Có nên vệ sinh tủ lạnh lúc vào hè không các mẹ?

Thực ra tủ lạnh thì mùa nào nhà em cũng phải dùng, nhưng sắp đến hè rồi nên nhu cầu bảo quản thực phẩm cũng cao hơn, em muốn vệ sinh tổng thể lại một lần. Theo các mẹ có nên vệ sinh tủ lạnh vào đầu mùa hè không và vệ sinh như thế nào cho đúng cách ạ?

 

Hanh Beo
Hanh Beo
Trả lời 8 năm trước

Đầu hè là lúc nên vệ sinh tủ lạnh để dọn dẹp những đồ ăn thừa và sẵn sàng lưu trữ những loại thức ăn mùa hè nhé bạn.

Thông thường thì người ta sẽ vệ sinh tủ lạnh theo những bước sau.

1. Bắt đầu vệ sinh tủ lạnh

Đầu tiên, mang tất cả thức ăn ra khỏi tủ lạnh, đặt chúng trên bàn hoặc quầy bếp. Hãy đảm bảo rằng tủ lạnh của bạn lúc này hoàn toàn trống rỗng!

Tiến hành phân loại thực phẩm. Đừng ngại ném vào thùng rác những thứ đã mốc, chẳng hạn như hũ muối dưa quá lâu rồi bạn không dùng đến. Tiết kiệm đồ ăn còn sử dụng được bằng cách đóng gói hoặc hút chân không.

Tháo gỡ tất cả các ngăn, kệ rời, hộc đựng,… ra khỏi tủ lạnh. Bằng cách này, bạn sẽ lau chùi chúng một cách kỹ lưỡng và sạch sẽ hơn nhiều so với việc “giữ nguyên hiện trạng” mà vệ sinh.

Chùi rửa ngăn kéo, kệ đựng,… bằng tay, không đặt trong máy rửa chén. Dùng xà phòng và mút xốp để tạo bọt, vệ sinh nhẹ nhàng. Tuyệt đối không sử dụng nước nóng để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm nứt bề mặt.

Lau chùi bên trong tủ lạnh bằng mút xốp. Nếu không muốn dùng xà phòng hoặc ghét mùi của các chất tẩy rửa hóa học thì bạn có thể chọn giải pháp tự nhiên. Chẳng hạn như: pha 2 thìa baking soda với nước nóng hoặc 1 phần giấm táo với 3 phần nước nóng. Đối với các vết bẩn cứng đầu, thử thoa một chút kem đánh răng sẽ giúp bạn tẩy rửa dễ dàng hơn.

Đừng quên vệ sinh khu vực cánh cửa của tủ lạnh. Đây là nơi bạn thường xuyên sử dụng để đựng trứng, thức ăn thừa. Vì thế hãy lau chùi cẩn thận và chú ý các kẽ bám.

Các ngăn kéo, kệ đựng sau khi vệ sinh được đặt trên giá đỡ, để cho ráo nước. Dùng một miếng vải sạch lau khô chúng một lần nữa trước khi lắp lại vào tủ lạnh.

Sau khi tủ lạnh đã hoàn toàn khô ráo, tiến hành sắp xếp thức ăn vào. Lau sạch tất cả chai lọ, hộp đựng,... Kiểm tra một lần nữa hạn sử dụng của các thực phẩm đóng hộp.

2. Mẹo sắp xếp ngăn nắp

Bọc các loại trái cây tươi, rau củ quả trong màng bọc thực phẩm rồi đặt vào hộc đựng cho độ ẩm thấp.

Các chế phẩm từ sữa như: pho mát, sữa chua, whipping cream,… được xếp chung trên một kệ (phía dưới kệ đựng trứng) nơi cánh cửa tủ.

Chiếc kệ tiếp theo ở mặt sau cửa tủ sẽ là nơi đựng các loại tương ớt, tương cà, nước chấm, sốt, gia vị, hũ đồ chua,…

Chai sữa, nước ngọt, nước trái cây, và các đồ uống khác được xếp vào ngăn cuối cùng của cánh cửa tủ.

Các loại thực phẩm, rau củ chế biến và sử dụng trong ngày được phân loại, đặt trong từng hộp riêng biệt và xếp gọn vào kệ trong ngăn mát.

Những loại thịt, hải sản,… chưa chế biến ngay thì đặt gọn vào trong ngăn đá của tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn.

Lưu trữ các loại thức ăn thừa vào hộp kín, đặt ở trong một khu vực riêng và nhớ dán nhãn cho chúng để việc tìm kiếm dễ dàng hơn.

