Cho mình hỏi về lốp và thắng xe ô tô ạ!

a)Mình không biết lốp xe ô tô có dùng ruột xe như xe máy ko hay là bánh không ruột?Sự khác nhau giữa vành sắt và mâm đúc ở xe ô tô như thế nào ạ? b)Mình nghe nói nguyên lý hoạt động của thắng ABS là thắng 1 lúc cả 4 bánh xe,như vậy nếu xe ko có ABS thì khi đạp thắng chân chỉ thắng 2 bánh sau?Và thắng tay là dùng để thắng 2 bánh trước?Nếu như vậy thì khi đang chạy(với tốc độ ko cao) kéo cần thắng tay sẽ nguy hiểm ko ạ? Ai biết trả lởi giúp mình với,đừng chê mình ngu nha,thật tình không biết,hihihi[:-P].Thankss.[:-*]
Trả lời 15 năm trước
1. Lốp là bộ phận duy nhất của ô tô tiếp xúc với mặt đường, nên thường được các chủ xe đặc biệt chú ý. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của các ký hiệu trên lốp. Hầu hết chủ xe đều mang xe ra xưởng cho thợ thay lốp và việc chọn lốp cũng thường được giao phó luôn cho thợ. Dù vậy, có một chút kiến thức cơ bản về thuật ngữ sử dụng cho lốp ô tô sẽ giúp bạn tránh được tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, sử dụng lốp không phù hợp với xe, hoặc với điều kiện sử dụng. Trên thành lốp thường có rất nhiều chữ và số thể hiện kích thước và chủng loại lốp. Ví dụ, trên lốp có dòng chữ, số P215/65R17 thì chữ P là viết tắt của “Passenger Vehicle”, tức là xe du lịch 7 chỗ trở xuống. Nếu chữ P thay bằng LT, tức là lốp dành cho xe việt dã hạng nhẹ (Light Truck). Về các con số, 215 là bề rộng của lốp tính theo đơn vị millimét, còn các số thứ hai, 65, thể hiện tỷ số giữa độ cao thành lốp với độ rộng lốp. Trong trường hợp này, thành lốp bằng 65% bề rộng 215mm của lốp. Chữ R là viết tắt của Radial, thể hiện kết cấu lốp có bố toả tròn, để phân biệt với loại mành chéo (Bias). Lốp Radial thường dùng cho xe du lịch vì phù hợp với mọi loại đường, còn lốp Bias thường dùng cho xe việt dã. Về cảm giác lái và hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu, loại lốp Bias “thua” lốp Radial. Các con số cuối cùng, 17, chỉ đường kính bánh xe mà lốp lắp vào. Có một điểm không thống nhất ở đây là đơn vị đo. Trong khi các kích thước của lốp trên toàn thế giới được tính bằng đơn vị hệ mét thì đường kính vành xe lại được đo bằng inch. Khi đi mua lốp, bạn cần biết cỡ lốp của xe. Lưu ý quan trọng nhất là nên chọn cỡ lốp sát với bề rộng lốp nguyên bản của xe. Nếu lốp xe có đường kính 215mm mà bạn thay bằng lốp lớn hơn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận của hệ thống treo. Việc sử dụng loại lốp nhỏ hơn sẽ không đủ chịu tải và làm giảm độ bám đường của xe, khiến hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) hoạt động kém hiệu quả. Thông thường, trong trường hợp này, bạn có thể chọn loại lốp lớn hơn (225) hoặc nhỏ hơn một chút (205), nhưng tốt nhất là dùng đúng kích thước 215mm. Tỷ lệ giữa độ cao thành lốp với độ rộng