Trẻ mới sinh nên cho ngủ với mẹ hay cho ngủ riêng?

Mình chuẩn bị sinh em bé, theo nhiều người thì bảo: nên mua nôi em bé cho con ngủ, khi lớn lên tí nữa thì cho ngủ giường cũi riêng, như thế trẻ ngoan, mai không quấy cha mẹ. Nhưng những người lớn tuổi thì khuyên: con cái mới sinh phải ngủ với mẹ, để còn hơi ấm, mẹ còn biết để chăm sóc. Mình không biết như thế nào cho tốt hơn, có ai giúp mình với?

ms Quế Chi
ms Quế Chi
Trả lời 12 năm trước

Có mẹ nào biết không, trợ giúp cho mình vơi?

thachanh
thachanh
Trả lời 12 năm trước
Ngủ chung giúp nguy cơ đột tử ở bé giảm. (Ảnh minh họa).
Ngủ chung giúp nguy cơ đột tử ở bé giảm. (Ảnh minh họa).
Ngủ chung với bé, nên chăng?
Sợ giành hết oxy của bé, sợ bé quen thói đeo bám chốn "phòng the", mẹ dọn cho con một "ổ" riêng. Nhưng mẹ cứ phải chạy đi chạy lại cho ti, dỗ dành...
Ngủ chung cũng ngại mà cho bé "ra riêng" còn oải hơn mỗi khi bé khóc đòi bú hay ọ ẹ cả đêm. Vậy thì chọn cách cho bé ở chung hay ở riêng?

4 lợi ích của ngủ chung

1. Khi tiếp xúc với bé, cơ thể mẹ sẽ được “kích hoạt” để sản xuất sữa nhiều hơn. Bé cũng tiện “tu ti” hơn nhiều và vì thế việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ được duy trì lâu hơn.

2. Nguy cơ đột tử khi ngủ ở bé sẽ thấp hơn. Đơn giản là khi bị ngưng thở (do chăn gối đè lên mặt chẳng hạn) bé sẽ có những phản ứng báo động và bố mẹ sớm nhận biết hơn.

3. Bé sẽ có thêm nhiều cơ hội được âu yếm, từ đó giúp bé có thêm niềm tin vào thế giới xung quanh. Ngược lại, tinh thần mẹ bé cũng được thoải mái hơn do yên tâm rằng bé được an toàn.

4. Cữ bú đêm món quà tuyệt vời để bù đắp thiệt thòi cho những bé có mẹ phải đi làm biền biệt ban ngày.

Tuy vậy, khi quyết định ngủ chung với con, mẹ phải lưu đến mấy điều sau:

- Đề phòng bé bị ngạt, hãy chọn loại nệm cứng và cho bé nằm ngửa hoặc nằm nghiêng thay vì nằm sấp.

- Dẹp bớt các loại chăn, gối kềnh càng của người lớn vì chúng rất dễ phủ lên mặt bé và làm bé ngạt trong gang tấc.

- Khi nằm chung, bé đã có một thứ “lò sưởi” chính là cơ thể mẹ. Vì vậy, đừng cho bé mặc và đắp chăn quá ấm áp.

- Để sau này dễ “tách đàn”, trong những giấc ngủ ngắn ban ngày hãy tập dần cho bé thói quen ngủ ở giường riêng.

- Phải đảm bảo rằng việc ngủ chung không khiến mẹ quá mệt mỏi, mất ngủ và cần tập cho bé nằm bú thế nào để cả hai mẹ con đều thoải mái.

- Không bao giờ ngủ cùng bé nếu mẹ vừa uống rượu, bia. Trong trạng thái “tây tây”, mẹ sẽ chẳng giúp gì cho bé, thậm chí còn làm bé bị bất trắc với mùi và những phút lơ đễnh do say.

3 “cái khó” do ngủ chung

Ngủ chung tuy có nhiều lợi ích nhưng cũng nảy sinh những rắc rối nhỏ:

- Khi ngủ chung bé sẽ có thói quen ti mẹ về đêm. Nếu việc này kéo dài có thể sẽ là tác nhân gây sâu răng cho bé.

