Người bệnh không hài lòng với thái độ của các Bác sỹ BV Phụ sản Trung ương và BVPS Hà Nội

- Tôi đã từng đến khám phụ khoa-vô sinh-hiếm muộn tại BVPS Trung ương và BVPS Hà Nội. Và cảm thấy không hài lòng với thái độ cư xử của các bác sỹ của hai bệnh viện này. Khi đến khám tại cả 2 bệnh viện này các bác sỹ khám rất nhanh vì quá đông bệnh nhân. Khi trả lời cho bệnh nhân về tình hình sức khỏe hiện tại, các bác sỹ thường chỉ nói rất qua loa rồi viết "đơn thuốc với giá đắt cắt cổ" cho bệnh nhân. Sau đó bảo người bệnh đi mua thuốc rồi quay lại phòng khám. Khi xác nhận người bệnh "đã mua thuốc như mình yêu cầu" rồi thì bác sỹ đánh dấu gì đó vào sổ thuốc. - Tại sao bác sỹ lại phải bắt ép bệnh nhân mua đúng đơn thuốc với giá đắt như vậy. Nếu không mua thuốc theo đúng lời bác sỹ thì sẽ không được bác sỹ trả lời về tình trạng bệnh tật. Nếu mua đúng như vậy thì bác sỹ cũng chỉ trả lời một cách ngắn gon. Ai không hiểu hay muốn hỏi thêm cho rõ ràng về sức khỏe của mình thì bác sỹ trả lời cáu gắt hoặc không trả lời. Và bảo bệnh nhân đi về uống thuốc theo đơn. Sau đó gọi tiếp bệnh nhân khác vào khám. Để mặc cho người bệnh kia đứng ngẩn ngơ không biết mình bị bệnh như thế nào? Các bác sỹ tại BVPS TW và BVPS Hà Nội không muốn trả lời các câu hỏi của bệnh nhân vì chuyên môn của mình kém hay vì lý do nào khác? Phải làm sao để các bác sỹ nói rõ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân? - Tại BV Phụ sản Hà Nội, bác sỹ Dung là bác sỹ khám chính của khoa vô sinh-hiếm muộn. Tại đây bác sỹ Dung cũng khám và cho bệnh nhân sử dụng thuốc với giá đắt. Khi sử dụng kỹ thuật chụp X-quang tử cung hay vòi trứng gì đó để kiểm tra sự thông tắc vòi trứng. Bác sỹ Dung đã bảo người bệnh ra ngoài phòng khám tư nhân theo địa chỉ mà bác sỹ Dung đã cho. Khi tôi và một chị nữa cùng đến địa chỉ phòng khám tư mà bác sỹ Dung bảo đến chụp Xquang thì "phát hoảng" vì thấy phòng khám rất bẩn thỉu. Người ra tiếp chúng tôi mặc quần áo sơ sài chứ không sử dụng áo y tế. Và khi hỏi giá thực hiện việc chụp tử cung vòi trứng là bao nhiêu thì được người đó cho biết là hơn 500 ngàn. Trong khi thực hiện ở trong bệnh viện chỉ mất hơn 200 ngàn. Vì thấy giá quá đắt và thấy không yên tâm vào kỹ thuật chụp chiếu của phòng khám này nên tôi và chị kia đã quay về gặp bác sỹ Dung để xin bác sỹ cho chụp chiếu trong bệnh viện. Bác sỹ Dung không vui vẻ nhưng vẫn đồng ý cho chúng tôi chụp chiếu tử cung vòi trứng trong bệnh viện. Và bác sỹ Dung giải thích rằng: "việc chụp chiếu trong bệnh viện được thực hiện với màn hình đen trắng nên kết quả sẽ không chính xác. Còn chụp chiếu ở tư nhân với màn hình màu thì kết quả sẽ rõ ràng hơn". - Sau khi chụp chiếu ở tại BVPS Hà nội xong thì tôi mang phim chụp lại phòng khám của bác sỹ Dung. Và bác sỹ Dung trả lời rằng: "bảo em ra ngoài chụp thì mới có kết quả rõ ràng. Còn phim đen trắng của bệnh viện mờ lắm chẳng rõ ràng. Thôi em về đi. Bệnh vô sinh của em vẫn chưa biết từ đâu cả". Sau đó tôi muốn hỏi thêm một số chuyện nữa nhưng bác sỹ bảo còn phải tiếp bệnh nhân khác nên bảo tôi ra về. Có phải do tôi không chịu chụp chiếu theo yêu cầu của bác sỹ Dung nên mới nhận được thái độ cư xử như vậy? Nếu tất cả các bệnh nhân đến khám vô sinh-hiếm muộn tại BVPS Hà nội mà cũng không ra ngoài chụp chiếu theo yêu cầu của bác sỹ Dung thì chẳng lẽ bác sỹ cũng sẽ bị đối xử như vậy? Cơ quan nào sẽ đứng ra ngăn chặn hành động "khám bệnh chỉ vì tiền" của bác sỹ Dung-bác sỹ khám tại khoa vô sinh-hiếm muộn của BVPS Hà nội? - Trên đây là những ý kiến chân thật của tôi. Mong các cơ quan có chức năng sẽ ngăn chặn được tình trạng đang xảy ra tại BVPSTW và BVPSHN. Vì có rất nhiều cặp vợ chồng đi khám vô sinh đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Nếu gặp các bác sỹ như bác sỹ Dung thì họ biết xoay xở thế nào?
pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Đọc xong mà thấy thương bạn và cảm thấy bực mình với các bệnh viện ở Việt Nam.

