Mất điện dùng bộ kích điện hay máy phát điện

Khu nhà mình dạo này hay mất điện mình đang băn khoăn giữ máy phát điện và bộ kích điện bạn nào biết tư vấn cho mình nhé .Mình cảm ơn .

Chita
Chita
Trả lời 13 năm trước

Dịp này ở Việt Nam thiếu điện, điện cắt luân phiên ở nhiều nơi khiến dân tình nhốn nháo. Vài thằng bạn gọi điện hỏi han tư vấn về lựa chọn sử dụng giữa máy phát hay kích điện, rồi khi được tư vấn nên sử dụng kích điện thì lại hỏi chi tiết về các vấn đề tiếp theo...Thôi thì cũng tổng hợp kinh nghiệm sử dụng của mình thành vài đoạn ghi chép ngắn lên blog để có người hỏi là đưa ngay link đến đây cho họ đọc :).

Vài dòng đầu này chỉ giải quyết vấn đề: Dùng máy phát hay là dùng kích điện cho mùa mất điện năm nay?

Máy phát thì có lẽ quá nhiều người biết về nó rồi, còn kích điện thì nó là cái gì?. “Kích điện” là tên gọi thông dụng về một thiết bị biến đổi từ điện áp thấp-một chiều của ắc quy (12, 24, 48Vdc…) thành điện áp cao hơn -xoay chiều có tần số phù hợp với lưới điện quốc gia đang dùng (ví dụ ở Việt Nam thì điện áp là 220V, tần số 50 Hz).

Kích điện có vẻ giống như những chiếc UPS được dùng cho máy tính, chỉ khác nhau là UPS được trang bị sẵn một vài ắc quy có dung lượng vừa phải ở bên trong, còn kích điện thì không. Có thể gọi kích điện là một cái UPS có ắc quy gắn ngoài cũng được. Nhiều bạn có ý tưởng dùng UPS để cấp điện cho sinh hoạt gia đình trong hoàn cảnh hiện nay, ý tưởng này là được bởi hai thiết bị này gần tương đồng nhau (tuy nhiên cũng có thể sẽ gặp một vài vướng mắc nho nhỏ trong cách sử dụng UPS với thiết bị dân dụng)

Kích đện chắc sẽ được nói thêm nhiều vào một phần ghi chép tiếp sau của phần này, còn bây giờ mình muốn so sánh, lựa chọn giữa sử dụng kích điện hay máy phát điện. Để thuận tiện cho việc so sánh, mình lập một bảng so sánh tóm tắt như sau:

Tiêu chí so sánh

Máy phát điện

Kích điện (Inverter)