- Ngủ chung với ba mẹ bé thường có giấc ngủ kém sâu nên ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Sinh hoạt phòng the của bố mẹ dễ bị “đứt gánh giữa đường” vì có bé kề bên. Chưa kể, khi bé đã lớn việc tách bé ra khỏi chiếc giường của bố mẹ đôi khi khá gian nan.

“Cái khó ló cái khôn”

- Nếu không muốn bị “đứt gánh…” ba và mẹ hãy sơ tán sang một chỗ khác mà “tâm sự”, xong xuôi lại quay về với con.

- Chuyện “tách đàn” nên thực hiện khi bé được hai tuổi rưỡi. Tốt nhất là sắm sẵn cho bé một chiếc giường riêng để bé quen với ý nghĩ mình có một không gian độc lập. Và trên chiếc giường nhỏ ấy hãy cho con tập ngủ riêng vào ban ngày.

- Lúc chính thức “tách đàn”, cần tạo cho bé tâm lý vui vẻ, khiến để bé coi việc “ra riêng” là mình được ba mẹ tin tưởng, tôn trọng, chứ không phải hình phạt (tuyệt đối không bao đem chuyện sẽ phải ngủ riêng để dọa dẫm bé).

- Đừng quá triệt để trong việc “tách đàn”. Những khi bé ốm hay giật mình thức giấc vì ác mộng… có thể linh hoạt để bé sang ngủ chung. Ngoài ra, ban đầu có thể kê chiếc giường nhỏ này của bé cạnh giường ba mẹ để thi thoảng có thể để ý bé.

Nói chung, bé sẽ thích nghi được với việc ngủ một mình hay ngủ chung với ba mẹ. Việc chọn kiểu nào thì trước hết bạn cứ theo… trực giác của mình. Nếu cảm thấy ngủ chung dễ chịu cho cả mẹ lẫn con, đặc biệt là con đang ở tuổi ngậm ti, bạn cứ thực hiện. Nhưng nếu ngủ chung quả thực ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn, đến quan hệ với ông xã, thì bạn cần phải cân nhắc.

Nguyễn Văn Tiến
Nguyễn Văn Tiến
Trả lời 12 năm trước

Quanh chuyện cho con ngủ riêng

Theo nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới về trẻ em, muốn ôm con trong vòng tay và cùng con ngủ là xu hướng tự nhiên của nhiều bậc cha mẹ. Đây là cách cho con ngủ dễ dàng nhất, nhưng chưa phải cách tốt nhất với trẻ.

Cho con ngủ riêng - những ý kiến trái chiều

Vợ chồng anh Thắng, chị Hà đều là du học sinh bên Nga trở về. Trong thời gian du học họ đã chứng kiến nhiều em bé Nga ngủ riêng một cách ngon lành ngay trong mùa đông giá lạnh. Chính vì thế việc cho con ngủ riêng được vợ chồng họ thống nhất một cách dễ dàng.

Theo họ cũng như theo nhiều gia đình khác, ngủ riêng sớm sẽ dạy con sớm có tính tự lập, không ỷ lại vào người lớn. Hai vợ chồng vì thế cũng có không gian riêng, không sợ làm phiền con cũng như thoải mái trong những sinh hoạt riêng của mình. Việc họ cần làm hàng ngày là chúc con ngủ ngon và thỉnh thoảng sang phòng con quan sát mà thôi.

Với gia đình chị Phương, anh Sơn thì khác. Bé Bống nhà chị hiện đã lên bốn nhưng vẫn ngủ chung giường với bố mẹ mặc dù anh chị cũng đã chuẩn bị cho cháu một phòng riêng từ lâu. Theo anh chị thì ngủ riêng sẽ làm giảm mối liên hệ giữa cha mẹ và con. Hơn nữa chị cũng lo khi không có mẹ ở bên, bé có thể bị lạnh khi đạp chăn ra ngoài mà không có người đắp kịp thời, không thể bên con ngay khi con gặp ác mộng… Điều đó làm chị không yên tâm.