Đối với bất cứ ai, việc phải nhập viện để khám chữa bệnh luôn là điều "cực chẳng đã". Hầu như người bệnh nào cũng cảm thấy "sợ" khi nhắc đến bệnh viện. Bệnh nhân đã chẳng sung sướng gì mà người nhà cũng khổ lây. Tình cảnh của bệnh nhân ở Bệnh viện Phụ sản trung ương là một ví dụ...

Quá tải !

Đến khoa Sản I, Bệnh viện Phụ sản trung ương vào những ngày Hà Nội bắt đầu nắng nóng, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh 4 "bà bầu" nằm chung một chiếc giường rộng 1,2m, dài 1,6m! Hãy thử tưởng tượng, 2 người bình thường nằm trên 1 chiếc giường cá nhân đã chật đến mức nào, huống hồ là 4 phụ nữ bụng mang dạ chửa (?!). Không phải tất cả các giường được kê tại đây đều nằm 4 người, nhưng hầu như tất cả phải gồng mình "chịu đựng" sức nặng của ít nhất là 3 người phụ nữ sắp có niềm vui làm mẹ.

Anh Nguyễn Văn Tường (quê Thường Tín, Hà Tây) với khuôn mặt rầu rĩ cho chúng tôi biết: "Các anh xem, thế này thì đàn ông khỏe mạnh còn chả chịu nổi, nữa là đàn bà mang chửa. Tôi ở đây chăm vợ được mười một ngày rồi, khổ vô cùng. Nhưng thương vợ, thương con nên cũng phải gắng thôi. Cứ nhìn cảnh vợ mình phải chịu khổ thế này mà đau đến thắt lòng. Lúc mới vào còn đỡ, chứ mấy hôm nay đông, không biết phải nằm 4 người 1 giường đến bao giờ. Kê giường gấp ở đây thì người ta không cho. Mấy hôm tới trời mà nóng nữa thì không hiểu còn khổ đến mức nào!".

Không chỉ có khoa Sản I diễn ra tình trạng quá tải mà hầu như ở các khoa khác đều chịu chung tình cảnh này. Rất ít bệnh nhân được nằm một mình một giường mà thường phải nằm chung 2 - 3 người trở lên. Mặc dù quy định thu 11 ngàn đồng/giường/ngày nhưng theo chúng tôi được biết, với 4 bệnh nhân/giường, bệnh viện vẫn thu đủ 40 ngàn đồng/giường/ngày.

"Muốn thoải mái thì sang khu điều trị tự nguyện" - một bác sĩ (chúng tôi xin phép không nêu tên) đã gắt gỏng như thế khi có một số bệnh nhân ta thán về tình trạng quá tải của bệnh viện. Theo thông tin chúng tôi nắm được thì khu điều trị tự nguyện của bệnh viện này là một loại hình dịch vụ tương tự các phòng khám, chữa bệnh tư nhân và giá cả tất nhiên cũng rất "trời ơi". Chi phí cho việc lưu trú và khám chữa bệnh ở đây trung bình không dưới 400 ngàn đồng/ngày. Với mức giá này, liệu những bệnh nhân như vợ của anh Tường và những bệnh nhân nghèo khác, vốn chỉ có nghề làm ruộng để sống, phải bán bao nhiêu tấn thóc mới có tiền chữa cho khỏi bệnh?

Cũng do quá tải mà rất nhiều khi, các bác sĩ, y tá trực tiếp điều trị đã có những thái độ và lời nói thiếu kiềm chế, gây hoang mang cho bệnh nhân như quát tháo, hách dịch, thiếu trách nhiệm với người bệnh.