3. Khử mùi và tạo hương thơm

Hãy giữ cho tủ lạnh luôn thơm tho suốt bốn mùa, lau chùi với baking soda hoặc giấm hàng tháng. Đối với thực phẩm nặng mùi, hải sản, thức ăn tươi sống,… nhớ bọc kỹ để tránh bám mùi. Khi phát hiện chất bẩn tràn ra, cố gắng làm sạch nhanh chóng và tìm nguồn gốc để “diệt trừ”. Việc bảo trì tủ lạnh thường xuyên như thế sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong tương lai.

Chẳng ai muốn tủ lạnh là nơi tập trung mùi hôi, tanh của đủ các loại thức phẩm. Vì thế, hãy chọn giải pháp đơn giản để giải quyết vấn đề này. Một vài gợi ý như: mua than hoạt tính khử mùi hôi, banking soda, trà túi lọc, hạt cafe tươi xay sẵn đều là những “chuyên gia” hấp thụ mùi cho tủ lạnh.

Bên cạnh việc khử mùi, bạn cũng đừng quên tạo hương thơm nhẹ nhàng cho tủ lạnh. Không nên lạm dụng hóa chất, cách tốt nhất là sử dụng hương liệu tự nhiên với mùi thơm tinh tế. Chẳng hạn như một chút vanilla, dầu cây trà, tinh dầu bạc hà, túi hoa oải hương khô, vỏ chanh (cam, quýt),… và thay mới sau vài tuần.

Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết giấy nhăn (crumpled paper), loại giấy thường dùng để gói hoa, gói quà,… cũng khá hữu ích đối với tủ lạnh. Hãy bọc một quả bóng nhỏ bên trong tờ giấy nhăn rồi đặt cạnh các loại trái cây, rau củ để bảo vệ mùi.

Ha Phe
Ha Phe
Trả lời 8 năm trước

Trước khi vệ sinh tủ lạnh bạn nhớ rút điện nhé, hôm trước vợ mình vệ sinh mà quên không rút điện, để 1 lúc tủ lạnh nóng bừng lên, may mà không bị hỏng

Do Hong Son
Do Hong Son
Trả lời 8 năm trước

Vệ sinh tủ lạnh không những giữ gìn vệ sinh đảm báo sức khoẻ cho gia đình bạn mà còn giúp cho tủ lạnh giữ lạnh được lâu hơn, tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên sẽ giúp máy hoạt động ổn định tranh các hư hỏng về sau đấy bạn ạ

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng mình đã biết cách làm vệ sinh tủ lạnh, chẳng hạn như lau sạch ngay đồ ăn thức uống bị đổ ra trong tủ lạnh, đậy kín những thức ăn trước khi cất vào sửa chữa tủ lạnh hoặc bỏ đi những thức ăn cũ. Nhưng như vậy cũng chưa đủ khi mà bạn quên không để ý đến những vệt chảy của thịt trên ngăn chứa, đồ ăn chín để chung với đồ ăn chưa chế biến…

Loan Bao
Loan Bao
Trả lời 8 năm trước

Mẹ nó ơi, mình hay vệ sinh tủ lạnh theo cách này, mẹ nó tham khảo nhé:

Bước 1:

Mở cửa lấy hết thức ăn ra khỏi tủ lạnh. Gói những thứ dễ hư trong một hộp mát được cách nhiệt hay một cái hộp chứa những viên đá. Bỏ những thức ăn mà quá cũ, cùng với những lọ mayonnaise đã mở hộp, mù tạt hay những đồ gia vị khác đã để hơn 2 tháng không dùng lại.
Hướng dẫn này giúp bạn bỏ đi những thức ăn trước khi nó gây bệnh cho người dùng. Một thói quen tốt cần phát huy: sau 1 tuần nên quăng những đồ cũ vào hộp rác. Tất cả thức ăn đều mang vi khuẩn, nó có thể sinh sôi nảy nở nhanh chóng dưới điều kiện thích hợp; tủ lạnh đơn thuần chỉ làm giảm quá trình đó mà thôi. Vi khuẩn có từ thực phẩm gây ra mùi khó chịu. Không chỉ có vậy, chắc chắn những loại vi khuẩn, đặc biệt những loại mà bắt nguồn từ thịt những sản phẩm sữa (như khuẩn listeria và E.coli) có thể làm hại bao tử của bạn. Để được an toàn, hãy kiểm tra date trên tất cả thức ăn và tuân theo câu này: khi nghi ngờ, thì hãy quăng nó đi.

Bước 2:

Rửa bằng xà phòng. Bắt đầu từ trên, lau bên ngoài tủ lạnh với nước ấm, xà phòng hay nước rửa đặc biệt chuyên dùng. Kế đến, khắc phục phần trong -gồm tường, kệ, sàn và thùng – với nước xà phòng ấm hay dùng nước với soda. Rửa tất cả những kệ và thùng lấy ra ngoài, sau đó chùi những vết bẩn cứng đầu. Rửa và lau khô mọi thứ trước khi xếp lại. Để dễ chùi ở lần sau, lót dưới kệ & thùng miếng trải bằng plastic hay miếng khăn giấy dày để hứng những giọt nước bị chảy.