Cho con ngủ riêng với chị Hằng mới thật sự là khó xử. Anh chị đã thống nhất được việc cho con ngủ riêng nhưng bà nội cu Tít thì nhất định không đồng ý. Ngày đầu biết chuyện chị có ý cho cu Tít (3 tuổi) ngủ riêng bà đã giận gần một tuần. Bà bảo: “Chẳng biết các anh chị học Tây học Tàu thế nào, chỉ có những bà mẹ không thương con mới cho con ngủ riêng, bắt con nằm lạnh lẽo một mình”. Bà còn tuyên bố, bà chỉ có mỗi một thằng cháu đích tôn, cho nó ra ngủ riêng chẳng may ho hắng làm sao bà sẽ không để yên cho mẹ nó. Vậy là ý định cho cu Tít ra ngủ riêng đến nay vẫn gặp nhiều rắc rối chưa thực hiện được.

Ý kiến chuyên gia

Theo nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới về trẻ em, muốn ôm con trong vòng tay và cùng con ngủ là xu hướng tự nhiên của nhiều bậc cha mẹ. Đây cũng là cách dễ dàng nhất để trẻ ngủ mà không cần mất nhiều thời gian dỗ dành, lại thắt chặt thêm tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

Tuy nhiên bà Esther Boyland Wolfson, giám đốc trung tâm phát triển trẻ em giai đoạn đầu (Mỹ) khẳng định rằng: Đó là cách dễ dàng nhất giúp trẻ đi vào giấc ngủ nhưng không phải là cách tốt nhất cho bé. Thấu hiểu những tác hại có thể có của việc ngủ chung sẽ khiến cho các bậc cha mẹ mạnh dạn hơn trong việc đưa ra quyết định để bé ngủ riêng và không cần lo ngại bé sẽ bị đối xử lạnh lùng.

Một lí do khác nữa mà bà Wolfson đưa ra là, thế giới của cha mẹ không chỉ xoay quanh con. Mối quan hệ vợ chồng là mối quan hệ cần được vun đắp thường xuyên. Dưới áp lực công việc, khoảng thời gian duy nhất vợ chồng có thể dành cho nhau trong ngày chính là hàng đêm sau khi con đã ngủ say. Dưới hai góc độ cá nhân và nghề nghiệp, bà khẳng định cặp cha mẹ hạnh phúc có nhiều khả năng và cơ hội giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn.

Với trẻ dưới 1 tuổi, ngủ chung có thể gây nguy hiểm

Tháng 5/1999, đăng tải trên tạp chí Pediatrics của viện Nhi khoa Mỹ, các nhà khoa học khẳng định trong bản nghiên cứu của mình: “Trong năm 1995 bị ngạt là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi” và “những trường hợp trẻ tử vong do cha mẹ vô tình đè vào con tăng nhanh trong nhiều năm trở lại đây”. Một bài báo khác cũng nhấn mạnh: “Không nên khuyến khích việc chia sẻ giường ngủ và dùng giường ngủ của người trưởng thành cho trẻ sơ sinh. Chưa kể đến những “tai nạn” không mong muốn do quá trình ngủ chung đem lại. Bản thân chiếc giường dành cho người trưởng thành vốn đã không phù hợp cho trẻ sơ sinh”. Tốt nhất cha mẹ nên để con nằm nôi/cũi bên cạnh giường ngủ của mình.

Cũng có những ý kiến trái chiều từ các nhà nghiên cứu cho rằng, tác hại của việc ngủ chung không thể so sánh được với những lợi ích tiềm tàng do hình thức này mang lại. Tuy nhiên bản thân họ cũng đưa ra lời khuyên với các cặp vợ chồng đã và đang ủng hộ việc ngủ chung: Cần lường hết những khả năng nguy hiểm có thể xảy ra, cẩn trọng để không gây hậu quả nghiêm trọng.

