Cách trị nhiệt miệng nhanh nhất

hao
hao
Trả lời 11 năm trước

Thuốc uống:

- Ngậm chất chát trong miệng: chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.

- Uống nước khế chua: Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Thuốc bôi:

Cỏ mực: rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.

Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.

Lá bù ngót: rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi.

Lục nhất tán: hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần, trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.

Bài thuốc này dùng cho trẻ nhỏ rất thích hợp. Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mừa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau… Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.

Thuốc đắp ở chân: ngô thù du, tán bột nhuyễn. Mỗi lần dùng 8g (2 thìa cà phê thuốc bột), cho vào một cái chén, dùng dấm nấu cho sôi, đổ dần dần vào bột thuốc, quấy đều cho đến khi thành dung dịch sền sệt là được. Dùng dung dịch thuốc này, bôi vào giữa lòng bàn chân, rồi dùng băng băng lại, để khoảng 2 giờ thì gỡ ra. Ngày làm 1 lần vào buổi tối càng tốt.

Phương pháp đắp ngô thù du ở lòng bàn chân, Đông y gọi là cách “dẫn hỏa hạ hành”. Hỏa ở đây là nhiệt đang làm lở loét, viêm sưng ở miệng, lưỡi. Khi hỏa nhiệt ở miệng lưỡi bị thuốc ngô thù du dẫn xuống, sẽ làm cho miệng lưỡi hết sưng và khỏi. Có nhiều khi hiệu quả đến một cách nhanh chóng không ngờ.

Để ngăn ngừa chứng lở miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị từ các bệnh nguyên nhân, chẳng hạn như luput ban đỏ hệ thống.

ha
ha
Trả lời 11 năm trước

Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian , thực chất bệnh là viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau , thường là loét áp – tơ ( aphthous ulcer ) . Biểu hiện của bệnh là : trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm , đốm trắng to dần hơi mọng nước , vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét . Vết loét to dần , có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp . Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự .

Các vết loét trong miệng rất lâu lành là do thường xuyên bị chìm trong nước bọt và dịch thức ăn . Phương pháp chữa rất hiệu quả chứng bệnh này là : Dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết loét , phối hợp 4 loại thuốc : Sulfamethoxazon , Trimethoprim , Serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn ( đây là chất dùng để bao bóng viên thuốc trước khi đóng vào vỉ ) , thuốc hoàn toàn là thuốc tây y , được lưu hành rộng rãi trên thị trường , thuốc là dạng bột nhưng vào trong miệng gặp nước tạo thành màng đủ sức chịu được sự tấn công của nước bọt từ 6 – 8 giờ , cứ 6 – 7 giờ bôi thuốc 1 lần sẽ tạo được màng ngăn cách vết loét với dịch khoang miệng ( tương tự như băng bó vết thương ở ngoài da ) , đồng thời thuốc có tính cản khuẩn – tiêu viêm - ngăn ngừa tái phát ( thuốc không có kháng sinh ) từ đó làm cho vết loét nhanh lành . Kết hợp điều trị bổ trợ bằng kháng sinh ( nếu cần ) , uống vitamin , cải thiện tình trạng cơ thể , xem xét và điều chỉnh chế độ ăn uống – sinh hoạt – lao động …
Thực tế đã kiểm chứng : chỉ sau 6 – 7 lần bôi thuốc là đã lành vết loét , đặc biệt sau 1 – 2 lần bôi thuốc là ăn mặn đã không xót ( do thuốc tạo màng ngăn ) . Tiếp tục điều trị khi bệnh tái phát ( do đặc tính của bệnh là tái diễn từng đợt , chỉ bôi thuốc lúc bệnh có biểu hiện viêm loét ) thấy biểu hiện bệnh nhẹ và thưa dần rồi khỏi sau 4 – 5 đợt chữa toàn diện như trên .
Đối với một số trường hợp bị rất nặng , vết loét to 1 - 1,5 cm , rất nhiều vết nhỏ , hoặc các vết loét tồn tại gần như thường xuyên thì phải uống thêm thuốc giải cơ địa tự miễn vì nguyên nhân chính gây nên bệnh là do cơ chế tự miễn . Thuốc sử dụng là : KetofHEXAN ( Ketotiphen fumarat 1,38 mg tương đương 1mg ketotiphen ) , đây là thuốc giải cơ địa tự miễn thường dùng để điều trị bệnh hen phế quản , viêm mũi dị ứng , mề đay ... 3 ngày đầu mỗi ngày uống 1 viên , các ngày sau mỗi ngày uống 2 viên , thời gian uống kéo dài 1 tháng . Sau đó uống giảm liều xuống 1 viên / ngày , kéo dài 1 tuần , tiếp tục giảm liều cách ngày uống 1 viên , kéo dài 7 - 10 ngày rồi nghỉ hẳn . Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy nổi mẩn ngứa ngoài da mức độ tăng dần thì có thể là dị ứng với thuốc này , ( triệu chứng này thường xuất hiện sau khi uống thuốc 5 - 7 ngày ) thì phải nghỉ thuốc .

Riêng các lần tái phát sau không bôi thuốc ngay khi mới thấy vết loét mà để 2 – 3 ngày sau , khi đó vết loét rõ hẳn mới bôi thuốc thì tác dụng ngừa tái phát tốt hơn , còn tác dụng nhanh lành vết loét không thay đổi . Mỗi lần bôi thuốc không cần nhiều , chỉ bôi một lương thuốc vừa đủ kín vết loét , ngậm thuốc khoảng 1 5 – 20 phút , nếu nước bọt ứa ra nhiều thì nhẹ nhàng nhổ nước dãi và thuốc dư ra , nếu bình thường thì cứ sinh hoạt giao tiếp bình thường và sau 30 phút mới ăn uống . Không bôi thuốc thật nhiều vào rồi đi ngủ , vì khi ngủ không nuốt nước bọt làm màng tạo ra rất dày, nên lại không bám được vào chỗ loét từ đó làm cho thuốc không có tác dụng . Do vây nếu bôi thuốc vào buổi tối thì sau khi bôi được 2 giờ mới đi ngủ .


Phua Huynh
Phua Huynh
Trả lời 9 năm trước

moi nghe theo mấy bạn lấy bàn chải chà mạnh vao chỗ viên, lam xong h thay dễ chiu thiệt. k bit mai co do hơn k ma bây h thấy rât thoải mái

Lê Thị Hường
Lê Thị Hường
Trả lời 8 năm trước

Cách trị nhiệt miệng nhanh nhất đơn giản dể làm và không tốn nhiều tiền: ĐẬU XANH NẤU NHA ĐAM ĐƯỜNG PHÈN

Đậu xanh xay nhưng phải con nguyên vỏ ngâm khoảng 30p cho mềm thì nấu nhanh hơn.

làm sạch nha đam( lô hội). Cắt nhỏ, ngâm đường.

Nấu đậu xanh mềm tắt bếp thì bỏ nha đam vào .

thế la song . 1 nồi chè đậu xanh nha đam.

ngon bổ rẻ mà lại rất mát

chúc các bạn ngon mieng