Yamaha MAJESTY- Những thông tin cơ bản

Đua đòi theo chi hội EAG nên lập ra topic này, và từ từ cập nhật Thông tin chính: Du lịch vào Dziệt Lam: 1999-2000 Xuất xứ: Yamaha Taiwan www.yamaha-motor.com.tw Thông số cơ bản: [quote] Kích thước: 2,065mm x 740mm x 1,240mm Độ cao yên xe: 710mm Khoảng cách trục bánh xe: 1,500mm Khoảng sáng gầm xe: 110mm Trọng lượng khô: 136.5kg Mức tiêu hao nhiên liệu: 39.0km/l (thông số nhà sx đưa ra) Kiểu động cơ: 1 xy lanh 134cc Làm mát bằng nước, 4 thì, SOHC, 2 xupap. Tỷ số nén: 11.0 : 1 Công suất: 8.1kW / 8,500rpm Khởi động: Đề, cơm. Dung tích bình xăng: 8L Nhớt máy: 1.2l Nhớt láp: 0,13l Chế hòa khí: Bình xăng con Đánh lửa: CDI Bình ắc quy: 12v, 7A Kiểu truyền động: V-belt vô cấp Góc nghiêng trục lái: 27°00´ / 33mm Kích thước lốp: trước/sau: 120/70-12 51J / 130/70-12 59J Hệ thống thắng: Thắng dĩa trước, thắng đùm sau Đèn lái: Halogen bulb 12V, 65W/55W [/quote] Sau khi xử dụng em nó một thời gian thì thấy không như nhân gian đồn đại, em nó khá dễ tính, phụ tùng cũng rẻ hơn EPI&AVEN, chủ yếu hư vặt do bị chọt chỉa và do sử dụng , bảo dưỡng không đúng cách chứ thật sự em nó rất Trâu. Bệnh hay gặp: Cà phê sữa! lý do: xe cũ mòn phốt và trục máy bơm nước do đó nước lọt vào nhớt. Thuốc: Amethyst lúc đầu vào hãng Yamaha nó chém cho 300k cho cái phốt, 450k cho cái bơm nước!!!!!! Giá trị thật sự: cả hai món cộng lại chưa tới 300k, cách thay cũng dễ, có thể tự thay được. Nồi trước: ~450k Nồi sau: ~800k V-belt: ~210k Có duy nhất một lần đang chạy tự nhiên lượng sượng rồi tắt máy, kiểm tra máy không nóng, nước đầy, điện đóm còn đầy đủ, lửa xanh rờn, hơi dọng cứng ngắc!!!!! tất cả đều tốt nhưng đề không nổ!!! gọi điện hỏi thằng cha thợ thì hắn bảo kiếm chỗ ngồi uống nước mía chờ hắn tới sửa cho, uống hết ly nước mía k thấy hắn đâu mới gọi điện lại hắn cười nói xe mày có bị làm sao đâu mà sửa?? đang tức thì hắn bảo mày đề thử coi, đề phát nổ giòn như k bị sao cả, và chạy từ đó tới giờ cũng k bị lại???? hỏi thì hắn cười bảo.. lâu lâu nó đình công, cứ yên tâm chạy vài ba năm mới bị một lần, hắn gặp nhiều Mj rồi nên quen??? ai xài Mj vào Confirm dùm?? note: Thông tin thu thập từ nhiều nguồn.
