có nhiều chất xốp do vỏ cành cây chết mục ra. Tuy nhiên cũng có loại lan sống bám hẳn vào các cây khác. Đa số lan sống ở nơi ngọn cây cao để dễ tiếp nhận ánh sáng cần cho sự sống. So với cây cỏ thông thường, lan là loài cây rất thích ứng với môi trường sống. Vào mùa nắng với những ngày ít hoặc không mưa, lan không bị nguy hiểm trước sự thiếu nước nhờ có những đặc tính giống như các cây ở vùng sa mạc. Loại lan nầy có lá thật dầy, loại lan kia có củ ở dưới gốc; đó là những nơi dự trữ nước. Có loại lan khác giảm sự tăng trưởng của lá để tránh sự bốc hơi nước và lá trên thân chỉ còn là những vảy nhỏ. Bù lại loại lan nầy có rễ thòng trong không khí. Rễ được bao bọc bởi một lớp tế bào lớn, lớp nầy có đặc tính hút và trữ nước nhiều trong một thời gian ngắn. Ngoài ra nhờ tính trong suốt của lớp tế bào đó, ánh sáng có thể xuyên qua và vào những mô bào của rễ, nơi xảy ra hiện tượng lục hoá (Photosynthese), thay vì hiện tượng nầy xảy ra trên lá. Hiện tượng „de Saussure“ sau đây cũng xác nhận thêm sự thích ứng môi trường sống của cây lan. Để nước của cây lan không bị bốc hơi nhiều, đó là điều nguy hiểm cho lan trong mùa hạn hán, những lỗ thông hơi (Poren) của lá lan được mở ra vào ban đêm thay vì ban ngày như ở những cây khác, và lan hấp thụ thán khí (CO2), tích trữ đến sáng hôm sau để dùng cho hiện tượng lục hóa, hiện tượng nầy chỉ xảy ra ở ban ngày để tạo chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Trong đời sống của hoa lan, côn trùng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Câu ngụ ngôn „Có qua có lại mới toại lòng nhau“ có lẽ được Lan áp dụng đúng nhất. Thật vậy, như để thưởng công cho các ong bướm giúp lan trong việc thụ tinh phấn hoa, lan đền ơn lại bằng những mật hoa ngọt ngào. Ngoài hoa lan, không có một loại hoa nào khác có cách cấu tạo, cách sắp xếp những cơ quan thụ tinh rất độc đáo khéo léo để tạo điều kiện thuận lợi cho côn trùng va chạm, truyền rải phấn hoa. Sự liên hệ giữa những côn trùng và các loại lan rất mật thiết: có bao nhiêu loại lan thì cũng có bao nhiêu loại côn trùng thích hợp, và người ta không khỏi thắc mắc, côn trùng đổi dạng từ từ cho thích hợp với dạng hoa lan hay ngược lại. Đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả? Đến nay, điều nầy vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Sau đây chúng ta hãy xem vài sự liên hệ ngộ nghĩnh đó. Angraecum sesquipedal Vào thế kỷ 19 người ta tìm thấy loại lan Angraecum sesquipedal, hoa nầy có ống chứa mật dài 15 cm và Charles Darwin đoán rằng phải có một loại côn trùng đặc biệt nào đó với một cái vòi dài để hút được mật nầy. Thật vậy, đó là loại bướm đêm Xanthopan morgani. Trong trường hợp nầy, các khoa học gia giải thích qua sự hiện tượng sậu biến (Mutation), cho rằng bướm đêm Xanthopan morgani phải trải qua bao nhiêu thế hệ, thay đổi dần dần dạng vòi hút, để cuối cùng có vòi thích hợp với hoa lan nầy. Ở trường hợp khác, loại lan