Trong miệng của tôi rất hay bị đau. Xuất hiện những miếng to tròn màu trắng, ăn mặn vào rất xót. XIn hỏi là hiện tượng gì, làm sao để khỏi?

Mùa đông lại  bị nhiều hơn mùa hè. Đôi lúc chân răng cũng hơi đau, bong lớp màng trắng. Xin cho hỏi lý do và cách chữa trị! Tôi xin cảm ơn nhiều!

thanh
thanh
Trả lời 14 năm trước

Bạn thân mến!

Xin chia sẻ nỗi lo âu cùng bạn! Dưới đây là một số thông tin và lời khuyên về câu hỏi của bạn. Hy vọng đó sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn không gặp phải những vấn đề về răng miệng!

Đây là bệnh gặp khá nhiều trong chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt gọi là Apter niêm mạc. Bệnh này do Virus gây nên nó thường xuất hiện khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm. Nguyên nhân là do Virus nên. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị để phòng tránh. Bạn nên thường xuyên giữ cho sức khoẻ thật tốt. Khi có những dấu hiệu về răng lợi như vậy bạn nên dùng thuốc nâng cao thể trang, tăng sức đề kháng (Vitamin C). Bôi thuốc tại chỗ tăng cường sự tái tạo lại tổn thương của miêm mạc tại các phòng khám chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt. Thường xuyên khám định kỳ răng và lấy cao răng (6 tháng 1 lần).

Một điều hết sức quan trọng đó là vệ sinh răng miệng đúng cách:

1. Đánh răng

Lựa chọn bàn chải
Nên chọn bàn chải có đầu ngắn, thấp với lông bàn chải mềm. Lông bàn chải mềm sẽ loại bỏ những mảng bám còn lại ở răng sau khi ăn mà không làm tổn thương đến răng và lợi.

Số lần đánh răng
1 ngày nên đánh răng tối thiểu 2 lần trước khi đi ngủ và trước khi ăn sáng vì đây là thời gian chính diễn ra các hoạt động của vi khuẩn làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Kỹ thuật đánh răng đúng
- Trước tiên nên đánh ở mặt ngoài răng từ sâu phía răng hàm ra ngoài răng cửa.
- Sau đó tiếp tục đánh phía bên trong của hàm dưới.
- Tiếp đến đánh kỹ phần bên trong của hàm trên.
- Đánh đến bề mặt răng nơi dùng để nhai thức ăn.
- Nhẹ nhàng đưa bàn chải đánh răng lên bề mặt lưỡi để loại bỏ những phần mảng bám còn sót lại giúp lưỡi sạch và thơm tho.
- Đánh đi đánh lại răng tối thiểu 2 phút.
- Kết thúc công đoạn đánh răng bằng việc súc miệng bằng nước súc miệng giúp loại bỏ triệt để vi khuẩn và mùi hôi cho răng miệng.

2. Chỉ nha khoa
Bàn chải đánh răng không thể làm sạch hết được các kẽ răng. Và chỉ nha khoa là phương thức tốt nhất để làm sạch khu vực khó tiếp cận này. Chỉ nha khoa có bôi sáp và không bôi đều được. Quấn chỉ quanh hai ngón tay rồi nhẹ nhàng kéo lên kéo xuống giữa các răng, cẩn thận để tránh làm tổn thương lợi. Tốt nhất là bạn nên nhờ nha sĩ hướng dẫn kỹ thuật dùng chỉ nha khoa.

3. Bác sĩ nha khoa
Để có 1 hàm răng chắc khoẻ bạn nên thường xuyên đến gặp nha sĩ. Vai trò của bác sĩ nha khoa là bảo đảm cho răng miệng khỏi tình trạng bị sâu và ứ đọng. Công việc bao gồm đánh bóng, lấy cao răng, hàn những chỗ bị vỡ trên răng và tiến hành những kỹ thuật chính xác nếu cần thiết. Việc này đảm bảo trong miệng sẽ không còn chỗ hổng nào để thức ăn “trú ngụ” và gây ra những vấn đề về răng miệng. Hơn nữa, bác sĩ nha khoa còn hướng dẫn bạn nhứng cách vệ sinh miệng. 6 tháng/1 lần là khoảng thời gian thích hợp để gặp nha sĩ.

Chúc bạn luôn vui, khoẻ!