Những lỗi thường gặp khi sử dụng kem chống nắng?

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 12 năm trước

Tuy là một sản phẩm khá phổ biến trong việc làm giảm tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da, nhất là ở một nước nhiệt đới như Việt Nam, nhưng có lẽ vẫn còn rất nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về tác dụng cũng như cách sử dụng kem chống nắng một cách có hiệu quả nhất.

1. Phụ thuộc vào các sản phẩm chống nắng:

Nhiều người cho rằng, khi họ sử dụng các sản phẩm chống nắng rồi thì làn da của họ sẽ được bảo vệ cả ngày! Điều này hoàn toàn sai lầm. Thực tế là chỉ sử dụng kem chống nắng thôi chưa đủ, bạn phải sử dụng đúng cách, đúng loại, và bên cạnh đó cũng cần che chắn làn da bằng dù, nón hoặc quần áo phù hợp (tốt nhất là các loại vải có khả năng chống các tia UV). Khoảng thời gian từ 10g sáng đến 4g chiều là lúc các tia UV mạnh nhất, bạn nên tránh đi ra nắng vào lúc này. Một mẹo nhỏ để biết được thời gian “hoành hành” của các tia UV, bạn hãy quan sát nếu thấy cái bóng thấp hơn bạn, đó là lúc mặt trời chiếu mạnh nhất.

2. Sử dụng sản phẩm không phù hợp:

Có tất cả 6 loại da, từ trắng đến đen, và mỗi loại da như vậy đều có khả năng chịu đựng khác nhau dưới tác hại của ánh nắng mặt trời. Thông thường, chỉ số SPF tối thiểu bạn nên chọn là SPF 15. Những người có làn da trắng sáng rất dễ bị cháy nắng và thường đã cháy nắng thì rất kinh khủng vì làn da khá nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì thế nên chọn sản phẩm chống nắng có SPF cao khoảng 30-45. Và chỉ số này không phải như một số người lầm tưởng là họ xài kem chống nắng có SPF 45 thì có thể chịu nắng trong khoảng 45 phút. Người ta ước tính rắng sản phẩm có SPF 45 chỉ có khả năng bảo vệ da nhiều hơn 3-4% so với SPF 15.

Chỉ số chống nắng (SPF) cho biết khả năng của sản phẩm bảo vệ da khỏi tia UVB – nguyên nhân khiến cho da bị cháy nắng – sẽ gấp bao nhiêu lần so với lúc không dùng sản phẩm. Ví dụ đơn giản, nếu da bạn ra nắng trong 1 tiếng sẽ bị cháy nắng, thì khi dùng kem chống nắng có SPF 15 thì sẽ có hiệu quả chống tia UVB trong vòng 15 tiếng, tức là gấp 15 lần. Tuy nhiên, con số tính toán này hoàn toàn không ổn định vì cường độ bức xạ của mặt trời luôn thay đổi vào các giờ trong ngày, cộng thêm khi bạn hoạt động bị ra mồ hôi, bị dính nước, quần áo cọ xát… những yếu tố này sẽ khiến khả năng chống nắng của sản phẩm bị suy yếu.

3. Dùng quá ít:

Như đã nói ở trên, do nhiều nguyên nhân tác động khiến kem chống nắng có tác dụng yếu đi, Vì thế cách khoảng 2 tiếng nên bôi một lần. Đối với những người vận động nhiều ra mồ hôi hoặc xuống nước thì cần phải bôi lại thường xuyên hơn. Một người lớn kích thước trung bình cần khoảng 30ml cho mỗi lần bôi kem chống nắng mới có thể đủ để che chắn cho làn da. Và các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, bạn phải bôi kem từ 15-20 phút trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để da có thể thẩm thấu và kem mới phát huy tác dụng. Họ cũng khuyên rằng ngay cả những ngày trời không có nắng, bạn cũng nên sử dụng kem chống nắng vì bạn không thấy mặt trời không có nghĩa là da bạn không bị tác hại của các tia UV từ mặt trời.

4. Chỉ dựa vào chỉ số SPF:
Bạn quên rằng ngoài tia UVB thì ánh sáng mặt trời còn chứa cả tia UVA, cả hai loại tia này đều làm tổn hại da, dẫn đến nguy cơ ung thư da. Vì vậy, mua sản phẫm chống nắng chỉ dựa vào chỉ số SPF là chưa đủ, bạn nên chọn loại có thể bảo vệ da khỏi cả hai loại tia UV. Thường các sản phẩm có khả năng chống tia UVA có 3 mức độ, sẽ được ghi chú là PA+, PA++, PA+++, càng nhiều dấu “+” thì tác dụng càng cao.

thu
thu
Trả lời 12 năm trước

Vote cho câu hỏi hay.