Cách tránh cảm cúm cho bà bầu trong mùa đông ?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

Mang thai vào mùa đông các thai phụ phải đối mặt với thời tiết lạnh giá và bệnh cảm cúm. Bà bầu cần chú ý tới mọi hoạt động để tránh cái lạnh và có một sức khỏe tốt nhất cho mình và thai nhi.

Vào mùa đông, mọi người thường hay bị cảm cúm. Bà bầu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có thai dễ gia tăng biến chứng của cúm như viêm phổi. Vì thế, tất cảphụ nữ mang thaitrong mùa cúm nên được tiêm phòng cúm.

Tránh cảm cúm cho bà bầu trong mùa đông Bà bầu cần giữ ấm trong mùa đông để tránh cảm cúm.

Trong quá trình mang thai, bà bầu có thể cảm thấy lạnh hơn bình thường. Nguyên nhân là do bạn ra mồ hôi nhiều hơn trong thời gian mang bầu, bụng của bạn to hơi ấm dễ thoát ra hơn. Chứng mất nước trong mùa đông cũng làm cho cảm lạnh trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy thai phụ cần bổ sung nhiều calo và nước uống hơn vào mùa đông.

Khi bạn lạnh, hãy cho cơ thể hoạt động bằng cách di chuyển và luyện thở để giúp cơ thể bạn nóng lên. Mát xa cho máu tuần hoàn cũng khiến bàn tay bớt giá lạnh.

Các môn luyện tập như đi bộ, chạy, yoga… đều có ích cho thai phụ vào mùa đông. Khi thời tiết quá lạnh, bạn có thể luyện tập trong nhà.

Việc luyện tập thể thao sẽ khiến bạn mất nhiều nước và năng lượng. Vì thế, hãy nạp đủ năng lượng trước khi luyện tập và luôn mang theo chai nước để tránh bị mất nước.

Luôn hoạt động trong mùa đông giúp bạn loại trừ được những cơn đau, những rắc rối khác của thai kỳ. Giúp bạn tăng tự tin về cơ thể và chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh nở sau này.

Không mặc quần áo đủ ấm trong mùa đông cũng là nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh. Thế nhưng, nếu bạn mặc quá nhiều quần áo, mồ hôi ra nhiều cũng không tốt. Vì thế thai phụ nên lựa chọn loại vải có chất liệu hút ẩm, mềm và nhẹ. Kèm theo quần áo là các phụ kiện khác như bông đeo tai, găng tay, tất chân… khi đi ra ngoài. Luyện tập ngoài trời quần áo phải thoáng, nhẹ, đủ ấm.

Việc hấp thụ vitamin D trong mùa đông là rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Mùa đông, ánh nắng hấp thụ hàng ngày sẽ ít hơn vào mùa hè, sẽ làm chậm lại quá trình tổng hợp vitamin D. Do đó để có đủ vitamin D bà bầu nên chịu khó đi ra ngoài phơi nắng thường xuyên trong ngày. Vitamin D giúp tăng cường xương và răng cho thai nhi.


mùa thu
mùa thu
Trả lời 13 năm trước
Tránh cảm cúm cho bà bầu

Thời tiết chuyển mùa và bước vào mùa đông khiến các bà bầu dễ bị nhiễm lạnh và cảm cúm. Cần thực hiện một số biện pháp để tránh cảm lạnh cho bà bầu.

Mùa đông là mùa dễ nhiễm cảm cúm, hơn nữa, cơ thể bà bầu sức đề kháng yếu nên càng dễ bị cảm. Ngoài ra, việc không dùng thuốc trong thời kỳ mang thai khiến bệnh càng thêm dai dẳng, dễ dẫn đến biến chứng và mắc các bệnh khác.
Trước khi mang thai, các chị em thường được khuyên tiêm phòng cảm cúm để hạn chế tối đa việc bị nhiễm cảm. Tuy nhiên, với những người không thể tiêm phòng thì có nhiều cách để phòng chống căn bệnh này.

Thời kỳ mang thai, cơ thể bà bầu thường xuyên ra nhiều mồ hôi, cơ thể không giữ ấm được như bình thường nên dễ mất nhiệt. Khi mồ hôi tiết ra gặp thời tiết lạnh giá dễ gây cảm ngược vào trong, nguy hiểm cho sức khỏe của bà bầu.