của lốp cũng rất quan trọng. Lốp có tỷ lệ này là 50 thì thành lốp thấp hơn loại 65, cho độ chính xác của hệ thống lái cao hơn, nhưng lại giảm độ êm của xe khi vào đường nhiều ổ gà. Trường hợp duy nhất nên thay đổi tỷ lệ này của lốp là vào mùa đông ở xứ lạnh, đồng thời cũng nên thay luôn đường kính vành bánh xe. Sử dụng lốp mùa đông có tỷ lệ thành lốp cao hơn sẽ giúp xe chạy êm hơn vào mùa đông. Tuy nhiên, thành lốp cao cũng đồng nghĩa với lốp cao hơn, nên có thể không lắp vừa vào chắn bùn. Trong trường hợp này, bạn có thể thay loại vành xe nhỏ hơn một cỡ, ví dụ từ 17-inch xuống 16-inch, để kích thước cả bánh xe về cơ bản vẫn như trước, nhưng xe chạy êm hơn. Ngoài các thông tin cơ bản trên, thành lốp còn có nhiều ký hiệu khác, như tải trọng tối đa, áp suất lốp tối đa và tốc độ an toàn tối đa. Thông tin về tải trọng và áp suất khá dễ hiểu, còn tốc độ được quy ước bằng mã. Cụ thể, chữ T cho biết tốc độ tối đa cho phép của lốp là 190 km/h; chữ H tương ứng với 210 km/h; chữ V là 240 km/h; và chữ W là 270 km/h. Lốp chữ Z chưa được tiêu chuẩn hoá quốc tế mà tuỳ thuộc vào từng nhà sản xuất, nhưng ít nhất chịu được tốc độ tối đa như lốp V. Thông thường, chỉ cần lốp T là đủ để chạy trên đường cao tốc. Ngoài các ký hiệu bằng chữ và số, trên một số lốp còn có biểu tượng núi (Mountain), cho biết đó là lốp có thể dùng cho mùa đông. Ở xứ lạnh, có hai loại lốp mùa đông: M&S dùng cho xe thường chạy trên đường nhiều bùn và tuyết (Mud & Snow), còn có biểu tượng bông tuyết bên trong núi thì đó là lốp dùng cho thời tiết có tuyết và băng. Một số biểu tượng khác trên lốp là TL (viết tắt của tubless - lốp không xăm), SSR (Runflat tire - lốp runflat, cho phép xe chạy ở tốc độ cao thêm một quãng đường dài ngay cả khi lốp đã bị thủng, nhờ kết cấu thành lốp đặc biệt vững chắc),… [b] Mâm xe[/b] Dù những chiếc xe đời mới khi đưa ra thị trường đa số đều được nhà sản xuất trang bị mâm đúc, nhưng đây vẫn là mặt hàng được giới chơi xe chú ý tìm mua như đồ thời trang. Ấn tượng đầu tiên khi ngắm nhìn một chiếc xe từ bên ngoài là bộ mâm đúc. Nó chẳng khác nào đôi giày nơi chân của một người mẫu. [b]Cấu tạo và tác dụng[/b] Khoảng vài năm trước, đa số xe hơi đều được trang bị mâm sắt. Chúng có cấu tạo khá đơn giản: làm bằng sắt hoặc thép, có rãnh gờ giúp cho mâm có thể ôm sát được vành xe, giữ cho lốp xe cố định một vị trí khi đã được bơm hơi. Loại mâm sắt này thường hay bị móp méo ngay cả với những va chạm nhẹ. Ngoài ra, những loại mâm này không có nét thẩm mỹ nếu không được dùng sơn phủ. Mâm đúc ra đời thời gian sau này, có cấu tạo bằng hợp kim nhôm, hơn hẳn mâm sắt về độ bền và rất cứng. Nó được đúc trực tiếp từ hợp kim nhôm nung chảy. Sau khi ở dạng thô, chúng được phay tiện, sơn xi và trở nên khoẻ khoắn, đẹp mắt qua bàn tay khéo léo của những