Gongora maculata, có dạng hoa rất phức tạp, phần trên của hoa có hình như cái chun rượu chúi miệng xuống, trong phần nầy có chứa mật lẩn với rượu. Những con ong sau khi hút mật xong, say rượu, té xuống đúng vào cánh hoa nằm phía dưới, nơi đây có chứa cơ quan thụ tinh phấn hoa. Trong khi say lăn lộn, ong đã vô tình làm những phấn hoa của hoa khác đang mang trên mình dính vào nhị cái của hoa lan nầy. Mặt khác về sau, khi tỉnh giấc say, ong lại mang những phấn hoa của hoa nầy bay sang hoa khác, vô tình tạo ra hiện tượng trao đổi yếu tố di truyền giữa những loại lan với nhau và như thế, dần dần gây ra một loại lan thích hợp với hình dạng và thói quen hút mật của ong nầy. Ở đây chúng ta thấy hoa thích ứng lần với ong, khác với trường hợp đầu, ong biến đổi dần để hợp với dạng hoa. Riêng, ở loại lan „ong“ (Bienenorchideen), hoa có cách cấu tạo rất độc đáo. Cánh hoa nằm phía dưới có dạng và màu giống như phần bụng của con ong cái loại Langhorn-Bienen. Đặc biệt hoa còn tiết ra mùi hương giống như như mùi kích thích sinh dục (Sexualduft) của ong cái. Các chú ong đực Langhorn-Bienen tưởng lầm, bay đến và đậu lên, vô tình đụng đầu vào túi phấn hoa, và khi bay sang hoa khác mang phấn hoa nầy theo, giúp cho sự thụ tinh phấn hoa ở cây lan tới. Gongora maculata Ngoài côn trùng, gió cũng góp phần vào đời sống hoa lan. Nhờ gió các hạt giống lan tung bay ra bốn phương trời. Những hạt giống (Samen) nầy rất nhỏ như những hạt bụi. Các bạn có thể tưởng tượng khoảng hai chục ngàn hạt giống mà chỉ có trọng lượng bằng một gram và một quả hạt giống (Fruchtkapsel) có thể chứa ba triệu hạt. Vào mùa mưa, khi điều kiện cho sự nẩy mầm thích hợp, những hạt giống từ quả (Fruchtkapsel) cây mẹ bay ra như những vần mây bụi nhuyễn. Các hạt giống nhẹ, nhỏ và không có chứa chất dinh dưỡng nầy, trong thời gian đầu, sau khi rớt xuống, phải sống cộng sinh (Symbiose) với một loại nấm thích hợp để nhờ nấm nầy cung cấp chất dinh dưỡng cho hạt giống tăng trưởng. Nghĩ đến hoa lan, chúng ta có thể sẽ tự hỏi, vì sao và khi nào lan của miền nhiệt đới xuất hiện ở Âu châu nầy? Theo sự tìm hiểu, ta nhận thấy đầu tiên các khoa học gia nhất là thực vật gia sưu tầm những cây lạ qua những chuyến khảo cứu của họ. Cho đến năm 1769 ông sĩ quan Louis Antoinne Bougainville làm một chuyến đi thuyền buồm vòng quanh trái đất cùng với sự tháp tùng của thực vật gia triều đình Pháp Philibert Commerson và mang về những cây đặc biệt của vùng Nam Mỹ. Những cây lạ nầy được giới quí tộc ở Âu châu và giới mới phát giàu chú ý đến vì họ muốn trang điểm các dinh thự và vườn tược của họ cho đẹp thêm. Dưới mắt giới nầy, một loại hoa đặc biệt, đẹp, quí phái và hiếm có thỏa ứng lý tưởng cho tiêu chuẩn của gia cấp họ: đó là hoa lan. Federik Boyle, một nguời Anh vào thời đó đã ghi trong sách viết về hoa lan của ông:“Hoa lan sở dĩ được tạo hóa tạo ra chỉ để làm vui cho một nhóm người đặc biệt của thời đại nầy“. Vào thời đó, nam cũng như nữ đều thích cài hoa lan trên áo và nhất là vào những dịp tiệc tùng lễ lộc, họ đua nhau cài những đóa hoa lan lạ về màu sắc cũng như về hình dạng vì „nhìn hoa phân biệt được gia cấp“. Hoa lan với tên Hy lạp là Orchis có nghĩa là ...