Sử dụng năng lượng Chủ yếu là xăng, một số máy phát điện công suất lớn hơn dùng dầu diesel Năng lượng tích trữ trong các ắc quy (được nạp trước đó)
Công suất Có nhiều loại, công suất từ vài trăm W đến vài chục kW Công suất giới hạn, từ 100W đến vài kW. Công suất càng lớn càng đắt và yêu cầu nhiều ắc quy.
Dạng điện đầu ra - Sóng dạng sin chuẩn.
- Tần số 50 Hz (hoặc 60 Hz cho vùng khác) nếu ở chế độ hoạt động thiết kế chuẩn.
- Đa số dạng sóng xung vuông, một số phần giả sin (rất hiếm loại đạt sin chuẩn 100% – mặc dù quảng cáo là sinh chuẩn ^^).
- Tần số 50 Hz.
Thích hợp sử dụng - Cho mọi loại thiết bị có công suất phù hợp (nhỏ hơn công suất máy phát)
- Tính cơ động cao, có thể hoạt động ở các vùng khác nhau
- Dùng được cho: Ti vi, đèn tuýp điện tử, máy tính
- Dùng được, nhưng hiệu suất thấp đối với các thiết bị có các cuộn dây ở bên trong (quạt, động cơ, tủ lạnh, điều hoà)…
- Có thể vận chuyển dễ dàng, nhưng không dụng được tại nơi không có điện (tàu thuyền, địa phương chưa có điện lưới...)
Ảnh hưởng đến môi trường khi làm việc - Rất ồn, và do đó không phù hợp cho việc hoạt động trong đêm.
- Khí thải độc hại cho con người và môi trường nếu trong không gian hẹp, do đó phải đặt ở nơi có không gian thoáng.
- Không ồn, chỉ nghe thấy chủ yếu là tiếng của quạt làm mát hoặc tiếng rung nho nhỏ của lõi sắt từ.
- Bản thân kích điện không thải khí có hại, nhưng ắc quy dùng kèm có thể có mùi (nếu là loại ắc quy nước, ắc quy kín khí hoặc loại không cần bảo dưỡng thì không gây mùi). Nếu dùng ắc quy khô thì có thể đặt tại mọi vị trí trong nhà miễn là thuận tiện.
Mức độ nguy hiểm khi làm việc Sử dụng nhiên liệu dễ cháy nổ nên khả năng nguy hiểm cao hơn Sử dụng ắc quy là loại có khả năng gây cháy nổ nếu bị làm đoản mạch (chập) hai cực ắc quy.
Bảo dưỡng - Thay dầu nhớt thường xuyên khi hoạt động.
- Nổ máy vài phút mỗi tháng nếu như không sử dụng lâu dài.
Không phải bảo dưỡng, nhưng phải bảo dưỡng ắc quy đi kèm theo kích điện. (Bảo dưỡng ắc quy gồm: châm thêm nước cất, phụ nạp điện sau mỗi khoảng thời gian tuỳ loại ắc quy).
Mức độ dễ sử dụng - Thường phải “giật nổ” bằng động tác dứt khoát khi khởi động nên gây khó khăn khi người sử dụng là phụ nữ và người già. - Chỉ phải bấm hoặc gạt nút để khởi động nên thuận tiện cho mọi lứa tuổi.
Chi phí đầu tư Khoảng hơn 10 triệu (đối với loại máy phát chất lượng tốt) Khoảng hơn 4 triệu (bao gồm kích điện và ắc quy)

Phần trên là phần so sánh giữa các tiêu chí một cách tóm tắt, mình phân tích thêm một số ý mà có thể là sẽ gây khó hiểu trong bảng trên ở dưới đây (tức là cái đơn giản thì thôi không phải nói gì nữa ^^).

Nhiên liệu, năng lượng

Tiêu chí sử dụng năng lượng thực ra mình chỉ quan tâm đến hiệu quả khi trả tiền cho năng lượng sử dụng đó thế nào. Đối với máy phát điện, nhiên liệu sử dụng là xăng (chiếm phần lớn, chủ yếu các máy công suất nhỏ dùng xăng) hoặc dầu (đối với các máy phát điện chính thống có công suất lớn).

Kích điện sử dụng điện lưới để nạp điện vào ắc quy, rồi sử dụng điện được nạp đó sau này để phát điện 220V. Xét về mặt giá trị phải trả thì rõ ràng nhiên liệu xăng sẽ phải trả tiền ngay, còn tiền điện nạp thì cộng vào hoá đơn điện hàng tháng. Phân tích về hiệu quả sử dụng thì chắc là còn phải tốn giấy mực, tuy nhiên mình nghĩ (cảm tính) rằng do giá thành điện ở Việt Nam còn thấp nên việc mua điện để nạp ắc quy sẽ rẻ hơn mua xăng để đổ cho máy phát. (Thực tế vài người sử dụng máy phát cũng cho thấy rằng việc mua xăng cho một tháng mất điện cách nhật cho một máy phát 900W đã gấp 3 lần tiền điện cho cả tháng đó khi không mất điện nên mình có cảm giác rằng dùng điện nạp đỡ tốn hơn tiền xăng)

Vậy về mặt này thì kích điện chiếm ưu điểm.

Công suất

Xét về lý thuyết thì hai thiết bị đều có đủ loại công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình cũng như cho cả một công ty nhỏ, tuy nhiên loại thông dụng của máy phát điện thì thường có công suất lớn hơn loại thông dụng của kích điện.