Cà Phê Sữa Chua
Cà Phê Sữa Chua
Trả lời 15 năm trước
[quote]Khi máy nguội (đậu lâu không nổ máy) thì sẽ khó nổ máy và chạy cầm chừng (ralentie) hơn khi máy nóng, do đó ở những xe có bộ Chế hoà khí thì nhà sản xuất thiết kế cơ cấu Air tự động (Auto Choke!) và ở những xe phun xăng trưc tiếp thì là chế độ"cầm chừng nhanh" ( Fast Idle).Ở chế độ này, sẽ có 1 lượng hoà khí (đậm hơn tỉ lệ chuẩn, tức là "dư" xăng hơn !) đưa trực tiếp vào buồng đốt, không thông qua Bướm ga nên máy sẽ nổ ở số vòng quay cao hơn bình thường; khi máy đã nóng đến nhiệt độ vận hành thì van này từ từ đóng lại, đưa chế độ cầm chừng trở về bình thường. Nếu xe các bác bị tháo bỏ ThermotStat thì máy sẽ lâu ôn định hơn, quá trình tiếp phụ nhiên liệu sẽ kéo dài, kiểu nào cũng làm xe hao xăng hơn.. Đặc biệt là khi "đấu" quạt trực tiếp, máy lúc nào cũng nguội, sẽ hao xăng hơn hẳn....... Hơn nữa, trong quá trình nghiên cứu thực tiễn động cơ ở những xe thế hệ trước, người ta phát hiện ra các xilanh của nhiều máy có độ mòn không giống nhau, đặc biệt là máy 1 ( trong thế hệ cũ, đa phần máy bố trí xuuôi theo thân xe..). Phát hiện sau cùng là những xilanh nào "lạnh" nhất là những xilanh mòn nhiều nhất, lý do là do nhiệt độ thấp khuyến khích quá trình ngưng tụ hơi nước của sản phẩm cháy, nướpc này kết hợp với thán khí như CO 2 (dĩ nhiên phải có) thành Acid Cacbonic có tính ăn mòn kim loại....Đã thế lại còn sản phẩm cháy rất không mong muốn là Oxit Lưu huỳnh (do nhiên liệu kém chất lượng), nếu nó mà kết hợp với nước thì được Acid Sunfurơ, Sunfuric. Khỏi chê ! Đó cũng là lý do tại sao Nhà sản xuất cố gắng nâng nhiệt độ vận hành của động cơ lên mức TỐI ĐA CÓ THỂ ĐƯỢC (dĩ nhiên là đừng để đắt tới những hệ lụy khác!) bằng 1 loạt các cơ cấu như : thermotstat, quạt tự động cơ khí, quạt điện tự động nhiều cấp, nắp nước tăng áp(số trên nắp két nuớc đó !)......(nên xe đời càng cao, máy càng nóng !) [/quote] * Bài này thu thập từ các bài viết của bác Automatic bên otosaigon.com mạn phép đưa qua đây để làm mở đầu cho một câu chuyện...
vietnam
vietnam
Trả lời 15 năm trước
Chương 1: Sau khi đọc xong bài này thì thông rất nhiều, và quyết tâm mổ em Mj của mình ra làm lại vì biết chắc lão thợ cũ đã cắt dây cả hai cảm biến trên két nước, rất tiếc là không có máy chụp hình nên đành review chay. và đây là bệnh của xe mình, và chắc chắn cũng là bệnh của không ít xe tay ga đã qua sửa chữa: Thợ cắt dây cảm biến Autochoke, và disable mạch ralenti bằng cách vặn ốc của mạch ralenti vào hết mức -> mất ralenti -> thợ lấy lại ralenti bằng cách chỉnh ốc xăng/gió để làm hòa khí đậm xăng hơn, dễ nổ máy hơn -> hao xăng hơn. B1: Sau khi đã tháo dàn nhựa, xả hết nước, amethyst tháo cảm biến autochoke (cảm biến phía dưới két nước) và test cảm biến này bằng cách: dùng đồng hồ đo VOM nối vào cảm biến, lấy 1 cái thau nhôm nhỏ đổ đầy collant, thả cảm biến vào thau nước và đặt lên bếp gaz VOM chỉ "&" đun nóng một hồi... nghe một tiếng "cạch" khe khẽ, VOM nhảy về ZERO -> cảm biến còn tốt.