Chứng mất nước chính là điều kiện phụ, khiến chứng cảm lạnh thêm trầm trọng, chính vì vậy bà bầu cần bổ sung thêm nhiều nước vào mùa đông để tránh hiện tượng mất nước vào mùa đông. Nếu thấy người lạnh, bà bầu cần phải tìm cách đi lại nhiều để cơ thể nóng lên, massage cho máu tuần hoàn nhiều hơn và người ấm dần lên. Bạn có thể lựa chọn đi lại bằng cách đi bộ, yoga, làm việc nhà…

Tuy nhiên, tập thể thao nhiều cũng khiến cơ thể bà bầu bị mất nước, vì thế, cần bổ sung nhiều nước hơn nếu bà bầu thường xuyên tập thể thao.

Trời lạnh, các bà bầu cần mặc đủ ấm để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên, không nên mặc quá dầy, gây cho cơ thể cảm giác nóng bức, ra mồ hôi và thấm ngược trở lại cơ thể, gây cảm lạnh. Chất liệu quần áo nên là cotton, hút ẩm, nhẹ nhàng và mềm.

Tăng cường đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung vitamin C. Bạn có thể ăn các loại rau, củ, quả có chứa nhiều C để đảm bảo cơ thể bạn không dễ bị nhiễm cảm. Hơn nữa, tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm để không bị lây bệnh bởi bà bầu có nguy cơ lây bệnh cao nhất.
thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Tránh dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi; ăn sữa chua và rau quả hàng ngày; thường xuyên đi bộ, hít thở không khí trong lành… có thể giúp thai phụ ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm.
1. Hít thở không khí trong lành


Thời tiết mùa đông khô lạnh khiến bạn ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm ở thai phụ do virus gây cảm và các loại vi khuẩn độc hại khác có khả năng sống sót trong những căn phòng khô hoặc những nơi ẩm thấp trong nhà. Trừ những ngày quá lạnh, nếu không, bạn cũng nên duy trì hoạt động đi bộ ngoài trời để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cảm.
2. Nghỉ ngơi nhiều hơn
Nghỉ ngơi là cách để cơ thể phục hồi năng lượng và sức khỏe. Mỗi ngày, bạn dành 30 phút thư giãn, không làm gì cả, cũng không suy nghĩ tới bất kỳ điều gì, khẽ nhắm mắt lại và trò chuyện yêu thương với em bé trong bụng.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

Các loại virus gây cảm có khả năng lây lan và phát tán mạnh mẽ. Nếu bạn chạm tay vào điện thoại, bàn phím máy tính, nắm cửa… chứa virus thì nguy cơ mắc bệnh khá cao. Bởi vì các loại virus này có thể sống hàng giờ, thậm chí, cả ngày trên bàn tay con người. Vì vậy, bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, chú ý chà xát các kẽ ngón tay trong vòng một vài phút và lau khô tay bằng khăn sạch.
4. Không dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho
Bởi vì thời điểm bạn hắt hơi hoặc ho, miệng và mũi bạn ở cơ chế mở nên dễ bị lây nhiễm virus từ bàn tay nếu bạn lấy tay che miệng. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị một chiếc khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó, bạn nên vứt chiếc khăn giấy ấy ngay lập tức. Trường hợp không có khăn giấy, bạn nên quay mặt về phía không có người khi cơn hắt hơi hoặc cơn ho chuẩn bị xuất hiện.
5. Uống nhiều nước

Bạn nên uống tối thiểu 6-8 cốc nước mỗi ngày khi mang thai. Dấu hiệu đơn giản để nhận biết cơ thể thiếu nước hay không được phân biệt qua màu sắc của nước tiểu: Nếu nước tiểu có màu vàng trong, chứng tỏ bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu sẫm màu, bạn cần bổ sung thêm nước uống. Nước có tác dụng “súc rửa” và thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp bạn phòng chống bệnh.
6. Bổ sung rau quả

Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại chứng bệnh cảm.
7. Ăn sữa chua

Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nhóm thai phụ mỗi ngày ăn một hộp sữa chứa ít chất béo sẽ giảm 25% nguy cơ mắc cảm. Những loại vi khuẩn có lợi tự nhiên trong sữa chua giúp tăng cường chức năng miễn dịch và phòng bệnh cho cơ thể.
8. Tránh xa khói thuốc
Các thống kê về sức khỏe kết luận, khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm và các chứng bệnh về hô hấp khác cho thai phụ. Hơn nữa, khói thuốc lá còn là môi trường độc hại cho sự phát triển của thai nhi. Những chất hóa học được tìm thấy trong khói thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch, làm khô đường hô hấp… và khiến virus cảm dễ xâm nhập vào cơ thể.
9. Nói không với đồ uống chứa cồn

