Phanh đĩa và phanh cơ khác nhau như thế nào?

tôi xem các sản phẩm xe máy đều thấy có phanh đĩa và phanh cơ.phanh đĩa đều đắt hơn phanh cơ khoảng 2 triệu.Bạn nào giúp mình giải đáp được ko?Và con gái thì đi loaị phanh nào thì an toàn nhất? cám ơn!^o^
vietnam
vietnam
Trả lời 15 năm trước
Phanh đĩa (còn goi là phanh dầu) được trang bị cho xe gắn máy nhằm tăng thêm độ an toàn cho người điều khiển. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều xe máy trang bị phanh đĩa không đủ tiêu chuẩn, cộng thêm việc sử dụng không đúng cách khiến cho phanh đĩa không chỉ mất tác dụng mà còn tiềm ẩn một hiểm họa khôn lường. [b]Hiểm hoạ tiềm ẩn[/b] Cấu tạo, tiêu chuẩn và nguyên lý hoạt động của phanh đĩa (thắng đĩa) phức tạp hơn loại phanh cơ của xe gắn máy. Một bộ phận phanh đĩa thông thường bao gồm: đĩa phanh, má phanh, piston, ống dầu, khay chứa dầu có vạch báo lượng dầu. Bộ phanh đĩa có nguyên lý hoạt động khép kín giữa các bộ phận này với nhau. Nó dùng lực nén của dầu từ khay dầu, qua ống dẫn xuống piston để tác động vào má phanh, tác động trực tiếp lên đĩa phanh. Phanh đĩa có độ bám tốt hơn nhiều so với phanh cơ bởi lực tác động của má phanh thẳng góc lên bề mặt đĩa có độ chính xác cao. Tất cả các chi tiết khác của phanh đĩa cũng phải có độ chính xác và độ bền rất cao như: dầu phanh là loại dầu chuyên dụng, không dùng chung với bất cứ một loại dầu nào khác; piston được tráng xi mạ đặc biệt trên bề mặt rất láng và có độ chính xác cao, phớt dầu làm bằng cao su đặc biệt, không dò gỉ và hở dầu; má phanh không có tạp chất và chịu được lực mạnh; đặc biệt là phần đĩa phanh cấu tạo bằng thép, mặt phẳng được phay có độ chính xác rất cao. Đĩa phanh chỉ cần hơi cong vênh, lập tức phanh sẽ không ăn hoặc cảm thấy mất an toàn ngay. Thời gian gần đây, các hãng xe máy liên tục cho ra đời các mẫu xe mới với sự trang bị phanh đĩa cho bánh trước, nhằm khuếch trương sự “nâng cao an toàn”. Thậm chí có loại xe còn trang bị phanh đĩa cả bánh trước lẫn bánh sau, nhất là với xe máy Trung Quốc. Người sử dụng thường nghĩ rằng “xe có phanh đĩa thì phải an toàn hơn phanh thường” và đa số họ không nắm được, chúng an toàn hơn ở chỗ nào, vì sao? Một lý do nữa khiến cho những chiếc xe máy có trang bị phanh đĩa thường hấp dẫn khách hàng hơn xe phanh cơ, bởi khách hàng coi đó là “mốt”. Nhưng thực tế cho thấy, phanh đĩa không đạt tiêu chuẩn lại chính là một con dao hai lưỡi đối với người sử dụng. Những hiểm hoạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu không biết thận trọng với cái gọi là “mốt”, là “an toàn” ấy. [b]Bảo dưỡng định kỳ [/b] Để sử dụng một cách an toàn với phanh xe máy nói chung và phanh đĩa nói riêng, tối thiểu phải nắm sơ qua nguyên lý hoạt động của nó, quan trọng hơn là nắm được cách sử dụng để có thể hạn chế tối đa những điều xảy ra không mong muốn. Sử dụng phanh đĩa cần chú ý đến những chi tiết của nó để có thể bảo dưỡng kịp thời: dầu, má phanh là 2 phụ kiện hay phải bảo dưỡng và thay nhất. Dầu phanh kém chất lượng hoặc khô cạn sẽ dẫn đến hàng loạt những hỏng hóc khác như: làm hư hại piston, mòn mất lớp tráng mạ, không tạo lực và độ kín. Dầu phanh phải được dùng đúng loại, không dùng chung loại dầu khác. Mỗi loại xe đều có loại dầu riêng và thường được ghi ngay trên khay chứa dầu. Má phanh mòn không chỉ làm mất độ bám mà còn làm cho đĩa phanh cũng hỏng lây vì nhiệt độ cao làm cong vênh, mài mòn đĩa phanh. Khi bảo dưỡng, sửa chữa đòi hỏi phải là thợ chuyên nghiệp, hoặc tốt nhất là những tiệm sửa xe chuyên làm phanh đĩa. Các chi tiết, phụ kiện của phanh đĩa đa số là loại đắt tiền nên khi hư hỏng họ sẽ biết dùng loại nào, hư hỏng ở đâu để thay thế vào giá cả cũng hợp lý. Một chiếc đĩa phanh loại thường giá khoảng 300 – 500 nghìn đồng. Má phanh khoảng 50 - 100 nghìn đồng/cặp. Thay dầu và má phanh dựa trên số km thông thường khoảng 20.000 km thay một lần, nếu là mùa mưa có thể phải thay sớm hơn. Điều cuối cùng khi sử dụng xe có phanh đĩa là luôn luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho xe, nhất là phần đĩa phanh. Lưu ý khi sử dụng phanh đĩa - Với phanh đĩa trước không khi nào được bóp mạnh hơn phanh sau và bóp nghiến (kiểu bóp phanh chết cứng thật mạnh). - Phối hợp nhịp nhàng phanh trước và sau, bóp phanh trước nên nhấp phanh nhiều lần, nhẹ nhàng đến mạnh dần. - Lực dùng cho phanh trước luôn nhỏ hơn lực dùng cho phanh sau. - Điều rất quan trọng: Tuyệt đối không dùng phanh trước khi vào cua khi xe đang có tốc độ trung bình trở lên, gây trượt bánh trước. Rất nhiều tai nạn nguy hiểm xảy ra chỉ vì không nắm được nguyên tắc này. Ảnh minh họa - Khi bóp phanh tốt nhất xe và người đều phải có tư thế vững chắc, không nghiêng ngả người và xe. - Tránh để đất cát bám vào phần đĩa phanh, nên rửa xe sau mỗi lần đi mưa hoặc đi xe trong môi trường đất cát nhiều. - Không dùng xăng hoặc các loại dầu để vệ sinh hoặc lau chùi trong các bộ phận bơm, má phanh, piston phanh đĩa. - Thường xuyên kiểm tra má phanh và dầu phanh. Khi thấy dầu phanh cạn dưới mức UPPER ghi trên khay dầu thì phải thay dầu mới. Cần phải chú ý đến dầu phanh theo thời gian định kỳ để thay dầu mới, đây là điều mà đa số chủ xe hay quên. - Đĩa phanh nhanh bị nóng, hoặc có hiện tượng những đường sọc xước là hiện tượng của má phanh mòn, cần thay ngay. - Một lưu ý cũng là lời khuyên với các bạn gái chân yếu tay mềm, phải thận trọng trong những chiếc xe có phanh đĩa, tốt nhất khi đi xe phanh đĩa nhất là với những chiếc xe Trung Quốc có phanh đĩa thì không nên sử dụng phanh trước. Hãy chạy xe với tốc độ vừa phải và chỉ sử dụng phanh chân (phanh sau). Hoàng Lâm