So sánh giữa hai loại này đều không bao giờ đạt chuẩn nếu không đưa thêm yếu tố giá thành vào. Đối với máy phát điện, tỷ số kw/đồng thấp hơn so với một bộ kích điện và ắc quy.

Vậy về mặt này máy phát điện chiếm ưu thế hơn.

Dạng điện đầu ra

Điện áp đầu ra của máy phát cũng như kích điện đều đạt mức 220V, tần số đầu ra có thể dao động quanh mức 50 Hz (nếu như không có sự điều chỉnh nào vào máy phát hoặc sử dụng máy phát điện chuẩn) do đó điện áp và tần số đầu ra của hai thiết bị này không cần phải mang ra so sánh.

Dạng điện đầu ra mới là vấn đề cần nói đến. Đối với máy phát điện – do có cùng nguyên lý hoạt động với các máy phát của các nhà máy điện nên dạng biên độ điện của nó hoàn toàn là hình sin chuẩn, nhưng đối với kích điện thì dạng biên độ điện đầu ra lại là xung vuông.

Dạng điện sin chuẩn thì phù hợp đối với mọi loại thiết bị sử dụng điện (bởi chúng được thiết kế sử dụng cho dạng điện này) nhưng dạng xung vuông lại không không phù hợp với tất cả các loại thiết bị điện. Bạn có thể xem hình dưới đây về vài dạng sóng đầu ra:

Trong hình trên, đường màu xanh là dạng sinh chuẩn, đường màu đỏ và màu vàng là dạng xung vuông. Tuy cùng là xung vuông như có một sự khác nhau một chút giữa đường màu đỏ và màu vàng: Đường màu vàng là hoàn toàn xung vuông, nhưng đường màu đỏ là dạng xung gần với dạng sin chuẩn hơn so với đường màu vàng. Mình sẽ đề cập đến các dạng này kỹ hơn ở phần viết về Kích điện (entry sau).

Dạng xung vuông thường dùng không tốt đối với các thiết bị có tính cảm kháng – hay hiểu một cách đơn giản là bên trong của nó có nhiều cuộn dây, các thiết bị này bao gồm: quạt điện, máy bơm nước, tủ lạnh, điều hoà (có động cơ máy nén), cửa cuốn, đèn tuýp loại sử dụng chấn lưu dây quấn thông thường (còn loại sử dụng chấn lưu điện tử hoặc loại đèn compact tiết kiệm điện thì vẫn sử dụng tốt bình thường). Khi sử dụng kích điện có điện ra dạng xung vuông thì các thiết bị kể trên nếu có chất lượng không tốt thì dễ gây ra nóng, phát tiếng kêu “tè tè”. Tất nhiên là dạng xung vuông này vẫn sử dụng được, nhưng chúng gây hại cho thiết bị mà thôi.

Đối với các loại thiết bị còn lại: Đèn tuýp sử dụng chấn lưu điện tử, đèn compact, ti vi các loại (CRT, LCD…), máy tính, monitor…. thì sử dụng bình thường bởi bên trong các thiết bị này hầu như hoạt động theo nguyên tắc: biến đổi điện xoay chiều thành một chiều, rồi từ đó chuyển đổi sang các loại điện áp sử dụng ở bên trong (hoặc rung lên tần số cao cho việc phát sáng ở các đèn ống)

Vậy thì ở tiêu chí này máy phát điện chiếm ưu thế nổi trội so với kích điện.

Ảnh hưởng môi trường

Mặc dù ảnh hưởng đến môi trường là vấn đề mà nhiều người chúng ta đã không quan tâm đến, nhưng cái ảnh hưởng của máy phát và kích điện ở đây chắc chắn là liên quan trực tiếp đến người sử dụng và hàng xóm nên chúng ta bắt buộc phải cân nhắc.

