Ai làm giúp em bài văn nghị luận đề như sau: Hãy trình bày ý kiến của bản thân qua câu tục ngữ "Trăm hay không bằng tay quen"!giúp em với

Tử vi lá số
Tử vi lá số
Trả lời 15 năm trước
"Trăm hay không bằng tay quen" đồng nghĩa "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", "Lý thuyết mỏng như lá lúa, thực tế dầy như da trâu", "Học phải đi đôi với hành", "Lý thuyết phải đi đôi với thực hành". Trước hết, trong môi trường giáo dục thì có lớp chuyên, lớp chọn, trường trung học vừa học vừa làm, trường chuyên (văn, toán, lý, hóa), trung học phân ban (A,B,C,D...); trường Đại học kinh tế (Đa ngành), trường Đại học ngoại thương (kinh tế ngoại thường, quản trị kinh doanh...); trường đại học sư phạm kỹ thuật (Đào tạo giáo viên kỹ thuật), trường đại học bách khoa (đa ngành), trường đại học giao thông vận tải (kinh tế, kỹ thuật vận tải, cầu đường, hẩm giao thông)... để đáp ứng nhu cầu thực của số đông học sinh, sinh viên theo học. Xuất phát từ nhiều năm qua nền giáo dục bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông lên đại học chuyên ngành cũng còn mang tính phổ thông, phổ cập kiến thức tổng quát và thực hành chưa nhiều so lý thuyết và do đặc thù kinh tế xã hội, ngành nghề phát triển ngày càng nhiều và xuất hiện ngành nghề mới, nguồn nhân lực cũng được đào tạo kiến thức, kỹ thuật nghiệp vụ phổ thông và trên mức phổ thông một chút (kiến thức chính trị, kinh tế- xã hội, làm quen với thực hành ít ỏi- Từ đó, ca dao "Trăm hay không bằng tay quen" để chỉ nền giáo dục mạng nặng lý thuyết hơn là thực hành, nếu thực hành thành công (quen tay) một ngành nghề cụ thể nào đó được đánh giá cao, thiết thực hơn khối lượng bài học lý thuyết nhiều và ứng dụng không được bao nhiêu (ngoại trừ các ngài làm nhà sư phạm, nhà quảng bá cho tập thể hay cho chính mình với tư cách là người xúc tiến quan hệ cộng đồng, công chúng trong nước và quốc tế, có khi là các "xếp trẻ" làm công việc quản lý, hưởng lộc từ gia đình và tổ chức tạo thuận lợi cho họ). Đồng thời, cũng chỉ rõ bất cứ ai làm công việc quen thuộc của gia đình, của chính mình có nhiều cơ hội thành công, mang ý nghĩa kinh tế- xã hội hơn so với nhiều kiến thức hiểu biết khác mà không thông qua thước đo là thực hành, thực hiện, rút kinh nghiệm và hoàn thiện, chứng minh hiểu biết đó áp dụng thành công vào cuộc sống con người. Mặt khác, "...., không bằng tay quen" cũng nói đến vấn đề chuyên môn hóa, hình thành dây chuyền trong sản xuất, đời sống, các quan hệ và giá trị sức lao động cần thiết để làm ra sản phẩm, dịch vụ tối ưu nào đó, phù hợp cách thức mà con người và tổ chức mong muốn không ngừng gia tăng thành quả sức lao động gắn với các phương tiện sãn xuất, dịch vụ chuyên nghiệp và hiện đại.
le Xuan Trinh
le Xuan Trinh
Trả lời 14 năm trước

Chào bạn, những ý kiến của tôi không phải là một bài văn hoàn chỉnh, mà tôi chỉ có thể nói ý nghĩa của nó, và bạn hãy dựa vào đó để viết lên một bài văn nghị luận hoàn chỉnh để đạt điểm cao nha.

"Trăm hay không bằng tay quen"

1 ví dụ đơn giản, hãy đặt bạn là một người con, bạn rất thích chơi game, lười học, và có thể là bạn mê chơi game quá nhiều nên bạn học hành rất kém. Ba mẹ, anh chị, cô, gì, chú, bác...khuyên bạn hãy cố gắng học vì tương lai của mình, bớt chơi để mà học, nhưng mà bạn đã lỡ nghiện game rồi, vậy bạn có chắc chắn, chỉ vài câu nói của người thân trong gia đình là bạn có thể bỏ game mà tập trung vào học hay không. chắc chắn là không, Hay ở đây chình là những lời khuyên của ba mẹ, anh chị... bạn, còn Quen chính là bản thân bạn mê game quá, cho dù khuyên bạn thế nào bạn vẫn lười học và thường xuyên trốn học chơi game.

