Món mì Quảng đất Huế là món gì vậy, em nghe mà ko biết như thế nào?

Chi đại gia
Chi đại gia
Trả lời 15 năm trước
Những ai ra đi từ đất Quảng Nam chắc không thể nào quên được món mì Quảng. Nếu bạn ăn mì Quảng ngay tại đất "hay cãi", với đúng khẩu vị của nó thì mì phải được làm ở chợ Chùa (Duy Xuyên), rau sống Hội An thứ thiệt, tôm để làm “nhưn” (còn gọi là nước lèo) phải bắt từ Cửa Đại và phải là nước mắm Nam Ô, thêm cái bánh tráng Đại Lộc. Tất cả những hương vị đó đã tạo nên một hương vị không thể nào quên - hương vị mì Quảng. Ở Điện Bàn, Núi Thành có mì nước nhưn tôm; vùng Túy Loan thuộc huyện Hòa Vang có món mì gà; vùng Đại Lộc, Tiên Phước thì có món mì cá lóc, cá nục... Xa quê theo học ở Huế vài tháng mới về quê một lần, lần nào về quê, mẹ tôi cũng làm mì Quảng để gia đình cùng ăn. Và cứ thế, mỗi lần xa nhà tôi lại nhớ tô mì Quảng day dứt. Khi mà nỗi nhớ món ăn mộc mạc trong tôi trỗi dậy thể nào tôi cũng cùng một số bạn đồng hương tìm cho được tô mì Quảng “nện” vào bụng cho thỏa. Dường như các quán mì Quảng ở Huế này tôi đều ăn cả, khi thì ở trên đường Mai Thúc Loan, lúc lại ngồi ở đường Nguyễn Huệ, có khi chạy lên tận đường Trần Phú… Nhưng khi tô mì được đưa ra thì chỉ ăn cho vơi nỗi nhớ thôi, còn “ngon” thì chưa nói được. Những lúc như vậy lại nhớ tô mì mẹ nấu hơn! Sợi mì ở Huế khi chan nước vào lại bở ra, không mềm mướt, trắng nõn như mì Quảng. Nước “nhưn” thì làm từ tôm và thịt heo, khi đem ra còn cho thêm lát trứng luộc, trên có một ít đậu phụng, vài miếng bánh tráng bóp nhỏ trông cũng bắt mắt nhưng không hấp dẫn do hương vị của nó còn sặc mùi mắm ruốc - đặc trưng trong cách ăn uống của người Huế. Người Huế ăn gì cũng phải có mắm ruốc, kể cả mì Quảng. Cuối tuần được nghỉ, có lần tôi cùng đứa bạn cùng phòng ra huyện Phong Điền (cách thành phố Huế 30km). Khi đi đến xã Phong Chương thì phát hiện một quán nhỏ bên đường để bảng “Mì Quảng, kính mời!”, thế là cả hai chúng tôi tạt ngay vào, gọi 2 tô (vốn dĩ thằng bạn tôi cũng khoái món này). Khi tô mì được bưng ra, tôi bất ngờ vì nó có mùi vị rất quen hương vị Quảng thứ thiệt! Mùi thơm từ tô mì bốc lên không thấy hương vị mắm ruốc. Nhìn tô mì thì chẳng khác gì tô mì Quảng ở quê, cũng mì, rau, thịt, đậu phụng lại có thêm một cái bánh tráng đi kèm nữa chứ! Nhưng điểm khác biệt ở đây là chỗ nước “nhưn” ngon ngọt và hợp khẩu vị nữa. Hỏi ra mới biết chủ quán là người Huế từng sống ở Đà Nẵng và kinh nghiệm nấu mì đã trên mười năm. Mỗi ngày chị bán được cả trăm tô, nhiều người trở thành khách quen của chị nữa. Quán làm ăn rất phát đạt. “Khi mới mở quán này ít người ăn lắm! Họ ăn giống như ăn bún vậy, nước phải nhiều, cần nêm thêm chút ruốc nữa... nhưng tôi không chịu, tôi làm đúng phong cách mì Quảng đấy! Ăn miết rồi họ thấy cũng quen, lại khen ngon” - chị chủ quán tuổi trung niên thổ lộ khi tôi dọ hỏi. Ở đất Huế, tha hương ngộ... tô mì Quảng thứ thiệt, quả thực chúng tôi thấy quá sung sướng. Một cảm giác khoan khoái dễ chịu đến lạ thường