Các loại đồ uống có cồn “tiêu diệt” sức khỏe thai phụ và thai nhi một cách từ từ. Nó khiến cơ thể luôn trong tình trạng bị mất nước và gây suy giảm hệ miễn dịch.
10. Tránh sờ tay lên mặt
Virus gây cảm (bao gồm cảm lạnh và cảm cúm) có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường mắt, mũi và miệng. Bàn tay là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cảm.
Khi đưa tay lên mặt, vô tình, bạn đã giúp các loại virus này lại gần mũi, miệng và khiến chúng dễ có cơ hội gây bệnh cho cơ thể hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ôm, bế và cho bàn tay các bé chạm vào mặt mình để đề phòng cảm.

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

1. Nước gừng đường đỏ

Khi bà bầu bị lạnh hoặc cảm thấy sắp bị cảm, uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó lên giường ngủ một giấc, sáng dậy sẽ hết cảm.

Thường ngày ăn tỏi tươi, hành củ sống cũng là một biện pháp để phòng chống cảm, đồng thời cũng giúp khống chế vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột.

2. Nâng cấp đường hô hấp

Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm. Khi thiếu kẽm, chức năng phòng ngự của đường hô hấp kém hơn.

Các thực phẩm giàu kẽm là hải sản, thịt nạc, lạc, hạt hướng dương và các loại đỗ.

3. Vitamin C và vận động lông mao đường hô hấp

Vitamin C là thuốc “ thanh trừ” các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời có chức năng phòng chống và nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp.

Chuyên gia kiến nghị bà bầu nên uống viên C hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, súp lơ, ớt, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho vv.

Vitamin C dễ bị mất đi trong quá trình làm nóng, vì vậy khi nấu cần chú ý.

4. Súc miệng nước muối

Mỗi sáng sớm thức dậy dùng nước muối để súc miệng, sau đó uống nửa cốc nước lọc, như thế không những giúp phòng cảm mà còn rất có ích cho sức khỏe của răng, lợi. Bởi vì trong thời kỳ mang thai, nếu chảy máu chân răng sẽ dễ mắc chứng viêm lợi.

5. Rửa mặt bằng nước lạnh vào sáng sớm

Sáng sớm thức dậy dùng nước lạnh rửa mặt có thể tăng cướng khả năng chống cảm. Buổi tối có thể dùng nước ấm rửa mặt để tránh nước lạnh gây kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ.

6. Duy trì độ ẩm trong phòng khoảng 45%

Mùa đông độ ẩm không khí thấp, nếu dùng thêm sưởi thì không khí phòng dễ bị khô. Không khí khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp. Vì vậy nên sử dụng máy làm ẩm và giữ cho độ ẩm trong phòng ở mức 45%.

7. Không nên quên uống nước

Uống nhiều nước có hiệu quả rất tốt để phòng chống cảm và viêm họng, mỗi ngày tốt nhất nên đảm bảo uống 600-800ml nước.

8. Tránh chỗ đông người

Nên tránh hoặc hạn chế đi đến chỗ đông người hoặc nơi công cộng, người càng đông thì nguy cơ bị lây nhiễm càng cao, cho nên biện pháp tránh là lựa chọn tốt nhất.

9. Kiên trì tập luyện

Tập luyện là con đường hữu hiệu để nâng cao khả năng phòng chống bệnh cho cơ thể, cho nên phụ nữ có thai cần kiên trì tập luyện trong suốt cả quá trình mang thai.

10. Điều hòa không thể thay thế cửa sổ

Nên để cho không khí trong lành không ngừng lọt vào trong phòng, đa phần chúng ta đều thích sáng sớm mai thức dậy mở cửa sổ thông khí, sau đó cả ngày thì lại đóng kín mít. Như thế không tốt, ít nhất sau khi ngủ trưa và trước lúc đi ngủ cần phải thông gió thông khí. Gia đình sử dụng điều hòa thì cũng không thể suốt ngày 24h đóng kín cửa, không nên dùng máy điều hòa hoán đổi không khí để duy trì không khí trong phòng.

Ngoài ra, đợi khi có ánh mặt trời lại mở cửa sổ hoán đổi không khí, nếu mặt trời vẫn chưa mọc mà mở cửa sổ thông khí, nồng độ CO2 ở ngoài khá cao, không có lợi cho phụ nữ có thai.