Người bệnh khổ, người nhà cũng khổ

Đã vào viện, có người bệnh nào mà không khổ? Không những phải chịu đau đớn, mệt mỏi về thể xác (mổ xẻ, tiêm, xét nghiệm...) mà còn canh cánh một nỗi lo: tốn kém. Người nhà đi chăm nom bệnh nhân cũng khổ không kém khi bước chân vào viện. Họ có thể không đau đớn như bệnh nhân nhưng chắc chắn mệt mỏi hơn rất nhiều. Rồi còn hàng trăm thứ phải lo: lo cho sức khỏe người bệnh, lo cho đứa con sắp chào đời, lo tiền nong để chữa bệnh cho người thân. Bác Vũ Thị Thanh (quê Đặng Xá, Ân Thi, Hưng Yên), người lên trông con gái mổ trước khi sinh đã gần nửa tháng nay chỉ tay vào chiếc cặp lồng cơm lèo tèo vài thứ thức ăn rẻ tiền: "Chú xem, mười lăm ngàn đồng mà có khác gì ăn cơm tù đâu. Chen lấn xô đẩy, chìa cặp lồng ra như đi xin ấy. Chúng tôi ở quê lên, suốt ngày chỉ quanh quẩn từ cổng bệnh viên lên đến đây, biết đường nào vào đường nào đâu mà tìm mua cơm. Nói thật, sang đường cũng chẳng dám sang". Anh Hà Thanh Hải (công nhân nghỉ mất sức, vào viện chăm vợ gần hai tháng) tâm sự rất thật: "Đã vào đây thì sờ đến cái gì cũng mất tiền. Nhiều hôm người ta đuổi xuống (vì hết giờ thăm bệnh nhân theo quy định - PV), biết đi đâu ngoài việc xuống uống nước chè dưới cổng. Mà uống nhiều thì... phải đi toa - lét (!). Đi toa - lét lại phải mất 500 đồng. Đấy, cái nhỏ nhất như thế còn phải nói đến tiền, kể gì đến những việc lớn khác". Chúng tôi thầm hiểu những "việc lớn" mà anh Hải muốn nói đến và không khỏi xót xa cho những người nghèo vào viện. Cứ nhìn cái cảnh hàng chục người chen nhau trải chiếu ra sảnh để nằm, ngồi, xung quanh lỉnh kỉnh nào đồ dùng, nào thức ăn... mà không khỏi chạnh lòng.

tr
tr
Trả lời 13 năm trước

Mình cũng đã trải qua 3 năm trời đi chữa chạy khắp nơi để có em bé nên chắc cũng tạm gọi là có chút kinh nghiệm chia sẻ với bạn.
Theo mình thấy, đến BS nổi tiếng cũng chưa chắc đã thành công, cần nhất là bạn đừng lo lắng quá mức, giữ tâm lý thoải mái sẽ tốt hơn cho việc có em bé đấy bạn.
Còn về BS thì mình đã từng đi chữa khắp nơi, cứ nghe bác sĩ nào có tiếng là chạy qua nhưng mỗi BS nói một kiểu. Cuối cùng đến BS Tuấn - phó GĐ viện C thì mới xác định đc nguyên nhân vô sinh. Thực ra cũng khó nói BS nào tốt hơn BS nào, vì còn do chữa hợp hay không nữa, nhưng được cái BS Tuấn rất nhiệt tình với bệnh nhân, mình hỏi gì bác sĩ cũng trả lời cẩn thận. Hồi mình mổ nội soi LNMTC, bs còn xuống tận giường thăm bệnh (mấy chị cùng phòng cũng mổ nhưng ko thấy ai có BS xuống thăm). BS có phòng khám ở 91 Hàng Buồm, mở cửa từ 16.30 hàng ngày. Bạn đến thử xem nhé!!
G.luck !!!

Bùi Hải
Bùi Hải
Trả lời 7 năm trước

Mình đi khám tại HTSS viện sản hà nội bây giờ toàn chụp trong viện, có phải đi ra pk ngoài nào đâu. Chắc tại ngày đó viện không có máy chụp tốt thôi

Mơ Mũmm Mĩmm
Mơ Mũmm Mĩmm
Trả lời 5 năm trước

M cũng khám ở khoa HTSS nhưng sao cho đi chụp TCVT mất 800k cơ mà. Sao bạn này làm có 200 nhỉ

Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng
Trả lời 6 năm trước

ai biết phòng khám phụ khoa ở quận 7 tốt không mọi người?

My Khởi
My Khởi
Trả lời 6 năm trước

phòng khám phụ khoa tây ninh nào uy tín tốt nhất hiện nay