Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị táo bón, đầy hơi?

Trần Thị Hoài Thương
Trần Thị Hoài Thương
Trả lời 9 năm trước
1.6 cách giảm đầy hơi cho bé sơ sinh:
Những mẹo dưới đây có thể khiến bạn giảm lượng hơi ứ đọng trong ruột và giảm khó chịu cho bé:
  • Cho bé bú đúng tư thế. Khi bạn cho con bú, hãy luôn giữ cho đầu bé ở cao hơn so với dạ dày. Bằng cách này, sữa sẽ trôi xuống đáy dạ dày, còn khí thừa sẽ nằm ở trên và dễ dàng để ợ ra hơn. Bình sữa của bé cũng nên nâng cho hơi dốc (sao cho mực sữa luôn ngập lỗ núm vú) để bé không nuốt khí vào bụng trong khi bú.
  • Thay dụng cụ cho bú. Nếu bạn đang cho bé bú bình, hãy chuyển sang dùng loại bình sữa có thiết kế núm vú chảy chậm hoặc có hệ thống lỗ và van kiểm soát lượng sữa giúp chống sặc cũng như ngăn bé nuốt hơi.
  • Giúp bé ợ hơi. Có nhiều tư thế bạn có thể thử để giúp con ợ hơi. Vác lên vai, nằm sấp trên đùi, hoặc ngồi với tay đỡ sau lưng và đầu bé là vài cách trong số đó. Một trong những tư thế tốt nhất để giúp bé ợ là đặt bé nằm sấp trên cánh tay của bạn, bàn tay đỡ lấy cằm bé, dùng tay còn lại xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng lên lưng bé. Nếu bạn đặt sức ép lên bụng bé, khí thừa sẽ được tống ra nhiều hơn và giúp bé dễ chịu hơn.
  • Thêm thời gian. Khi bé có vẻ không thể ợ ngay sau bữa ăn, hãy đặt bé xuống và thử cho bé ợ lại sau 5-10 phút do khí thừa cần thời gian để tách ra khỏi sữa. Khi bạn đặt bé xuống, khí thừa trong dạ dày bé có thể nổi lên trên và dễ dàng ợ ra.
  • Giúp bé tống hơi bằng động tác đạp chân. Đặt bé nằm ngửa và nhẹ nhàng giúp bé đạp chân như thể đang đạp xe đạp. Cách này có thể giúp bé thoát hơi ra ngoài cơ thể.
  • Cho bé nằm sấp. Giờ tập nằm sấp hàng ngày của bé, không phải ngay sau bữa bú, có thể giúp bé đẩy khí thừa ra ngoài tốt hơn. Bạn cũng có thể mát-xa bụng cho bé theo vòng tròn để giúp bé thoát khí.
2.Đầy hơi và chuyện ăn uống
Liệu những gì bé ăn có gây nên khí thừa không? Mặc dù không được khuyến khích, một số phụ huynh vẫn cho bé uống nước ép trái cây – vốn chứa sorbitol (chất cồn đường) mà hệ tiêu hóa của bé chưa thể hấp thụ tốt trong những tháng đầu đời.
Một số bé không dung nạp được lactose do sự thiếu hụt men lactose trong đường tiêu hóa. Nếu bé đang dùng sữa công thức, hãy nhờ tư vấn từ bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đổi sang một loại sữa công thức giảm hoặc không chứa lactose. Sữa của con, cách cho bú và cả thức ăn của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của con nói chung và tình trạng đầy hơi của con nói riêng.

3.Cần phải theo dõi điều gì khi bé bị đầy hơi?
Đầy hơi ở trẻ đôi khi là dấu hiệu của một vấn đề tiêu hoá. Chẳng hạn, chứng trào ngược dạ dày – thực quản không phải lúc nào cũng biểu hiện bằng nôn trớ, nên đôi khi nó bị nhầm lẫn là bé chỉ bị đầy hơi. Dưới đây là 3 cách để bạn có thể kiểm tra những vấn đề nghiêm trọng hơn ở con mình:
  • Xem chất phân của bé. Nếu bé bị táo bón hay tiêu chảy, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề về dạ dày và ruột. Dấu hiệu có thể là phân bé thay đổi về độ lỏng – rắn hoặc màu phân, tất cả đều có thể báo hiệu là bé gặp vấn đề về tiêu hoá.
  • Ghi nhận cảm xúc chung của bé. Nếu bé có vẻ hài lòng trong hầu hết thời gian, nhìn chung là không có gì bất ổn với bé. Nhưng nếu bé bỏ bú hoặc khó ngủ, và bạn không thể trấn an bé, đó có thể là vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Để ý những triệu chứng khác. Các triệu chứng như sốt hoặc có máu lẫn trong phân cũng cảnh báo những vấn đề khác ngoài đầy bụng đơn thuần.
Hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa nếu bé của bạn biểu hiện bất cứ triệu chứng nào nêu trên. Dù vậy, thường thì bé sẽ ổn và không có vấn đề gì phải lo lắng. Phụ huynh vẫn thường căng thẳng vì hiện tượng này quá mức so với tình trạng thực tế của bé.
Đỗ Xuân Trường
Đỗ Xuân Trường
Trả lời 9 năm trước

Bạn xoa dầu mátxa vào lòng bàn tay. sau đó xoa đều 2 bên bụng của bé theo vòng tròn kích thích cho bé đi vệ sinh. Bạn cũng phải cho bé bú đúng cách, ngậm đúng đầu ti không thì bé sẽ hít phải nhiều hơi. Sau khi ti xong, bạn bế bé thẳng lên 1 lúc rồi xoa lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, đồng thời cũng tránh cho bé bị trớ