người thợ. Mâm đúc có độ cứng cao nên chịu va đập tốt hơn nhiều so với mâm sắt, lại thể hiện được phong cách sang trọng, thời trang cho một chiếc xe và chủ nhân của nó. Khi xe của bạn được thay thế một bộ mâm đúc, bạn sẽ cảm thấy rất khác biệt khi ngồi sau tay lái. Chiếc xe sẽ vững, chạy đầm và chuẩn hơn rất nhiều bởi sự cứng cáp của hợp kim nhôm. Tuy nhiên, mâm đúc có một nhược điểm là sẽ rất khó phục hồi mỗi khi nó bị méo hoặc nứt bể. Cách duy nhất là thay mâm đúc mới, bởi có sửa chữa phục hồi thì cũng chẳng thể nào như ý. [b] Đa dạng mẫu mã[/b] Khi mới được một vài hãng chuyên sản xuất đồ chơi cho xe hơi tung ra thị trường, mâm đúc có giá thành khá cao và được xếp vào loại hàng xa xỉ. Thời gian gần đây, đi cùng với sự phát triển của nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng tăng, các hãng sản xuất đồ chơi ô tô trình làng rất nhiều loại mâm đúc có mẫu mã đẹp, bắt mắt và giá thành cũng ngày một hợp lý hơn. Chính vì vậy, nhiều người mua xe mới đã thay ngay một bộ mâm đúc có thiết kế hợp ý hơn. Mâm đúc bán trên thị trường hiện nay đa số là hàng của Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan và một vài liên doanh tại Việt Nam. Hai năm trở lại đây, mâm đúc rất phong phú về kiểu dáng, mẫu mã. Các loại mâm đúc được nhiều chủ xe ưa dùng nhất hiện nay là mâm xi bóng và mâm phay (chỉ phay tiện bằng phẳng, để trần không sơn xi). Ngoài ra, một số loại mâm đúc thể thao, loại sơn màu (đen, xanh, đỏ…) được dân sành chơi ưa chuộng, nhất là với những dân chơi “xe độ” hoặc xe thể thao. Đa số các loại mâm được ưa chuộng hiện nay là mâm dạng cánh sao. Thường là các loại mâm 5, 6, 7 hoặc 8 cánh và chia ra loại cánh đơn và cánh kép. Một số dân chơi xe hàng VIP hoặc các loại xe cổ thì lại ưa chuộng loại mâm đúc giả bánh căm. Giá một bộ mâm đúc cao thấp tùy theo từng loại sản phẩm và xuất xứ. Một bộ mâm đúc 4 cái xuất xứ Đài Loan, loại xi bóng 5 cánh kép có giá từ 7-10 triệu đồng; hàng của Hongkong, Thái Lan, Mỹ thì đắt hơn: khoảng 9-15 triệu đồng. Đối với những loại mâm thể thao, kiểu dáng đẹp và vào loại hàng độc có giá khá cao: thường được tính bằng đôla từ 2.000 đến trên 4.000 USD. Tất nhiên là sự sành điệu nào cũng có cái giá tương xứng. [b]Mâm nào lốp đó[/b] Tuy rất nhiều chủng loại và mẫu mã như vậy, nhưng không phải bất cứ loại mâm nào cũng có thể gắn được cho một chiếc xe. Muốn thay mâm đúc, trước hết cần phải xem xe của mình phù hợp với loại mâm nào. Khi thay mâm, bạn phải xác định xem mình có ý định thay luôn lốp không hay vẫn giữ nguyên lốp đó. Nếu giữ nguyên loại lốp to thì dùng mâm nhỏ, nếu thay loại lốp mỏng thì có thể dùng mâm lớn hơn. Mâm đúc đa số hiện nay được sử dụng phổ biến với các loại mâm có kích thước từ 14 - 20 inch. Việc thay mâm nào nhất thiết phải đi đồng bộ với lốp cho phù hợp với