Chi đại gia
Chi đại gia
Trả lời 15 năm trước
Những ai ra đi từ đất Quảng Nam chắc không thể nào quên được món mì Quảng. Nếu bạn ăn mì Quảng ngay tại đất "hay cãi", với đúng khẩu vị của nó thì mì phải được làm ở chợ Chùa (Duy Xuyên), rau sống Hội An thứ thiệt, tôm để làm “nhưn” (còn gọi là nước lèo) phải bắt từ Cửa Đại và phải là nước mắm Nam Ô, thêm cái bánh tráng Đại Lộc. Tất cả những hương vị đó đã tạo nên một hương vị không thể nào quên - hương vị mì Quảng. Ở Điện Bàn, Núi Thành có mì nước nhưn tôm; vùng Túy Loan thuộc huyện Hòa Vang có món mì gà; vùng Đại Lộc, Tiên Phước thì có món mì cá lóc, cá nục... Xa quê theo học ở Huế vài tháng mới về quê một lần, lần nào về quê, mẹ tôi cũng làm mì Quảng để gia đình cùng ăn. Và cứ thế, mỗi lần xa nhà tôi lại nhớ tô mì Quảng day dứt. Khi mà nỗi nhớ món ăn mộc mạc trong tôi trỗi dậy thể nào tôi cũng cùng một số bạn đồng hương tìm cho được tô mì Quảng “nện” vào bụng cho thỏa. Dường như các quán mì Quảng ở Huế này tôi đều ăn cả, khi thì ở trên đường Mai Thúc Loan, lúc lại ngồi ở đường Nguyễn Huệ, có khi chạy lên tận đường Trần Phú… Nhưng khi tô mì được đưa ra thì chỉ ăn cho vơi nỗi nhớ thôi, còn “ngon” thì chưa nói được. Những lúc như vậy lại nhớ tô mì mẹ nấu hơn! Sợi mì ở Huế khi chan nước vào lại bở ra, không mềm mướt, trắng nõn như mì Quảng. Nước “nhưn” thì làm từ tôm và thịt heo, khi đem ra còn cho thêm lát trứng luộc, trên có một ít đậu phụng, vài miếng bánh tráng bóp nhỏ trông cũng bắt mắt nhưng không hấp dẫn do hương vị của nó còn sặc mùi mắm ruốc - đặc trưng trong cách ăn uống của người Huế. Người Huế ăn gì cũng phải có mắm ruốc, kể cả mì Quảng. Cuối tuần được nghỉ, có lần tôi cùng đứa bạn cùng phòng ra huyện Phong Điền (cách thành phố Huế 30km). Khi đi đến xã Phong Chương thì phát hiện một quán nhỏ bên đường để bảng “Mì Quảng, kính mời!”, thế là cả hai chúng tôi tạt ngay vào, gọi 2 tô (vốn dĩ thằng bạn tôi cũng khoái món này). Khi tô mì được bưng ra, tôi bất ngờ vì nó có mùi vị rất quen hương vị Quảng thứ thiệt! Mùi thơm từ tô mì bốc lên không thấy hương vị mắm ruốc. Nhìn tô mì thì chẳng khác gì tô mì Quảng ở quê, cũng mì, rau, thịt, đậu phụng lại có thêm một cái bánh tráng đi kèm nữa chứ! Nhưng điểm khác biệt ở đây là chỗ nước “nhưn” ngon ngọt và hợp khẩu vị nữa. Hỏi ra mới biết chủ quán là người Huế từng sống ở Đà Nẵng và kinh nghiệm nấu mì đã trên mười năm. Mỗi ngày chị bán được cả trăm tô, nhiều người trở thành khách quen của chị nữa. Quán làm ăn rất phát đạt. “Khi mới mở quán này ít người ăn lắm! Họ ăn giống như ăn bún vậy, nước phải nhiều, cần nêm thêm chút ruốc nữa... nhưng tôi không chịu, tôi làm đúng phong cách mì Quảng đấy! Ăn miết rồi họ thấy cũng quen, lại khen ngon” - chị chủ quán tuổi trung niên thổ lộ khi tôi dọ hỏi. Ở đất Huế, tha hương ngộ... tô mì Quảng thứ thiệt, quả thực chúng tôi thấy quá sung sướng. Một cảm giác khoan khoái dễ chịu đến lạ thường