Dạy nhạc lý trước khi học nhạc

 

Muốn học nhạc giỏi trẻ cần được dạy nhạc lý
Nắm nhạc lý để thực hành trong lúc đàn các loại nhạc cụ như đàn piano, đàn organ keyboard, hay gõ các bộ trống cajon, trống congo, cũng như thực hành xướng âm trong lúc đàn khiến các em nắm vững và ghi nhớ được độ cao của note nhạc và kiến thức nhạc lý đã học. Qua thực tế cuộc khảo sát được thực hiện trong tháng 7 vừa qua ở HS THPT của TP, cho thấy mức độ các em có mong muốn được học nhạc cụ có tỉ lệ lựa chọn cao nhất với 54% so với các nội dung khác. Bên cạnh đó, thông qua những câu lạc bộ học hát hợp xướng cũng rèn dũa cho các em có năng khiếu khả năng hát một mình và hát cùng người khác, biết nghe âm nhạc nhiều bè… Điều đó cũng tác động đến sự hiểu biết và tăng thêm niềm yêu thích của các em với âm nhạc. Do đó, xây dựng chương trình giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông phải hướng tới việc coi trọng giáo dục thực hành cho HS thay vì nặng về lý thuyết như hiện nay.
Hiện nay việc học nhạc tại trường phổ thông rất yếu kém  do vậy nhiều cha mẹ đã cho con tới học tại các trung tâm âm nhạc như Việt Thương Music, mua đàn, nhạc cụ đàn organ, đàn violon âm nhạc cho con tự tập luyện tại nhà.
Cần cải tiến việc kiểm tra, đánh giá môn âm nhạc: môn âm nhạc cần được kiểm tra và cho điểm (thang 10 điểm) giống như hầu hết các môn học khác. Nếu đánh giá bằng nhận xét, phải chia thành nhiều mức để xếp loại về năng lực và phát huy tính tích cực học tập của HS, ví dụ chia thành 4 mức: giỏi, khá, trung bình, yếu.
Nên phân thành 2 chương trình để cho HS được lựa chọn: chương trình 1: âm nhạc cơ bản và chương trình 2: âm nhạc trung tâm. Tương ứng với 2 chương trình trên, Bộ GD&ĐT cũng nên xây dựng nội dung môn học gồm hai học trình: Thứ nhất là học trình tự chọn cơ bản gồm âm nhạc và cuộc sống (dành cho cả 2 chương trình) ; Thứ hai là học trình tự chọn chuyên sâu gồm lý thuyết âm nhạc và thực hành âm nhạc (chỉ dành cho HS lựa chọn chương trình âm nhạc trung tâm). Chương trình âm nhạc trung tâm này nhằm đáp ứng nhu cầu của những HS yêu thích và có năng khiếu âm nhạc, giúp các em có điều kiện tiếp tục học tập ở các trường đại học và chuyên nghiệp trong tương lai. Như vậy, nên đưa môn âm nhạc gắn với môn hướng nghiệp, dạy nghề, hướng dẫn học nhạc cụ, học đàn guitar, học nhạc lý,... ở nhà trường THPT.
Tổ chức thực hiện giáo dục âm nhạc ở trường THPT là môn học tự chọn, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Mỗi tuần có 2 tiết, mỗi trường THPT cần tối thiểu 1 giáo viên âm nhạc. Nội dung dạy học chủ yếu là học hát, học nhạc cụ, tập đọc nhạc, nhạc lý, âm nhạc thường thức và phải được kết cấu chặt chẽ, hợp lý với từng phân môn. Nên học tập mô hình giáo dục âm nhạc của Hàn Quốc hay một số nước phát triển trên thế giới hiện nay vào giáo dục âm nhạc ở bậc THPT tại Việt Nam. 
Chưa có câu trả lời nào