Máy phát điện là sự kết hợp giữa một động cơ đốt trong và một máy phát điện nên khi hoạt động chúng luôn phát ra tiếng ồn và thải ra sản phẩm của khí cháy. Tuỳ thuộc vào vị trí đặt máy, công suất của máy phát (và cả tiêu chuẩn khí thải mà máy áp dụng) mà mức độ ảnh hưởng của nó sẽ như thế nào đối với chính người sử dụng và hàng xóm của họ. Đa số người sử dụng thường đặt máy phát trên mặt đất ở gần nhà của họ nên tiếng nổ của động cơ một cách đều đều liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, không những thế mà những người hàng xóm đang khó chịu bởi không có điện cũng có thể lại tiếp tục khó chịu bởi tiếng máy nổ của người sử dụng. Vị trí đặt máy và hướng gió tự nhiên cũng có thể gây khuếch tán với không khí và vào nhà gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người trong nhà. Máy phát còn có thể không được chấp nhận khi sử dụng vào ban đêm bởi ảnh hưởng đến giấc ngủ của người sử dụng và những người hàng xóm của họ nữa.

Ngược lại với máy phát thì bộ kích điện hoạt động hoàn toàn im lặng, tuy nhiên về khoản khí thải thì cũng có một chút đối với một số loại bình ắc quy mà kích điện sử dụng. Nếu sử dụng ắc quy khô, ắc quy kín khí hoặc ắc quy loại không cần bảo dưỡng thì hoàn toàn không có mùi nào phát ra từ ắc quy trong quá trình nạp điện, với loại ắc quy nước thông thường (mà cách nhận biết đơn giản nhất là các bình ắc quy “nước” thường có các nút đậy các ngăn của bình, loại bình 12V thì có 6 nút như vậy) thì quá trình nạp điện có thể gây ra mùi một chút, tuy nhiên không nhiều. Nếu nhà có thiết kế tầng âm hoặc tầng mái thì việc đặt ắc quy cùng bộ kích điện tại đây là hoàn toàn không ảnh hưởng đến cuộc sống cũng những người trong nhà.

Vậy về tiêu chí này thì máy kích điện hoàn toàn chiếm ưu thế.

Mức độ dễ sử dụng

Nếu không thuộc loại máy phát điện chạy diesel (hoặc một vài loại máy chạy xăng) có công suất lớn và hiện đại để có thể sử dụng ắc quy và hệ thống “đề” bằng điện thì đa số các loại máy phát đều phải giật nổ. Do động tác giật nổ các máy phát điện phải nhanh và dứt khoát nên gây khó khăn cho người sử dụng không có đủ sức khoẻ cần thiết – nhất là đa số phụ nữ và người già. Đối với kích điện thì việc sử dụng thuận tiện hơn nhiều bởi chỉ phải bấm công tắc khi khởi động.

Do vậy ở tiêu chí mức độ dễ sử dụng thì kích điện chiếm ưu thế hơn.

Chi phí đầu tư

Máy phát điện với công suất từ 1 KVA trở lên trong thời điểm hiện tại (5/2010) có giá khoảng từ 10 triệu đồng trở lên đối với máy phát điện chạy xăng có thương hiệu của Nhật Bản (còn lắp ráp ở đâu thì vẫn còn nhiều loại), các máy phát của Trung Quốc thì có giá rẻ hơn – khoảng vài triệu đồng.

Bộ kích điện luôn phải mua ít nhất hai thiết bị: bộ kích điện, ắc quy. Tuỳ theo dung lượng ắc quy và công suất thiết kế của kích điện mà giá thành bộ này giao động trong khoảng từ 3 đến 6 triệu đồng với loại thông thường, với loại công suất lớn với thương hiệu tốt thì giá thành có thể đến 10 triệu đồng hoặc hơn. Với loại thông thường sẽ có chi phí như sau:

  • Ắc quy loại 100 Ah khoảng 1,5 đến 2 triệu; 150 Ah khoảng 2,5 – 3 triệu (tuỳ loại ắc quy kín khí hay ắc quy “nước”)
  • Kích điện: Loại có biến thế sắt từ 50 Hz (những loại này trọng lượng kích nặng hàng chục kg) giá khoảng 1 triệu cho loại 500W, 2 triệu cho loại 1000W hàng Trung Quốc. Đối với các loại của Việt Nam thì giá đắt thêm khoảng 500 nghìn đến 1 triệu cho cùng công suất. Loại kích điện tử (dùng biến áp xung nên có kích thước nhỏ hơn, nhẹ hơn – nhưng cũng có nhược điểm hơn về độ bền) có giá rẻ hơn từ 500.000 đến 1 triệu đồng so với loại biến áp sắt từ có cùng công suất.
  • Sạc ắc quy: Chỉ phải mua cho loại kích nào không tích hợp sẵn sạc, giá khoảng vài trăm ngàn (lưu ý rằng các loại kích có biến áp sắt từ đều được tích hợp sẵn sạc ắc quy)

TÓM LẠI

Vậy tóm lại là thế nào? Chắc chắn rằng tôi không thể lựa chọn thay cho bạn được bởi vì tôi chưa biết khả năng kinh tế và nhu cầu sử dụng điện của bạn như thế nào. Tuy nhiên cũng gộp lại thành một lời khuyên như sau:

- Nếu đất nhà bạn rộng để có thể đặt được máy phát mà ít ảnh hưởng đến bạn và những người xung quanh (hay có thể đặt máy phát trên nóc nhà được), có khả năng chi vài trăm ngàn (ngày nổ 2-3 tiếng) đến vài triệu (nổ máy phát nhiều hơn) tiền xăng cho một tháng (cắt điện 50%), muốn đun nấu, chạy điều hoà (hay muốn khi mất điện cũng như có điện) và sẵn sàng bỏ ra khoảng 15 đến vài chục triệu để mua máy ban đầu thì nên mua máy phát điện. Lưu ý về vấn đề phát điện ban đêm có thể gây phản ứng từ những nhà hàng xóm đấy nhé!

- Nếu bạn muốn bỏ ra chi phí thấp, sử dụng điện tiết kiệm (không dùng tủ lạnh, điều hoà, nấu cơm điện hoặc các thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn), không quên bảo dưỡng ắc quy mỗi 3 tháng trong mùa đông, thì bạn nên mua bộ kích điện và ắc quy.

Còn với cá nhân tôi, mặc dù đã trang bị một máy phát điện 2,2 kVA (Honda) cho mùa mất điện mấy năm trước, nhưng tôi vẫn chọn phương án dùng máy kích điện trong mùa mất điện năm nay.

Trương Mạnh An

(Trong phần so sánh trên không bao gồm loại máy phát “tự chế”: kết hợp giữa một động cơ diesel của Trung Quốc và một củ phát điện lại với nhau)

Mr Hưng, Ms Bình
Mr Hưng, Ms Bình
Trả lời 13 năm trước

(Bộ nạp điện và bộ kích điện +Ắc quy cỡ lớn)được gọi là Bộ lưuđiện hay SiêuUPS chỉ phù hợp với quy mô hộ gia đình và văn phòng, công ty nhỏ vì bị hạn chế bởi Công suất sử dụng vàdung lượng Ắc quy nhưng có ưu điểm vượt trội là: Dễ sử dụng , Không tiếng ồn, Không ô nhiễm, Tiện lợi vì tận dụng được nguồn năng lượng tại nhà đó là nạp nguyên liệu từ điện sinh hoạt tính ra chi phí hiện thời rẻ hơn xăng, dầu.

Về lựa chọn thiết bị này theo tôi thì các bạn nên lựa chọn theo3 tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: MÁY KÍCH ĐIỆN (BAO GỒM NẠP VÀ KÍCH )

+ Máy nạp: Bộ nạp tự động khi đầy ắc quy thì máy nạp tự ngắt có tác dụng an toàn cho ắc quy, cho người sử dụng, theo kinh nghiệm sản xuất và sử dụng của mình thì các bạn nên lựa chọn hãng nào có bộ nạp cơ kết hợp với thiết bị diot tự động khi ắc quy đầy thì bộ nạp này đảm bảo được 2 yếu tố: Bền và An Toàn, còn nếu bộ nạp 100% điện tử rất dễ hỏng, bạn phải bảo hành rất vất vả, bộ nạp 100% bằng cơ thì Bền nhưng không an toàn vì nếu ắc quy đầy mà bạn chưa kịp rút máy nạp điện ra thì ắcquy dễ bị phồng, chai, không giữ được điện.