Bước 3:

Lau sạch và cất giữ. Trước khi để thức ăn lại trong tủ lạnh, lau sạch những chiếc hộp đựng.
Để cho tủ lạnh được trong lành thơm mát, hãy theo nguyên tắc đơn giản sau:
Giữ cho tủ mát. Đảm bảo tủ của bạn trong khỏang 35-40 độ F. Tất cả các vùng của tủ lạnh nên được đặt dưới 40 độ F để tất cả thức ăn có thể được lưu trữ an tòan ở bất kỳ ngăn nào. Nếu tủ lạnh của bạn cũ hay bạn có vấn đề gì về nhiệt độ, hãy kiểm tra nó, nếu có thể bạn nên mua nhiệt kế đo độ mát. Kiểm tra những phần khác nhau của tủ lạnh để được không khí lạnh xuyên suốt vòng tròn. Đặt hàng dễ hỏng vào tủ lạnh ngay khi bạn vứa đem về nhà. Gói thịt, gia cầm và hải sản thật kín để tránh loạn mùi ra các thức ăn khác gây nên ô nhiễm vòng vòng.
Dùng những cái hộp để trái cây, rau, thịt và phômai. Rau cần độ ẩm cao, trong khi trái cây cần độ ẩm thấp, những hộp thịt được thiết kế cho có thêm không khí lạnh để giữ cho thịt tươi mà không cần đông đá. Những thức ăn dễ hỏng như thịt, những sản phẩm chế biến từ sữa hay trứng nên để sâu vào bên trong vì nhiệt độ ở phía gần cửa tủ lạnh dao động hơn nhiệt độ ở những vùng khác. Giữ cho tủ lạnh chạy tốt.

Linh Ly
Linh Ly
Trả lời 8 năm trước

Chỉ cần bỏ ra khoảng 20 phút là bạn đã có thể vệ sinh sạch sẽ chiếc tủ lạnh để đón hè rồi nhé :)

- 2 phút đầu: Tháo phích cắm tủ lạnh. Sử dụng chổi quét nhà hoặc cây phất trần luồn xuống phía đáy tủ lạnh quét sạch bụi. Có thể dùng cây lau nhà lau sạch lần nữa nếu muốn.

Nên nhớ rút phích cắm tủ lạnh trước khi tiến hành làm vệ sinh để đảm bảo an toàn.

- Từ phút thứ 3 - 7: Lấy hết đồ ăn, đồ uống cất trong tủ ra ngoài. Lúc này, bạn sẽ dễ dàng phân loại đồ ăn và đồ uống không dùng được nữa và vứt vào sọt rác.

- Từ phút thứ 8 – 10: Tháo rời các ngăn tủ và đặt chúng vào chậu rửa bát. Hòa nước rửa bát với một chút nước ấm sẽ giúp tẩy rửa các vết bám dễ dàng hơn. Khi rửa xong, úp chúng xuống cho ráo nước.

Hòa loãng nước rửa bát vào nước ấm giúp rửa ngăn tủ dễ dàng.

- Từ phút thứ 11 – 15: Chuyển sang lau bên trong tủ lạnh.

Đối với khu vực bên trong tủ lạnh, ngoài nước tẩy rửa chuyên dụng, lau chùi bằng nước rửa bát pha loãng với nước ấm là một làm cách hiệu quả. Nhưng một số người sẽ không yên tâm vì cho rằng thực phẩm cất trong tủ sẽ hấp thụ lại.

Hỗn hợp baking soda hòa với nước ấm là giải pháp làm sạch sâu và nhanh chóng.

Trong trường hợp này, giải pháp tốt nhất là hòa lẫn bột baking soda với nước ấm. Dùng miếng bọt biển hoặc giẻ sạch bôi hỗn hợp lên khắp bề mặt bên trong tủ và cả các viền cao su quanh cánh cửa. Với những khe nhỏ hoặc đường viền, bạn nên dùng một chiếc bàn chải nhỏ để chà sạch vết bẩn được nhanh chóng. Sau khi hoàn tất, dùng khăn ẩm lau sạch mọi thứ với nước.

- Từ phút 16 – 17: Lắp lại các ngăn tủ vào đúng vị trí, sắp xếp đồ ăn và đồ uống vào tủ lạnh rồi mới cắm điện.

- 3 phút cuối: Tiến hành lau bề mặt bên ngoài tủ lạnh

Đối với tủ tráng men: Nên mua chất tẩy rửa chuyên dụng, xịt lên các mặt ngoài của tủ và lau sạch bằng khăn giấy.