Nước ăn bị nhiễm asen, Amoni -phải xử lý ra sao?

-Chào các Internet gia! Tôi ở Hà nội-Hai bà Trưng Tôi mới kiểm nghiệm mẫu nước máy nhà mình phát hiện -Asen (thạch tín) gấp 2,5 lần (0,025 mg/lit) -Amoni (NH4+) gấp 1,5 lần Thấy cả 2 hoạt chất này đều gây ung thư H elp ------ me-------now.Thanh kiu ơ lót
vietnam
vietnam
Trả lời 16 năm trước
[b]Giải pháp - công nghệ[/b] - Với định hướng tìm kiếm loại vật liệu từ khoáng chất tự nhiên để xử lý asen (thạch tín) làm ô nhiễm nước, GS.TS Trần Hồng Côn và cộng sự tại khoa hóa Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) tìm ra nguyên liệu đất sét, đá ong, đá son (limônit) đã được biến tính để chế tạo thành công thiết bị xử lý asen trong nước sinh hoạt. Bình lọc có cấu tạo như các bình lọc thông thường nhưng bộ cột lọc có tính năng oxy hóa và hấp thụ để giữ lại asen. Thiết bị lọc này có cấu tạo rất đơn giản, gồm một chiếc thùng có hai ngăn bằng inox. Ngăn thứ nhất (đầu vào) chứa một cột lọc với kích cỡ 75m3 hoặc 300m3 nước. Khi nước chảy qua cột lọc, asen trong nước bị oxy hóa, các hạt đất sét, đá ong và đá son biến tính trong đó sẽ giữ lại asen và mangan. Nước sạch sẽ chảy vào thùng thứ hai, có thể sử dụng. Với thiết bị nói trên, asen thu hồi triệt để có thể sử dụng vào mục đích khác hoặc đem chôn lấp an toàn. Thiết bị này cũng đã được thử nghiệm để lọc nước giếng khoan tại khu tập thể 51 Cảm Hội, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong mười ngày liên tục. Kết quả cho thấy trước khi lọc nồng độ asen trong nước tại khu vực trên dao động từ 0,186-0,198mg/l vào mùa khô, sau khi xử lý còn nhỏ hơn 0,01mg/l, dưới giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tiêu chuẩn VN về asen. Theo tính toán, thiết bị xử lý asen qui mô hộ gia đình bằng inox có dung tích 20 lít, phục vụ nhu cầu nước ăn uống, giá thành không cao, từ 300.000-400.000 đồng/bình. Trung bình một năm phải thay cột hấp thụ một lần với chi phí khoảng 20.000 đồng. Có thể liên hệ tiến sĩ Trần Hồng Côn, khoa hóa Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội, ĐT: 04.8245527 - 0989092396.
Hoàng tử bé
Hoàng tử bé
Trả lời 16 năm trước
Hiện nay có 9 phương án xử lý asen mà hiệu quả là tách được từ 50 đến 95% lượng asen có trong mẫu. Tùy theo tính chất của nước và quy mô cơ sở xử lý nước mà người ta có thể kết hợp một số phương pháp xử lý với nhau. Nói chung ở các cơ sở cấp nước lớn và nếu asen ở dạng As(V) thì phương pháp kết tụ dùng sắt (III) clorua, sắt (III) sulfat là thích hợp. As(V) có nhiều trong nguồn nước bề mặt giàu oxy, là loại dễ tách, còn As(Ill) khó tách hơn và có nhiều ở các nguồn nước ngầm. Như vậy người ta phải oxy hóa As(III) thành As(V) trước khi đưa nó đi xử lý theo các phương pháp thông thường. ở Bănglađet tại những giếng nước nhiễm nhiều asen người ta hay dùng muối sắt để xử lý asen.