+ Bộ kích điện: Tác dụng kích điện từ 12V của acquy lên điện 220V để dùng trong sinh hoạt với bộ kích điện này bao gồm các chủng loại sau:

Hình ảnh Sin chuẩn( pure sine) và Sin vuông (Square)

- Bộ kích điện sin vuông ( Square): Đối với các thiết bị sử dụng như máy tính, thì thiết bị này không ảnh hưởng lớn nhưng đối với các thiết bị động cơ như Quạt, motor, máy bơm nếu bạn dùng thiết bị này sẽ gây nóng thiết bị, gây cháy thiết bị dạng động cơ, đèn tuýt thì tắc te kêu tè tè.

- Bộ kích điện sin răng cưa( Modified): Răng cưa thì có nhiều loại răng cưa từ sin vuông trên được các đèn trường cắt xung vuông màu vàng thành các tỷ lệ khác nhau, nếu tỷ lệ đèn trường càng nhiều thì độ mịn của răng cưa càng lớn, loại này có một số hãng đã đưa về độ tiêu chuẩn gọi là : Modify sine wave có tác dụng chạy các thiết bị động cơ như quạt, motor, máy bơm nước không gây nóng thiết bị, không gây cháy thiết bị dạng động cơ loại này có ưu điểm là giá thành phù hợp nhưng có nhược điểm một chút là quạt hơi kêu so với điện lưới. Đèn tuýt không kêu.

- Bộ kích điện dạng sin chuẩn (Pure sin): Như hình trên, là sự chau chuốt lại từ dạng modify sine wave, bằng cách sử dụng thiết bị dạng biến tần điều chỉnh cho độ mịn của đường sin từ dạng modify sine wave, …về dạng sin chuẩn của điện lưới, ưu điểm của dạng này là giảm tiếng ồn rõ rệt khi chạy các động cơ như quạt, máy bơm… khi chạy điện máy kích so với điện lưới phù hợp cho hầu hết các thiết bị điện. Loại này về hiệu ích sử dụng không khác nhiều so với dòng Modify sine wave nhưng giá thành các đơn vị bán hàng lợi dụng điều này trục lợi nâng giá thành sản phẩm rất cao người tiêu dùng lưu ý khi lựa chọn sản phẩm.

TIÊU CHÍ 2: ẮCQUY SỬ DỤNG (12V)

Lựa chọn ắcquy nào phù hợp với quy mô sử dụng của khách hàng, acquy khô hay acquy nước đều có ưu nhược điểm của nó, bạn nên chọn những acquy có tên tuổi theo tiêu chuẩn sản xuất quốc tế: acquy ghi 100Ah thì đủ 100Ah, bản cực tốt, lượng điện lưu trữ tốt, bảo hành tốt như acquy GS, GLOBE, ĐỒNG NAI, ATLATS…

TIÊU CHÍ 3: LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP

Đối với sản phẩm Máy kích điện bạn nên lựa chọn kỹ nhà cung cấp đảm bảo tiêu chí sản phẩm bền, chất lượng, bảo hành dài hạn, nhà cung cấp rõ ràng, dịch vụ sau bán hàng tốt để bạn có thể sửa chữa, thay thế, bảo hành sản phẩm

Nếu bạn chưa rõ có thể gọi cho chúng tôi để được tư vấn:

0463294095 -0983. 843.120 – 0986.888.966 gặp Ms Bình, Mr Hưng

lê đình hoạt
lê đình hoạt
Trả lời 13 năm trước

- Bạn nên chọn các sản phẩm có điện áp ra Sin chuẩn (dáng sóng như điện lưới). Loại này không làm hỏng các thiết bị điện. Cách đơn giản nhất để kiểm tra là bạn thử với quạt, nếu quạt kêu ù ù trong mô-tơ thì đó là Sin mô phỏng, gây hại thiết bị điện. còn nếu quạt chạy êm như khi mình dùng điện lưới là bạn đã chọn đúng sản phẩm có đầu ra Sin chuẩn.