từng loại xe. Chẳng hạn mâm 17 (tức 17 inch) lắp cho xe nhỏ thường dùng loại lốp 205/40; lắp cho xe 4 chỗ thông thường dùng lốp 215/45; các xe lớn hơn 5 chỗ thì dùng lốp 225 - 235/45; những dòng xe VIP còn có thể dùng đến lốp cỡ 235/55 hoặc 235/60. Mâm xe cũng tuỳ theo từng loại lỗ ốc: loại lỗ xa (dùng cho các dòng xe châu Âu) và loại lỗ gần (dùng cho các dòng xe châu Á). Khi muốn thay mâm đúc, tốt nhất bạn hãy tham khảo một số tài liệu và nhờ các garage tư vấn nên chọn loại nào là tối ưu nhất, đẹp nhất và an toàn nhất. Mâm đúc sẽ làm cho chiếc xe của bạn chắc chắn hơn, ngoại thất xe đẹp hơn và bạn có cảm giác chắc chắn hơn khi ngồi sau tay lái. Tuy nhiên, chỉ những chiếc mâm đúc được sử dụng tối ưu nhất mới giúp thể hiện phong cách cho chiếc xe và cả chủ nhân của nó. Giá tham khảo một số mâm đúc (loại hàng hiếm) Mâm xi trắng hiệu BSA Hàng Nhật, loại 5 lỗ gần, 17'’ Giá tham khảo: 900 - 1.000 USD/bộ 4 cái Mâm xi màu xám thép Mercedes Hàng Đức, loại 5 lỗ xa, 19 Giá tham khảo: 4.500 USD/bộ Mâm xi màu xám thép hiệu VR Hàng Nhật, loại 5 lỗ gần, 17 Giá tham khảo: 1.200 USD/bô 2.Ngay từ những năm cuối của thập niên 30 khi mà các nhà sản xuất cho ra đời các loại xe có thể chạy với vận tốc rất cao, thì các chuyên gia an toàn xe hơi cũng nghĩ ngay đến một hệ thống phanh (thắng) hoàn hảo để kiểm soát độ trượt của bánh xe. Hệ thống phanh "Anti-lock Braking System" (tạm dịch là: Hệ thống chống bó cứng phanh (thắng)) được ra đời năm 1936 do các kỹ sư người Đức chế tạo. Hệ thống phanh ABS này hoàn toàn giúp cho các bánh xe không bị trượt trên mặt đường do đó lái xe có thể kiểm soát được hướng đi của xe trong những pha phanh (thắng) gấp. Ngày nay rất nhiều nhà sản xuất cho ra đời các hệ thống khác nhau, nhưng về nguyên lý hoạt động thì hầu như không có gì thay đổi lớn. Hệ thống phanh (thắng) ABS bao gồm từ 1 đến 4 thiết bị cảm biến vận tốc được gắn trên trụ phanh ở các bánh xe. Hệ thống bơm và kiểm soát dầu thủy lực. Hệ thống điều khiển điện tử. Các xe hiện nay đang được gắn hai hệ thống phanh (thắng) phổ biến là loại 1 cảm ứng vận tốc hoặc 4 cảm ứng vận tốc. Loại có 4 cảm ứng vận tốc ngoài việc chống bó cứng bánh xe nó còn có nhiệm vụ kiểm soát tốc độ bánh xe (không cho bánh xe trượt trên mặt đường khi bắt đầu chuyển động). Khi một lực phanh (thắng) được tạo ra do người lái xe mà lớn hơn lực ma sát của lốp, lúc đó bánh xe sẽ bị hãm chặt hay bó cứng lại. do xe đang chuyển động với vận tốc cao nên các bánh xe sẽ bị trượt trên đường. điều này làm mất khả năng điểu khiển của lái xe, và xe có thể trượt về phía trước một khoảng cách không xác định được. Phanh ABS sẽ cải thiện được sự cố trên. các má phanh sẽ liên tục hoạt động để sinh ra một lực bám cần thiết giúp các bánh xe vẫn chuyển động được. điều này cũng làm cho vỏ xe không bị mài