Hà Nội
Hà Nội
Trả lời 16 năm trước
Theo ý kiến của các thuộc Viện Hóa học công nghiệp và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội giải pháp loại trừ asen bằng than gáo dừa, qua thực nghiệm bằng cột lọc cho thấy có khả năng đáp ứng nước sinh hoạt ở quy mô hộ gia đình. Hiện nay, với sự hỗ trợ của Unicef Hà Nội, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Nam đã lắp đặt thí điểm bể lọc xử lý asen có giàn mưa, cát vàng tuyển dày 40 – 60cm cho thấy lượng asen giảm rất lớn. Qua 90 ngày sử dụng bể lọc hàm lượng asen sau lọc có thể chấp nhận dùng cho sinh hoạt. Tỷ lệ asen sau lọc đã giảm từ 94 đến 99%. Còn kết quả điều tra của Viện YHLĐ&VSMT (Bộ Y tế), các hộ dân đã chủ động sử dụng các biện pháp lọc nước, tuy nhiên hiệu quả xử lý asen chưa triệt để. Một sơ đồ hệ thống lọc cát có giàn phun mưa với chi phí tiết kiệm do Viện thiết kế đã nâng hiệu quả xử lý asen lên 95,24%, với lượng nước đủ dùng hàng ngày cho gia đình 4 – 6 người Asen còn gọi là thạch tín, là một chất độc. Chất này có trong vỏ trái đất tồn tại dưới dạng khoáng vật có tên khoa học Sunfua. Khoáng vật không tan, nếu không gặp ôxy và nước. Nhưng gần đây Trung tâm nước sinh vệ sinh môi trường; Cục y tế dự phòng; Viện Y học lao động và tổ chức UNICEF tại Việt Nam đã thực hiện khảo sát nước ngầm ở 12 tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh miền Trung, kết quả là nồng độ asen lấy ở các mẫu giếng khoan, giếng đào đều vượt quá mức cho phép, có nơi hàm lượng asen lên tới 0,03 đến 0,45mg/lít (mức cho phép của Bộ Y tế là 0,01mg/lít). Nguyên nhân là do chúng ta khai thác các mỏ nước ngầm đã vô tình đưa ôxy xuống tầng sâu có asen, tạo nên phản ứng hóa học, asen tan ra, ngấm vào nước. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ y tế) thì người uống nước nhiễm asen quá mức cho phép dễ mắc các bệnh ung thư, tiêu chảy, thủy đậu và nhất ung thư da. Còn người dùng nguồn nước asen ở nồng độ 0,1mg/lít sẽ bị đầu độc hệ tuần hoàn. Chính vì vậy, xử lý nước sinh hoạt nhiễm asen đối với nước ta đang là vấn đề thời sự và rất cần thiết. Lần đầu tiên asen trong nước được xử lý đạt tiêu chuẩn bằng công nghệ ôxy hóa - kết tủa h[blue]ttp://vietnamnet.vn/khoahoc/suckhoe/2006/06/583727/ http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.kinhte.khoahocdoisong.7104.qdnd [/blue]
Chita
Chita
Trả lời 15 năm trước
[b]Những biện pháp loại bỏ Asen, Amoni khỏi nước ăn[/b] Theo GS.TS Trần Hồng Côn, cách đây nhiều năm, ông và các cộng sự tại Khoa Hoá, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã nghiên cứu và áp dụng thành công thiết bị xử lý Asen trong nước sinh hoạt bằng đất sét, đá ong, đá son. Thiết bị này được cấu tạo như chiếc bình lọc nước thông thường, gồm: Một chiếc thùng có 2 ngăn bằng inox. Ngăn thứ nhất (đầu vào) chứa một cột lọc. Khi nước chảy qua cột lọc, Asen trong nước bị ôxy hoá, các hạt đất sét, đá ong và đá son sẽ biến tính trong đó để giữ lại Asen. Người dân có thể yên tâm sử dụng nước sạch ở thùng thứ hai. Mỗi năm, thay cột lọc một lần. Theo GS.TS Côn, thiết bị này đã được thử nghiệm để lọc giếng khoan tại khu vực tập thể 51 Cảm Hội (phường Đống Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội) trong 10 ngày liên tục và cho kết quả: Trước khi nước lọc, nồng độ Asen trong nước giao động từ 0,186-0,189mg/1 lít nước vào mùa khô. Sau khi đưa vào bình lọc, tỉ lệ Asen trong nước còn nhỏ hơn 0,01mg/lít, dưới giới hạn của Bộ Y tế về tiêu chuẩn của Asen trong nước ăn. Cuối năm 2008, công nghệ loại bỏ chất Asen trong nước sinh hoạt của GS.TS Trần Hồng Côn và cộng sự đã được một công ty chuyên về xử lý nước công nghệ cao của Thụỵ Sỹ mua toàn bộ công nghệ vào đưa vào sản xuất thiết bị lọc nước sử dụng trong gia đình với tên gọi là Arsen FREE có giá bán khoảng 1.600.000đ/bình. Ngoài phương pháp loại bỏ Asen bằng đất sét, đá ong và đá son như trên một biện pháp khác có thể áp dụng dễ dàng tại nông thôn là sử dụng bể lọc có giàn mưa và cát vàng dầy khoảng 40- 60cm. Biện pháp này đang được một số hộ dân ở tỉnh Hà Nam lắp đặt thí điểm dưới sự hỗ trợ của Unicef, kết quả cho thấy loại bỏ được 94-99% tỉ lệ Asen có trong nước. Bác sỹ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia cho biết, Asen ngấm vào cơ thể qua đường uống một cách từ từ, không rầm rộ để người bệnh thấy khác thường mà đi khám ngay. Tuy nhiên, có thể nhận biết sớm loại nhiễm độc này thông qua các biểu hiện ngoài da như: Rối loạn sắc tố (có những chấm nhạt hoặc đậm hơn màu da), dày sừng ở những vùng da ít tiếp xúc như giữa lòng bàn tay, lòng bàn chân. [right][b]Mai Thúy[/b][/right]
Đỗ Phương Thảo
Đỗ Phương Thảo
Trả lời 10 năm trước

Thế thì dùng máy lọc nước đi cho yên tâm bạn ạ chứ để thế thì nguy hiểm quá. Nhà mình có em bé nên cũng phải mua một cái về dùng cho yên tâm đấy. Máy lọc nước nhà mình là máy RO Ohido, mà được bảo hành 3 năm liền đấy. Bạn tìm hiểu xem