“ngọc hành“. Nếu giới quí phái thời đó nghĩ đến tên nầy, không biết người ta còn dám tranh nhau cài áo không? Một thoáng nhìn về phía cạnh văn hóa. Vào năm 289 trước Thiên Chúa giáng sinh, ông Theophrast, một triết gia Hy lạp, đã viết về hoa lan với tên Orchis trong quyển Historia plantarum. Theo ông, tinh chất lấy từ rễ hoa lan có tác dụng kích thích sinh lý; do đó ông đặc tên lan là Orchis (ngọc hành). Bài viết về hoa lan của ông được dịch ra tiếng Anh vào thời nữ hoàng Victoria, nhưng bà đã ra lịnh phải gạch bỏ hoặc thay các đoạn tả chân quá lộ liễu bằng những dấu chấm. Ngược lại đối với người Trung hoa, hoa lan tiêu biểu những đặc tính tốt đẹp nhất của con người và lấy những loại lan mọc trên cao dùng làm món canh để tăng sinh lực. Ngoài ra cũng nên nhớ rằng người Trung hoa là người đầu tiên đã tả về hoa lan. Monochaetum guatemalense Trở lại vấn đề. Sau chuyến đi của Bougainville, thuở ấy ở Âu châu hoa lan được nhiều người ái mộ, nên loại lan nào càng mới càng đắt giá, do đó hoa lan trở thành món hàng xa xí phẩm đắt giá. Vì người ta chưa biết rõ về sự sanh sản và cách trồng hoa lan, nên vào thời nầy muốn có hoa lan chỉ còn một cách là làm những chuyến mạo hiễm trong rừng sâu. Nếu dựa vào tiêu chuẩn thực vật học, thế kỷ 19 là thế kỷ của những người tìm hoa lan. Vì huê lợi, người ta không ngần ngại trước những hiểm nguy, cực khổ, bịnh tật, thiệt mạng chờ sẵn trong rừng sâu còn hoang dại ở Mỹ, Phi và Á châu. Walter Davis, một người Anh đã đi bộ xuyên qua rặng Kordillieren (Anden) ở Nam Mỹ trên độ cao băng giá 5000 m, đi dọc theo giòng sông Amazonas từ đầu nguồn đến cuối nguồn và tìm được rất nhiều lọai lan. Gustave Wallis, người đồng hương của ông Davis, làm cuộc hành trình cũng như ông, nhưng đi ngược hướng lại và bị thiệt mạng ở Ecuador vì bịnh sốt vùng nhiệt đới. Người thành công nhất trong cuộc tìm các loại lan phải nói là ông Benedict Roezl, một người Tiệp-khắc. Vùng tìm hoa lan của ông là vùng già rừng nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ. Tài tìm lan của ông làm những người cạnh tranh phải thán phục và ông đã giao cho những người đặt hàng cả tấn hoa lan đủ loại. Trong việc tìm ra những giống lan mới, ông là người đã góp công nhiều cho khoa học. Bendedict Roezl, không chỉ là một nhân tài trong lãnh vực nầy, mà cũng còn gặp được nhiều dịp may. Chẳng hạn, có lần ông và một người dẫn đường bản xứ đi tìm hoa lan trong rừng sâu ở Kolumbien. Sau một trận mưa lớn, ghe ông tình cờ qua mặt một cây tróc gốc trôi sông. Trên cây có đủ các cây sống gởi và có luôn loại lan Monochaetum với cánh hoa đỏ mịn màng, loại lan mà ông đi tìm cả tháng qua chưa được. Cũng nên