Làm cho em bài văn này nhé?

myk` có một cái đề văn cần mấy bạn giúp, bạn nào bít thì làm giùm myk` nh0a đề: phân tích giá trị nhân đạo của " chuyện người con gái nam xương" của Nguyễn Dữ
jkfshrjkg
jkfshrjkg
Trả lời 13 năm trước

Giá trị nhân đạo trong “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
Dàn bài chi tiết
A- Mở bài:
- Từ thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, vấn đề số phận con người trở thành mối quan tâm của văn chương, tiếng nói nhân văn trong các tác phẩm văn chươngngày càng phát triển phong phú và sâu sắc.
- “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là một trong số đó. Trong 20 thiên truyện của tập truyền kì, “chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Dữ.
B- Thân bài:
1. Tác giả hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương, một phụ nữ bình dân
- Vũ Nương là con nhà nghèo thiếp vốn con nhà khóđó là cái nhìn người khá đặc biệt của tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ.
- Nàng có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: thuỳ mị, nết na. Đối với chồng rất mực dịu dàng, đằm thắm thuỷ chung; đối với mẹ chồng rất mực hiếu thảo, hết lòng phụ dưỡng; đói với con rất mực yêu thương.
- Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất về cảm hứng nhân văn, nàng là nhân vật để tác giả thể hiện khát vọng về con người, về hạnh phúc gia đình, tình yêu đôi lứa:
+ Nàng luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình.
+ Khi chia tay chồng đi lính, không mong chồng lập công hiển hách để được “ấn phong hầunàng chỉ mong chồng bình yên trở về.
+ Lời thanh minh với chồng khi bị nghi oan cũg thể hiện rõ khát vọng đó: “Thiếp sở dĩ nương tựa và chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất”
Tóm lại : dưới ánh sáng của tư tưởng nhân vănđã xuất hiện nhiều trong văn chương, Nguyễn Dữ mới có thể xây dựng một nhân vật phụ nữ bình dân mang đầy đủ vẻ đẹp của con người. Nhân văn là đại diện cho tiếng nói nhân văn của tác giả.
2. Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trước bi kịch cuộc đời của nàng bấy nhiêu.
- Đau đớn vì nàng có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tuỵ vun đắp cho hạnh phúc đó lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng:
+ Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất vu vơ (Người chồng chỉ dựa vào câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã khăng khăng kết tội vợ).
+ Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng “Nay đã bình rơi trâm gãysen rũ trong ao, liễu tàn trước giócái én lìa đànmà người chồng vẫn không động lòng.
+ Con người ttrong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất
( Bi kịch đời nàng là tấn bi kịch cho cái đẹp bị chà đạp nát tan, phũ

rudfjghdgj
rudfjghdgj
Trả lời 13 năm trước

Dàn bài
* Mở bài:
Giới thiệu khái quát về giá trị nhân đạo của tác phẩm " chuyện người con gái Nam Xương"- Nguyễn Dữ.
B- Thân bài:
Ý1. Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương
- Vũ Nương có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam:
+ Ngay từ đầu tác giả đã giới thiệu nàg là cô gái xinh đẹp, vì xinh đẹp nên nàng đựoc Trương Sinh yêu mến và cưới làm vợ
+ thuỳ mị, nết na, kéo léo: biết chồng là người đa nghi nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để xảy ra bất hòa, lời lẽ tiễn đưa chồng ra lính rất dị dàng và ân cần
+ nàng còn là người phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, thủy chung: Đối với chồng rất mực dịu dàng, đằm thắm thuỷ chung; đối với mẹ chồng rất mực hiếu thảo, hết lòng phụ dưỡng; đối với con rất mực yêu thương.
Dẫn chứng: " Mỗi khi thấy bướm lượn đày vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngân được"-> nỗi mong nhớ chồng da diết"
Lời nói của bà mẹ trước khi qua đời đã khẳng định về phẩm chất hiếu thảo của Vũ Nương " Xanh kia quyết không phụ con, cũng như con đã không phụ mẹ" ( Chú ý phân tích quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong xã hội Pk để làm tăng thêm ý nghĩa của câu nói)
+ Vũ nương là người phụ nữ trong sáng, có tấm lòng bao dung độ lượng: Khi bị vu oan, nàng đã dùng cái chết để tự minh oan cho mình và chứng minh tấm lòng trong sạch của nàng, khi trở về trên kiệu hoa nàng k một lời oán trách Trương Sinh mà còn rất ân tình " Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa"

Ý2. Tác giả bày tỏ niềm cảm thông trước số phận bất hạnh của người phụ nữ, mà đại diện là Vũ Nương
- Vũ Nương đẹp người, đẹp nết mà lại phải chịu bi kịch gia đình. Nàng phải chịu tiếng đời nhuốc nhơ. Nàng cố minh oan với chồng, nhưng sự độc đoán của Trương sinh- lễ nghi phong kiến đã không cho nàng lên tiếng. Thất vọng và đau đớn nàng đã phải tìm đến cái chết để minh oan cho mình.
- Ngòi bút của tác giả đã lột tả hết sự đau đớn tột cùng của Vũ Nương khi tìm đến cái chết. Phải chăng tác giả hiểu thấu nỗi đau đó, cảm thông với nỗi bất hạnh đó của Vũ Nương ?
Ý 3. Vì cảm thông với Vũ Nương, tác giả đã lên tiếng bênh vực cho người phụ nữ, tố cáo xã hội phong kiến bất công với chế độ trọng nam khinh nữ, một chế độ bất công cướp đi quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ.
+ tác giả cho ta thấy bộ mặt của xã hội PK, của chế độ gia trưởng độc đoán mà đại diện là Trương sinh- một kẻ ghen tuông mù quáng.
+ chính sự độc đoán của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến cái chết. Qua cái chết của Vũ Nương, tác giả lên án chế độ trọng nam khinh nữ của XHPK.
* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa giá trị nhân đạo của tác phẩm.