- Trước khi quyết định vác 1 cái về nhà dùng thì bạn nên tính toán công suất mà ta sẽ sử dụng khi mất điện (thường thì chỉ dùng quạt và đèn thắp sáng). từ đó mà ta có thể đưa ra được công suất bộ kích điện phù hợp với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí tiền đầu tư.

Bạn có thể tham khảo bộ hồ điện này của Ấn Độ.

Giá 2.900.000

  • Bộ lưu điệnsin chuẩnHDPS -800AD. Dạng
    case nằm ngang. Xuất xứẤn Độ
  • Công suất 800VA, tương đương
    560W,
  • Điều khiển kỹ thuật số, đảm bảo
    hoạt động ổn định.
  • Dạng sóng hìnhsin chuẩn,
  • Hiệu suất80%,thời gian sử dụng tăng gấp rưỡi so
    với các hãng khác

  • Chế độnạp 3 giai đoạntiên tiến nhất
    hiện nay, tăng gấp đôi tuổi thọ ắc quy.
  • Quạt mát thiết kế thông minh,
    chỉ hoạt động khi nhiệt độ máy lơn hơn 60 độ.
  • Chế độ khởi động mềm.
  • Bảo vệ quá tải, ngắn mạch, ngược
    cực, quá nhiệt.
  • Quản lý ắc quy thông minh, kéo
    dài tuổi thọ ắc quy.
  • Thiết kế thẩm mỹ, vỏ thép sơn
    tĩnh điện, bền chắc.
  • Phù hợp hộ gia đình và văn
    phòng.
  • Cho phép sử dụng cùng lúc 01 TV
    hoặc 01 máy tính, 01 đèn ống, 01 quạt.
  • Chạy được cửa cuốn, máy giặt, tủ
    lạnh loại nhỏ, TV tới 29 inch, bơm nước loại nhỏ.

Sản phẩm tối ưu cho hộ gia đình mỗi
khi mất điện. Công suất định mức 560W sẽ đáp ứng được các nhu cầu về:

Dùng được

+ Chiếu sáng: Mỗi đèn ống chỉ tiêu
tốn công suất 40W.

+ Quạt mát: Mỗi quạt cây hoặc quạt
trần chỉ tiêu tốn công suất 60W.

+ TV: Máy có thể dùng với TV loại màn
hình CRT (bóng hình)tới 29 inch hoặc TVLCD, Plasma tới 32 inch.

+ Cửa cuốn: đây là ưu điểm nổi trội
của HỒĐIỆN. Do có hệ số quả tải tới 300% nên HỒĐIỆN 800VA có thể dùng
cho các cửa cuốn350W.

+ Máy tính: Mỗi máy tính để bàn tiêu
tốn công suất khoảng 300W. Máy tính xách tay khoảng 150W Nên bộ HDPS -
800AD có thể sử dụng cho 1 máy tính để bàn hoặc 02 máy tính xách tay.
+ Các
thiết bị điện có công
suất nhỏ hơn 560W và không có hệ số khởi động.

Bảo hành 12 tháng

Ai cần liên hệ có thể gọi điện Anh Hoat sdt 0943070486 và có thể đặt hàng trước

binhhc
binhhc
Trả lời 13 năm trước

Bài đăng của bạn chitachita chuẩn không cần chỉnh. Tuy nhiên hình dạng sóng sin đầu ra của 1 số bộ kích điện có quảng cáo là chuẩn nhưng thực tế có chuẩn hya không lại là việc khác.

Ngoài ra theo tôi biết: 1 số máy phát điện sóng sin đầu ra cũng không chuẩn (mới chỉ cần thử bằng quạt đã biết rồi)

Mọi người chuẩn bị đi mua MFĐ nên tính đến điều này.