Lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường?

Chào các bạn, gần đây tôi thấy sức khỏe không được tốt lắm nên đi khám và được bác sĩ kết luận là lượng đường trong máu hơi cao. Vậy tôi nên điều chỉnh lượng đường như thế nào để trở về ngưỡng bình thường nhỉ?

Hai Ket
Hai Ket
Trả lời 8 năm trước
Đường (glucose) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường. Chỉ số đường huyết an toàn theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA): Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0-7,2mmol/l); Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l); Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l). Trong thư, bạn nói chỉ số đường huyết là 7.8 nhưng không rõ đó là kết quả chỉ số đường huyết bạn đo khi nào; Nếu là sau ăn thì là bình thường, nhưng nếu là lúc đói (tức sau ăn 10h) thì là hơi cao. Tuy nhiên, để biết có bị tiểu đường hay không còn làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1C. Chỉ số này nhằm kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường mà không phụ thuộc no hay đói, chỉ số này bình thường là 5.4-6,2%, nếu trên 7% là có tiểu đường. Cứ tăng 1% có nghĩa đường huyết của bạn tăng 30mg. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ người thừa cân béo phì cũng gia tăng, do vậy, dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2 (tiểu đường mắc phải). Trường hợp của bạn nếu thừa cân phải thực hiện chế độ ăn giảm cân bằng cách thực hiện chế độ ăn ít tinh bột và chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như ăn nhiều rau xanh, củ quả chín ít ngọt (táo, lê), lạc, vừng... Nhớ 3-6 tháng phải định kỳ khám sức khỏe để đánh giá lại tình trạng bệnh. Nếu đã thực hiện chế độ ăn và tập luyện mà không hiệu quả thì cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thu Tan
Thu Tan
Trả lời 8 năm trước
Đối với người bình thường, chỉ số tiểu đường sau ăn và lúc đói trước 2 giờ thì hàm lượng đường huyết nên thấp dưới 6.1mmol/l (110mmg%) (kiểm nghiệm 2 lần bằng máy đo đường huyết). Nếu đói bụng mà hàm lượng đường huyết vượt qua 7.8 mmol/l (140mg%) hoặc sau khi ăn 2 giờ hàm lượng đường huyết vượt quá 11.1mmol/l (200mg%) thì có thể chuẩn đoán là bạn mắc bệnh tiểu đường.
Tuan Dau
Tuan Dau
Trả lời 8 năm trước
Chỉ số đường huyết là thước đo ảnh hưởng của carbohydrate lên đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số đường huyết càng cao thì càng làm tăng đường trong máu sau khi ăn. Chỉ số đường huyết được dùng để dự báo khả năng làm tăng đường trong máu của các loại thực phẩm. Lượng đường trong máu cao được hiểu một cách đơn giản là dư thừa lượng glucose trong máu. Khi chúng ta ăn, đường từ thực phẩm được chuyển thành glucose và đường đơn thuần khác, và lưu lại trong máu. Các hormone insulin có vai trò chuyển các glucose này đến các cơ, chất béo và các tế bào gan. Nói chung ở mức độ đường 180 mg/dL trong máu được coi là cao, nhưng chỉ khi chỉ số này tăng vượt 250 mg/dL thì mới có những dấu hiệu đáng chú ý và xuất hiện các triệu chứng. Nếu lượng đường trong máu liên tục ở mức cao có thể dẫn đến các biến chứng trong tương lai như bệnh tiểu đường, vấn đề về mắt, thận và các bệnh thần kinh, tim mạch… Vì vậy, việc giữ ổn định lượng đường trong máu là rất quan trọng. Nó không những giúp bạn khỏe mạnh mà còn hạn chế nguy cơ mắc nhiều bệnh. Dưới đây là một vài cách đơn giản giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Trả lời 8 năm trước
lượng đường trong máu là 0,3%.