Minh đang làm bài văn về thuyết minh chiếc cặp sách (Túi đeo) các bạn giúp mình với. Mình cảm ơn

vietnam
vietnam
Trả lời 15 năm trước
Bạn có thể làm thế này: đời học sinh ai cũng phải xách cặp táp. Cặp để đựng giấy tờ, sách, bút, tập và những dụng cụ cần thiết kể cả ... đồ ăn, quần áo, truyện tranh và có trời mới biết là gì nữa. Con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dề chạy nhảy, vui đùa. Cặp được làm bằng vải nỉ, hoặc bằng giả da cho con gái. Dù bằng chất liệu gì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách, chưa kể còn bị quăng ình ình khi chủ nhân gặp chuyện bực mình, hoặc ham vui mà quăng nó đi. Sơ sơ vậy thôi, bạn có thể tùy theo mấy phút mà bôi ra thêm. Chúc học vui. Thân.
nga
nga
Trả lời 14 năm trước
[:D] Ngắn gọn nhưng đầy đủ ý là đc
Chita
Chita
Trả lời 14 năm trước
Bạn có thể làm thế này: đời học sinh ai cũng phải xách cặp táp. Cặp để đựng giấy tờ, sách, bút, tập và những dụng cụ cần thiết kể cả ... đồ ăn, quần áo, truyện tranh và có trời mới biết là gì nữa. Con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dề chạy nhảy, vui đùa. Cặp được làm bằng vải nỉ, hoặc bằng giả da cho con gái. Dù bằng chất liệu gì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách, chưa kể còn bị quăng ình ình khi chủ nhân gặp chuyện bực mình, hoặc ham vui mà quăng nó đi. Sơ sơ vậy thôi, bạn có thể tùy theo mấy phút mà bôi ra thêm. Chúc học vui. Thân. thêm chút I. MỞ BÀI: - Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường. II. THÂN BÀI: 1. Nguồn gốc, xuất xứ: - Xuất xứ: vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển. - Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới. 2. Cấu tạo: - Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản. + Phía ngoài: chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,. + Bên trong: có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,. 3. Quy trình làm ra chiếc cặp : - Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: cặp táp, cặp da, ba-lô,. với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao,. mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau. + Lựa chọn chất liệu: vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,. + Xử lý: tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó. + Khâu may: thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế. + Ghép nối: ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau. 4. Cách sử dụng: - Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau: + học sinh nữ : dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người. => Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính. + hoïc sinh nam: ñeo cheùo sang moät beân. => Theå hieän söï khí phaùch, naêng ñoäng, nam tính. Nam sinh viên Đại học Đeo cặp một bên thể hiện sự tự tin và năng động + học sinh tiểu học : đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn. => Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1. Các nhà doanh nhân: sử dụng các loại cặp đắt tiền, xịn, thường thì họ xách trên tay. => Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước. - Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo. 5. Cách bảo quản: - Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu: + Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp. + Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao. + Cứ khoảng 1 - 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu. + Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp. + Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da. + Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng. + Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp. 6. Công dụng: - Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường. - Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân. - Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò - cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. III. KẾT BÀI: - Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam. ----------------- Bài này mình tự làm (có kết hợp trong văn mẫu)!!!Nhờ pà kon góp ý:)>- Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước,… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì vật dụng để đựng các thứ kể trên chính là chiếc cặp - một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm! Cặp sách được sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như trong đời sống. Chắc chắn một điều rằng, cặp sách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người. Việc phát minh ra cặp sách là do người Mỹ nghĩ ra vào năm 1988. Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: nắp cặp, quai xách, kẹp nắp cặp, một số cặp có quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ được dùng để kéo trên đường,… Cấu tạo bên trong, có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mưa, có thể có ngăn đựng ví tiền hay cả đồ ăn, nước uống nữa,... Về quy trình, cho dù quy trình làm ra chiếc cặp như thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ có những công đoạn chính gồm: lựa chọn chất liệu, xử lí, khâu may, ghép nối. Chất liệu thì có rất nhiều loại cho phù hợp với yêu cầu của người dùng: vải nỉ, vải bố, da cá sấu, gải da,... Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách. Kèm theo đó, kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp, ví dụ như con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động. Con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi. Một số lời khuyên về việc sử dụng cặp cho đúng cách: chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình. Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp (phần tiếp giáp với lưng). Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch. Chắc chắn rằng những vật dụng để trong cặp đều càn thiết cho các hoạt động trong ngày. Đối với cặp hai quai, chúng ta không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người. Đối với cặp chỉ có một quai, nên thay đổi vai đeo để tránh cong vẹo người. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải,… Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Miti, Samsonite, Tian Ling, Ling Hao,… phổ biến ở khắp mọi nơi như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Nhưng cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào đi chăng nữa, cũng từ từ theo thời gian mà hỏng dần đi nếu như chúng ta không biết cách bảo quản nó, chẳng hạn như quăng chúng ình ình mỗi khi gặp chuyện bực mình hoặc ham vui mà quăng nó đi. Thế nên, chúng ta không nên quăng cặp bừa bãi, mạnh tay, thường xuyên lau chùi cặp cho sạch sẽ. Nói tóm lại, cặp sách là một vật dụng rất cần thiết trong việc học tập và cả trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích và có thể được coi là người bạn luôn luôn đồng hành với mỗi chúng ta. Đặc biệt là đối với học sinh- chủ nhân tương lai của đất nước.