nói thêm rằng vào thời đại ấy vì vấn đề cạnh tranh nhau trong việc tìm hoa lan, nên để giữ bí mật chỗ tìm thấy hoa lan mọc, người ta tự vẽ bản đồ và ghi đường đi nước bước bằng những dấu mật mã, hoặc cố ý phổ biến những bản đồ sai để đánh lừa những người khác. Thành công, thất bại, vui buồn lẫn lộn trong các cuộc mạo hiểm tìm „người đẹp của rừng thẳm“, những cuộc mạo hiểm nầy được kể lại nhiều như hàng ngàn loại hoa lan. Hoa lan không phải là loại hoa có từ ngàn năm xưa như hoa hồng, nhưng với vẻ đẹp trang nhã, thanh tao và mùi hương dịu ngọt, lan đã tô điểm thêm cho hạnh phúc con người như qua lời của lan Venusschuh màu vàng:“Tình yêu của chúng ta khởi đầu cho con đường hạnh phúc của cuộc đời chúng ta“. Phải chăng vì vậy mà hoa lan rất ít vắng mặt trong những ngày lễ thành hôn. Sự tích hoa Phong Lan Ở một miền xa xôi, khí hậu ấm áp và đất đai trù phú có một bộ lạc tên là Aruaki may mắn hơn các bộ lạc khác vì họ sai khiến được loài chim Oócchít chuyên đẻ những quả trứng bằng vàng. Khi một con chim đẻ trứng vào tổ trong hốc cây thì thủ lĩnh Nato dùng tay chuyển quả trứng đó sang một cái cây khác, và sự kiện đó được coi như một ngày hội lớn. Các cô gái của thủ lĩnh thay nhau phục trên các cành cây, bảo vệ tổ chim khỏi bị chim ưng phá hoại. Tuy vậy, trong từng góc buôn làng, các trai tráng tay cầm những mũi tên tẩm thuốc độc đứng canh giữ không cho các chiến binh của bộ lạc khác đến đánh chiếm kho báu của bộ lạc mình. Từ ngày quả trứng vàng kia, những tay thợ lành nghề đã chế tạo ra các vòng tay, hoa tai và đủ các loại trang sức. Số trứng vàng dự trữ mỗi ngày một nhiều đồ dùng khác. Đàn ông của bộ lạc chuyên nghề săn bắn, còn đám đàn bà, con gái ở nhà dệt những tấm khăn voan, đan giỏ và hái nhặt thảo quả. Một hôm cánh đàn ông đi săn trở về với một tâm trạng đầy lo lắng. Họ đã chạm trán cánh thợ săn của một bộ lạc xa lạ. Cánh thợ lạ này đã kể cho họ nghe về những chiến thuyền khổng lồ đã cập bờ biển, và về những con người tóc cắt ngắn, mặt mũi trắng trẻo nom rất lạ lùng, đã đặt chân lên đất liền. Những kẻ da trắng này rất hám vàng, đã dùng một loại súng có tai khạc ra những mũi tên có lửa khủng khiếp, cướp giật vòng chân, vòng tay của chị em, tra khảo dân bản xứ nơi có vàng. Nếu những người Aruaki hiểu rằng, con người cũng có thể biến thành những kẻ tàn ác, thấp hèn, thì chắc chắn không bao giờ họ lại cho phép kẻ lạ mặt kia vào làng bản của họ. Nhưng họ không hiểu được điều đó. Họ vẫn cứ khiêng những người thợ săn lạ mặt bị gấu đánh bị thương vào làng. Vị thủ lĩnh còn ra lệnh cho đám phụ nữ đi tìm những người bị thương, còn cánh đàn ông lại lên đường đi săn. Một kẻ lạ mặt có tên là Khơramooi Métvét. Anh ta rất mê những đồ trang sức của phụ nữ và cứ gặng hỏi họ kiếm ở đâu thứ đá vàng làm ra được các loại vòng và hoa tai này. Nhưng chị em chỉ trả lời bằng một nụ cười. Dần dà, Métvét kết thân được với cô gái cả con của thủ lĩnh tên là