Đó, 1 ví dụ đơn giản trong muôn vàn trường hợp như vậy trong cuộn sông hiện nay, đã nói đến nghị luận xã hội, thì cái đâu tiên bạn nên nghĩ đến, đó chính là XÃ HỘI, xã hội bây giờ, muôn hình muôn vẽ, có tốt có xấu, chứ không phải cái gì cũng tốt. sức mạnh của con người là vô hạn, tri thức là vô tận, không ai có thể khẳng định mình đã học hết, đến những con người nỗi tiếng đi vào lịch sử như bác hồ, Lê Nin, Cacmac, và các giáo sư tiến sĩ nổi tiếng củng không dám khẳng định mình là tài ba, và đã học hết, ai củng có điểm mạnh của mình, và điểm yếu của mình, không có ai ngu dốt cả, nếu như bạn nói 1 người nào đó ngu dốt thì bạn hãy nghĩ lại chính bản thân mình trước, khi mình nói câu đo với người khác, tại sao có những người học giỏi, có những người học không giỏi, bạn có thể trả lời được không. không phải bạn có tiền, bạn đi học thêm nhiều, là học giỏi đâu, có những người gia đình họ nghèo nhưng họ học vẫn hơn nhiều so với những cậu ấm, cô chiêu thời nay. Nói tóm gọn lại 1 câu, tại sao trong cuộc sông bây giờ lại có nhiều loại người đên vậy. con người chỉ có 1, chứ đâu phải có thêm những người ngoài hành tinh đâu, ai củng đầu đen, máu đỏ. nhưng bây giờ thì lại xuất hiện đầu vàng, đỏ, xanh... máu lạnh...tại sao, Tại vì Xã hội. chỉ 2 chữ thôi "Xã Hội" bởi thế nghị luận xã hội bây giờ chủ yếu là phê bình cách sống của con người, kinh nghiệm sông giữa con...tại sao lúc trước, trong thời kì chiến tranh, con người việt Nam anh dủng lắm, oai hùng lắm, được mọi người trên thế giới ca ngợi nhiều lắm, ca ngợi cái gì, ca ngợi cái nghị lực, sự đoàn kết dân tộc, lòng yêu nước... vậy mà bây giờ thì sao, tệ nạn xã hội triền miên, cướp của, giết người...con ngưoi việt nam giết chết con người việt nam, tại sao lúc trước thì đồng lòng đánh đuổi giặc ngoại xâm như vậy, mà bây giờ lại quay ra giết chết chính đồng loại của mình để mưu sinh, tại sao. tại vì xã hội, nói gì thì nói củng chỉ tại vì xã hội. Con người sao lại như vậy nhỉ, "Tram hay không bằng tay quen" một khi đã quen tật rồi, thì dù ai nói gì củng cứ như vậy, không thay đổi được, những người ăn trộm, ăn cướp bị vô tù, cải tạo.. rồi sau vẫn chứng nào tật nấy, ....nhiều nhiều lắm, tôi không thể kể hết được. bạn hãy tự tìm hiểu thêm nhá. nếu cần hỏi gì thì liên lạc với tôi. Yahoo: Nh0cChanh_BmT@yahoo.com

Công Chúa Nhỏ
Công Chúa Nhỏ
Trả lời 12 năm trước

Bài này nha:

Nghị luận xã hội về câu nói "học đi đôi với hành"

“Trăm hay không bằng tay quen” người xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thực hành trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành được hiểu khác hơn học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rưòi nhau. Điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.
Học để hành,học với hành phải đi đôi.Học mà không hành thì học vô ích.Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.
Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học cuả chúng ta ngày nay.
Vậy học và hành có quan hệ như thế nào? Trước hết ta cần hiểu: học là tiếp thu kiến thức đã được tích lủy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học là trao dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu, học là tìm hiểu, khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Học thuộc khía cạnh của lí thuyết, lí luận. Còn hành nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết cho thực tiễn đời sống. Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thể tách rời nhau mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một. Ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập, một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “học mà không hành thì vô ích “. học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. Ttrong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được, bị mọi người khinh chê. Ngược lại nếu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng khi gặp khó khăn trở ngại, thậm chí có khi sai lầm nữa “hành” mà không như thế rõ ràng là “không trôi chảy” đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại vì người đó “hành“ mà không “học”.
Xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ, ta cần phải hiểu học cái gì và học như thế nào? Học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường, không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống mà ta cần phải học, sự học rất mênh mông bao la , không có giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng. ở lứa tuổi nào cũng phải học - học ở nhà trường gia đình, xã hội , học thầy , học bạn , học ở mọi nơi mọi chốn “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Hơn thế là học sinh ta cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải có thái độ học tập nghiêm túc, không học qua loa, vừ học vừa chơi. Vào lớp phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, về nhà phải học bài cũ, phải nghiên cứu bài mới, làm bài tập đầy đủ, không học theo kiểu học vẹt, học lí thuyết suông mà phải kết hợp lí thuyết thực hành. Phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực hành, có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.
Ngày nay, lời dạy của Hồ Chủ tịch ngày càng được khẳng định tác dụng của nó trong thực tế. Học đi đôi với hành đã trở thành nguyên lí phương châm giáo dục của nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. Thấm thía lời dạy của Người , em càng có ý thức học trong việc học tập của mình, em sẽ cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập của em ngày càng tiến bộ hơn.
hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn truyền dạy cho con cháu những bài học quý báu về cuộc sống được đút kết từ kho tàng tục ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. Một trong những bài học đó được thể hiện qua câu tục ngữ đó là “ Trăm hay không bằng tay quen”. Và cho tới ngày hôm nay bài học này càng thể hiện rõ giá trị của nó đối với cuộc sống mỗi con người.


Câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen” được ông cha ta đút kết từ thời xa xưa. Cho nên từ “trăm” trong câu tục ngữ được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, “trăm” là một từ cổ, được hiểu là nói. Nếu chúng ta hiểu từ “trăm” theo nghĩa thứ nhất thì câu tục ngữ sẽ có nghĩa: “ Nói hay không bằng làm giỏi”. Còn với nghĩa thứ hai thì từ “trăm” được hiểu là nhiều, nếu ta kết hợp nghĩa thứ hai thì câu tục ngữ sẽ có nghĩa: “ biết nhiều không bằng làm tốt”. Tuy rẳng mỗi người có mỗi cách hiểu khác nhau, nhưng mỗi nghĩa đều có giá trị riêng của nó. Nếu chúng ta chọn theo cách hiểu thứ hai thì chúng ta có thể hiểu được trọn vẹn ý nghĩa câu tục ngữ trên là: lý thuyết không bằng thực hành. Đó cũng là ý nghĩa khái quát của bài học mà ông cha ta muốn truyền đạt cho con cháu chúng ta.

Để xem xét sự đúng, sai trong câu tục ngữ trên, ta cần phải căn cứ vào cuộc sống thực tế , hoàn cảnh của mỗi con người vì mỗi câu tục ngữ, mỗi bài học đều nghĩa tương đối. Có khi ý nghĩa của câu tục ngữ đúng với người này nhưng lại không đúng với người khác. Có đôi lúc trong cuộc sống thì việc thực hành lại có giá trị hơn lý thuyết. Trong đời sống hằng ngày, ta hay bắt gặp những anh thợ sửa xe, họ phải sửa đi sửa lại nhiều lần thì họ mới trở thành một anh thợ giỏi. Cụ thể nhất là trong việc học văn rèn chữ, nếu chúng ta không vận dụng sáng tạo, chăm chỉ siêng năng thì việc học văn sẽ chẳng còn lợi ích. Ngược lại, có đôi lúc thì lý thuyết lại có giá trị chỉ đạo thực hiện. Anh thở kỹ sư, muốn xây được những tòa nhà cao chọc trời, những cây cầu rộng lớn thì anh phải vận dụng lý thuyết đã học để vận dụng vào thực tiễn nhằm đảm bảo không gây trở ngại ảnh hưởng đến công trình. Nếu anh kỹ sư không vận dụng lý thuyết thì hậu quả khó mà lường trước được. Cũng như việc một người bác sĩ giỏi nếu anh ta không học tập tốt ở trưởng thì làm sao có thể chữa bệnh cho người khác. Vì vậy mà xét theo mỗi trường hợp thì tùy vào từng trường hợp mà câu tục ngữ biểu hiện được giá trị và ý nghĩa của nó.

Trong xã hội chúng ta ngày nay có một số ngưởi không xem trọng cả lý thuyết lẫn thực tế. Họ chỉ biết nói cho có rồi không làm. Ví như một số quan chức chính phủ chỉ biết hứa hẹn nhiều điều nhằm lấy lòng tin nhân dân rồi lại làm nhân dân thất vọng về việc họ làm, có đôi lúc họ cũng chẳng làm để người dân cứ phải khổ sở gây thiệt hại cho chính quốc gia đó. Một số nhà máy dù biết rõ rằng việc thải chất thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nhưng họ vẫn cứ thải, diển hình như vụ nhà máy Vedan cách đây không lâu. Tất cả những hành dộng trên đều gây ra những hậu quả lớn cho cả loài người cả trong hiện tại lẫn tương lai.

Vì thế mà việc cân bằng giữa thực hành và lý thuyết nhằm phát huy và kế thừa bài học quý báu đó của ông cha ta là điều quan trọng, nhất là với mỗi học sinh chúng ta, để đạt dược kết quả tốt trong việc học tập hiện tại cũng như là trong tương lai. Đói với nhà trường và mỗi gia đình, việc giáo dục con cái cũng như học sinh cũng cần phải điều hòa giữa thực hành lẫn lý thuyết, có khi thực hành nhiều sẽ giúp các học sinh phát huy hết năng lực vốn có thông qua lý thuyết được học. Xả hội cũng vậy, “nói đi đôi với làm” sẽ giúp ổn định xã hội, tạo lòng tin cho nhân dân, giúp nước nhà càng phát triển.

Tóm lại, qua câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”, ta rút ra được bài học quý báu mà ông cha ta mốn truyền đạt lại cho con cháu từ xưa tới nay. Đó là lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Do vậy, mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải siêng năng học tập, vận dụng những bài học vào thực tế một cách sang tạo nhằm tạo ra những giá trị tốt cho cuộc sống hiện tại và tương lai