Phân tích tâm trạng chàng trai trong bài ca dao "trèo lên cây khế nửa ngày"

phan tich giup em tam trang chang trai trong bai ca dao "treo len cay khe nua ngay ai lam chua xot long nay khe oi! mat troi sang voi mat trang sao hom sanh voi sao mai chang chang minhoi?co nho ta chang ta nhu sao vuoc cho trang giua troi"
BT
BT
Trả lời 15 năm trước
"Trèo lên cây khế nửa ngày Ai làm chua xót lòng này khế ơi". Câu này thì tớ học rồi nên cũng có biết sơ sơ ^_^ Khi giảng bài, thầy giáo của tớ cũng có nói rằng, câu ca dao này không phải có ý muốn nói về ước mơ được ăn khế ngọt, ai dè ăn phải khế chua đâu!. Câu hỏi của chàng trai với cây khế cũng chính là lời độc thoại của chàng với bản thân. Ở đây, người con trai đã nhờ hình ảnh cây khế để bộc lộ tâm trạng sâu kín của mình . Vị khế chua gợi cho ta liên tưởng tới tấm lòng cũng đang đau khổ, xót xa của chàng trai vì chuyện tình duyên không thành. Nếu đọc các câu tiếp theo của câu ca dao, các bạn sẽ thấy rõ hơn chủ đề của bài ca dao: ...Mặt trăng sánh với mặt trời Sao hôm sánh với sao mai chằng chằng Mình ơi có nhớ ta chăng Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời. Bạn tham khảo thêm dưới đây Tôi yêu ca dao ko chỉ yêu cái mượt mà đằm thắm của ngôn từ, tôi yêu ca dao còn bởi cái tình giản dị e ấp, dịu dàng đến mê hoặc lòng người. Ca dao mượn phú, tỷ ,hứng để làm phương thức bày tỏ cái sâu thẳm của cõi lòng ưu ái. Phú là khi cảnh sắc bày ra trước mắt, vung lời thành thơ miên man bất tuyệt theo ngoại giới. Hứng là lúc tức cảnh sinh tình, ý-tình-hình-nhạc khởi phát theo chiều cảm xúc. Tỷ là sự đối chiếu so sánh, mượn câu chuyện thế sự để dãi bày câu chuyện của nội tâm. Mỗi một phương thức là một dáng vẻ riêng nhưng Tỷ có lẽ là phương thức được dùng nhiều hơn cả trong câu chuyện đôi lứa bởi chính nó đã làm nên cái thần cuả ca dao, làm nên cái dáng vẻ e ấp bẽn lẽn của duyên tình... Trèo lên cây khế nửa ngày Ai làm chua xót lòng này khế ơi Cái mô tuýp "Trèo lên..." có lẽ ko phải là độc quyền của bài ca dao này. Chiều cao của không gian dường như là yếu tố thôi thúc cảm xúc nảy sinh, làm nên cái trăn trở của một tâm sự ko thể dễ dàng bày tỏ. Cây khế đi vào huyền thoại với câu chuyện "ăn một quả trả cục vàng" giờ lại đi vào ca dao nhưng ko phải để phô diễn cái đối cực 2 chiều THiện-Ác như trong cổ tích mà nó lại là cái cớ để nhân vật trữ tình trong ca dao dãi bày tâm trạng. Mượn cái chua của Khế để nói thay cho cái chua của tâm trạng. Khế ko còn tồn tại như một thực thể vô tri, nó hoá thành nhân vật thứ 2 trong bài ca dao đóng vai trò phản thân với nhân vật chính. Câu thơ Ai làm chua xót lòng này, khế ơi? đã minh chứng cho điều ấy. Cấu trúc câu thơ là cấu trúc nghi vấn nhưng ko dùng để hỏi, nó có vai trò khắc hoạ những trăn trở băn khoăn, độ chua của vị giác giờ hoá thành thước đo cho những xót xa của tâm trạng. Cái vi diệu của ca dao là ở đó. Những so sánh bất ngờ, những chuyển hoá tinh tế về ngôi kể khiến cho câu thơ mở đầu tạo được sự hấp dẫn đặc biệt với người đọc!