-> Gắn trở lại két nước. Theo bác Automatic thì mình có thể gắn quạt vào cảm biến auto choke, bây giờ xem sơ đồ dây: - Autochoke: 2 dây vàng & đen - Quạt: Xanh dương, đen - Cảm biến: vàng, nâu - Tìm một sợi dây điện màu đỏ (dây màu đỏ để đúng mã màu, sau này dễ sửa) nối vào cọc + của Ắc quy và kéo xuống nối vào dây nâu của cảm biến - Dây đen của quạt và của AutoChoke: nối xuống mass sườn. - Dây xanh dương của quạt & dây vàng của AutoChoke: nối vào dây vàng của cảm biến. Xong bước 1 gòi đó, đổ nước vào két, kiểm tra dây nhợ.... B2: - Chọt cái BXC - Vặn ốc ga ra hết cỡ để nó đừng chạm vào cần kéo dây ga, vặn vô 1/2 vòng, lúc này nớ hơi đẩy cần kéo ga lên một chút. - Vặn ốc chỉnh xăng/ gió vào hết cỡ. - Đề máy, vặn ốc của mạch ralenti vào hết cỡ, giữ ga để khỏi tắt máy và vặn ốc của mạch ralenti ra cho tới khi nào buông hết tay ga mà máy vẫn nổ đều. Chú ý: lúc này quạt vẫn chưa quay. - Vặn ốc ga vào để có một mức ga tương đối lớn, ước lượng khoảng tốc độ 30~40km/h: Mục đích là burn nước cho nóng để cảm biến ngắt mạch chạy cầm chừng. - Vài phút sau, nghe "cạch" nhẹ một cái, quạt quay và máy nổ nhẹ đi một tí: lý do mạch Ralenti đã bị ngắt. - Chờ vài phút cho mạch ralenti ngắt hẳn, vặn ốc chỉnh xăng gió chậm rãi trở ra đến khi máy nổ lớn nhất (cái này cần kinh nghiệm), sau đó vặn vào một chút xíu, máy sẽ nổ nhỏ hơn một chút. - Vặn ốc ga trở ra cho tới khi nó vừa chạm vào cần kéo ga. Xong rồi đó, ráp xe vào, chạy thử và cảm nhận . -Đặc điểm sau khi làm xong: - Xe không bao giờ bị chết máy đột ngột khi dừng đèn đỏ. - Khi chạy một quãng dài, tắt máy, rút chìa khóa xe, quạt vẫn quay thêm vài phút nữa rồi mới tự tắt. - Khi chạy chầm chậm thì quạt không quay vì chưa đủ nhiệt đô. - Ít hao xăng hơn hẳn, cái này tớ cần nhiều thời gian hơn để kiểm chứng.
vietnam
vietnam
Trả lời 15 năm trước
Bật mí: sẵn có chút kiến thức về vi xử lý nên tính lập trình 1 con BOT cho em nó luôn, thành công thì nghiên cứu tiếp cho EPI linh kiện sẵn có thể mua ở Nhật Tảo. Vài thông tin về bộ VXL dự kiến: - Kiểm soát nhiệt độ và tự động thay đổi tốc độ quạt theo nhiệt độ. - Ngắt mạch ralenti tự động khi đạt được nhiệt độ và vòng tua cho phép - Tự động khởi động lại mạch ralenti khi vòng tua máy tụt xuống quá thấp, có nguy cơ tắt máy. - Báo "thiếu nước" khi mực nước trong bình phụ giảm quá mức cho phép - Khi nhiệt độ tăng quá mức cho phép: phát tín hiệu cảnh báo - Sau một khoảng thời gian nhất định từ khi phát tín hiệu cảnh báo mà không được khắc phục: tự động nháy đèn passing và giảm tốc độ xe xuống dưới 40km/h - Nếu nhiệt vẫn tăng tới mức nguy hiểm có thể gây thổi Ron quyláp: Nháy đèn passing và tắt máy ngay lập tức. - Cuối cùng: công tắc auto/manual: tắt bộ VXL khi tắt bộ VXL thì xe trở lại bình thường như chưa gắn VXL đề phòng khi VXL khùng khùng nên báo động giả đó là dự kiến thôi nhé. - Tín hiệu vòng tua máy: lấy từ tín hiệu cuộn kích động cơ. - Sensor nhiệt: thiết kế 1 sensor mới gắn trên đầu quyláp, vị trí gắn thì còn phải nghiên cứu. - Báo thiếu nước: dùng một cặp sensor quang đặt trong bình phụ, cái này tháo trong "mouse" ra - Điều khiển quạt: dùng mạch điều tốc của servo motor. - Điều khiển mạch ralenti: bằng AutoChoke - Khống chế tua máy và tắt máy: bằng cách delay tín hiệu cuộn kích một khoảng thời gian thích hợp để làm trễ thời điểm đánh lửa-> giảm công suất động cơ, dập luôn tín hiệu cuộn kích để tắt máy. Anh em cho ý kiến, ném đá thoải mái cho ý tưởng mới.