Dincadơvin, và hứa hẹn sẽ cưới nàng làm vợ rồi ở lại với bộ lạc. Dincadơvin nói rằng nàng phải chờ đợi cha trở về để xin ý kiến. Métvét bắt đầu làm công việc dò hỏi Dincadơvin về việc tại sao chị em nàng cứ thỉnh thoảng lại biến vào rừng sâu và ở đó làm gì. Còn Dincadơvin đã tự cho mình là vợ chưa cưới của Métvét rồi, bởi vậy nàng đã phạm sai lầm còn lớn hơn cả sai lầm của cha nàng cho phép đưa kẻ lạ mặt bị thương vào buôn làng. Dincadơvin không hề ngờ rằng, người tình của nàng đã bán linh hồn cho bọn da trắng để lấy một thùng rượu, và còn hứa với họ sẽ tiết lộ bí mật của bộ lạc Aruaki? Và thế là sau khi biết chắc chị em nàng thường thay nhau phục trên cây, bảo vệ bầy chim đẻ trứng vàng, Métvét liền chuốc rượu cho những người canh gác say mèm, rồi thông báo điều bí mật cho bọn da trắng biết. Métvét không hay rằng trên đỉnh một ngọn cây cao nhất còn có chàng Ôta Te đang phóng tầm mắt quan sát khắp vùng gần xa. Anh đã phát hiện ra có những người da trắng đang đến gần nơi con chim đẻ trứng vàng mà người dẫn đầu là Métvét. Sau khi loan báo cho buôn làng hay về mối nguy hiểm đang đe doạ và về sự phản trắc của Métvét, anh liền đóng chuông báo động. Dincadơvin đau đớn thốt lên : - Ôi, cớ sao ta lại tiết lộ cho chàng bí mật của loài chim? Thảo nào mà chàng cứ căn vặn ta! - Rồi nàng quay lại hỏi ông thầy cúng - Hãy chỉ cho ta biết ta phải làm gì và làm thế nào để cứu loại chim đẻ trứng vàng? - Cô cô cô! - Tiếng thầy cúng thốt lên, có nghĩa là "Cứ sẵn sàng đi!" Hết thảy đàn bà và con gái chạy đến, cùng đáp to: "Khô!" Điều đó có nghĩa là: "Chúng tôi đã sẵn sàng!" - Hỡi các cô gái! Hãy nhanh chóng trèo lên ngồi vào các cành cây! Khi đó bọn da trắng sẽ không biết được chim làm tổ trên cây nào. Còn nếu chúng tìm thấy tổ chim thì Taxan-útke sẽ chạy đi tìm những người thợ săn, gọi họ về đuổi bọn da trắng đi. Taxan-útke, tên thường gọi của con Ngựa chiến, phi như bay về phía những người đàn ông của bộ lạc đang mải săn bắn, còn hàng trăm cô gái khác thì vội vàng lao lên cây, tay ôm chặt lấy các cành cây. Métvét dẫn đoàn người da trắng vào rừng, nhưng hắn lúng túng không biết nên chỉ vào cây nào. Bọn da trắng nổi giận, bắn những mũi tên có lửa vào các cô gái, nhưng các cô, kể cả các cô đã chết, vẫn ôm chặt các cành cây. Khi cánh đàn ông chạy về tới buôn làng, đuổi được bọn da trắng đi thì đã quá muộn - những người con ưu tú - những cô gái đẹp của họ đã chết. Ông thầy cúng trỏ tay lên trời, gọi tên họ và nói: - Các con đã xả thân bảo vệ kho báu của bộ lạc ta, các con xứng đáng được ban thưởng. Tâm hồn các con sẽ biến thành những bông hoa ngát hương, chúng sẽ không ngừng sinh sôi trên các cành cây kia và sẽ kể lại cho các thế hệ mai sau về chiến công bảo vệ loài chim mỏ vàng của các con. Những bông hoa tuyệt vời và đủ loại tựa như các cô gái của bộ lạc Aruaki đang đua nở trên các cành cây. Người đời nay gọi đó là hoa Oóckhiđêa - hay là hoa Phong Lan