mòn xuống mặt đường. ABS hoạt động như thế nào?. Khi người lái đạp nhẹ bàn đạp phanh, sẽ có hai loại tín hiệu được truyền đi. một là cơ học do tác động của bàn đạp lên hệ thống thủy lực. đồng thời một thiết bị cảm ứng cũng gởi đến bộ xử lý trung tâm một tín hiệu điện tử. ngay lúc đó các tín hiệu về vận tốc của xe cũng được gởi về trung tâm qua các thiết bị cảm biến gắn trên bánh xe. Bộ xử lý trung tâm sẽ tính toán và gởi đến các van điều khiển áp lực những mệnh lệnh khác nhau để các van này điều chỉnh một lượng dầu thích hợp trong thời gian thích hợp áp đặt lên từng má phanh. các má phanh sẽ hoạt động đóng mở liên tục để đảm bảo giảm tốc độ xe và không làm bánh xe bị kẹt cứng (một số hệ thống có thể hoạt động với tần số 18 lần trong một giây). tín hiệu đồng thời cũng được gởi đến một chiếc bơm thủy lực. chiếc bơm này làm nhiệm vụ cung cấp áp lực dầu cho hệ thống và thu hồi dầu từ các hộc má phanh. Một số xe đời mới còn được chế tạo tích hợp hệ thống hỗ trợ phanh gấp. Một cảm biến về vận tốc của bàn đạp phanh sẽ gởi tới bộ điều khiển trung tâm thông tin tình huống. Bộ điều khiển trung tâm sẽ hiểu và đưa ra những mệnh lệnh phù hợp ngay cả khi bạn không đạp đủ mạnh lên bàn đạp phanh (thắng) - Điều này thường sảy ra khi người lái là phụ nữ. Làm thế nào để biết hệ thống ABS đang hoạt động tốt?. Khi bật công tắc khởi động ta sẽ thấy các đèn tín hiệu lần lượt sáng lên. Đèn báo hệ thống BAS sẽ sáng lên chừng vài giây rồi tắt. điều đó chứng tỏ hệ thống ABS trên xe bạn vẫn hoạt động bình thường. còn khi đèn báo ABS vẫn sáng hoặc bật sáng khi bạn đang vận hành thì bạn nên đưa xe vào các hãng sửa chữa cho các chuyên viên xem xét sửa chữa. Khi đang lái xe với vận tốc cao, tình huống khiến bạn đạp phanh gấp lúc này bạn có thể nghe thấy tiếng động nhỏ liên tục, đồng thời bạn sẽ cảm thấy một lực dội lại và rung mạnh ở bàn đạp. các tín hiệu như thế chính tỏ giới hạn lực bám đường đã đạt. ngay lúc đó điều quan trọng là bạn đừng rời chân khỏi bàn đạp. chỉ cần duy trì một lực nhẹ lên bàn đạp lúc này thì hệ thống phanh (thắng) vẫn hoạt động tốt. Có nguy hiểm gì không khi hệ thống ABS bị hỏng?. Trong bộ điều khiển trung tâm của hệ thống thắng ABS có một phần hoạt động theo cơ chế tự kiểm tra. các phát hiện lỗi sẽ được báo đến đèn tín hiệu cho bạn biết. tuy nhiên nếu có hư hỏng hoặc trục trặc về phần điều khiển của hệ thống thì bạn vẫn có thể sử dụng phanh (thắng) bình thường như các xe không được trang bị hệ thống ABS khác. Bảo dưỡng hệ thống ABS như thế nào?. nếu bạn không phải là người có chuyên môn về hệ thống này thì công việc của bạn là luôn kiểm tra bình dầu thuỷ lực, đảm bảo lượng dầu luôn đủ (xem hướng dẫn sử dụng hoặc vạch hiển thị trên bình dầu). Đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ tại các cơ sở chuyên môn.