Trẻ lớn hơn một tuổi: Cần nói “không” với ngủ chung

Một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao với trẻ lớn hơn 2 tuổi - khi nguy cơ nghẹt thở đã bị loại bỏ thì ngủ chung vẫn không nên khuyến khích?

Theo bà Wilfson, khi trẻ lớn hơn mà vẫn ngủ chung giường chúng có xu hướng dựa dẫm quá nhiều vào bố mẹ, chúng cần sự bảo bọc của bố mẹ 24/24, cần cha mẹ làm hộ mọi thứ. Song thực tế là việc ở bên con liên tục trong một ngày là không thể. Thay vào đó hãy để cho con nhận biết được rằng chúng có thế làm được mọi thứ, vì cha mẹ sẽ phải đi làm, không phải lúc nào cũng có ở bên chúng. Với những trẻ nhỏ cần cha mẹ chăm lo những nhu cầu cơ bản, điều duy nhất chúng có thể tự làm là đi ngủ. Khi trẻ lớn hơn nữa, nhận thức được nhiều hơn nữa cha mẹ sẽ dạy và hướng chúng tự lập ở những việc lớn hơn. Wilfson khẳng định ngủ riêng là việc đầu tiên nên làm để trẻ làm quen với tự lập.

Giữ liên kết và tạo ra ngoại lệ

Nhằm xóa tan những lo ngại rằng tình cảm giữa cha mẹ - con cái sẽ phai nhạt khi ngủ riêng, bà Wilfson gợi ý:

- Thay vì ngủ chung, cha mẹ có thể biểu hiện tình yêu thương với con bằng những hành động như ôm ấp, hôn, nói yêu con vào bất kì thời điểm nào trong ngày, đọc truyện cho con trước khi đi ngủ. Hãy cho phép con cuộn tròn trong lòng cha mẹ cho tới lúc chúng đã ngủ rồi mới đi về phòng. Đừng quên khen ngợi con đã ngủ đêm ngoan, dũng cảm thế nào vào sáng hôm sau.

- Luôn có những ngoại lệ cho phép trẻ ngủ chung với cha mẹ vào những tình huống thích hợp như con ốm, con có vấn đề về tâm lí cần sự quan tâm đặc biệt, cha hoặc mẹ đi công tác xa, trời mưa và có nhiều sấm sét… Các ngoại lệ này cần được đảm bảo không kéo dài quá lâu, nhắc nhở con nguyên tắc ngủ riêng đã tạo lập cho con ngay từ ban đầu.

Tuệ Anh

Theo WF

fhgkjhljjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj
fhgkjhljjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj
Trả lời 12 năm trước

Cho trẻ ngủ riêng cũng là cách rèn cho bé tính tự lập và kiên cường. Vậy nên cho bé ngủ riêng vào lúc nào là phù hợp nhất?

Nhiều gia đình cho rằng, để tới khi trẻ lớn hẳn rồi mới cho ngủ riêng và sợ rằng, để trẻ nhỏ ngủ riêng sẽ xảy ra tình huống ngoài ý muốn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại không biết rằng, cho trẻ ngủ riêng ngay từ khi còn nhỏ cũng là cách rèn cho bé tính tự lập cao.

Trẻ sơ sinh cần phải có giường riêng

Hầu hết, tất cả các bác sĩ đều khuyên rằng trẻ mới sinh không nên nằm ngủ cùng người lớn. Lý giải cho điều này, các bác sĩ đã cho biết rằng khi để trẻ sơ sinh ngủ cùng người lớn sẽ rất dễ nhiễm phải những vi khuẩn qua đường hô hấp. Một lý do nữa để các bác sĩ khuyên nên cho trẻ ngủ riêng, vì sẽ giúp cả mẹ và bé có được giấc ngủ sâu hơn, đây là điều có lợi cho sự phát triển của bé và cũng là nhân tố giúp bé hình thành tính cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ, không dựa dẫm vào bố mẹ.

Các mẹ có thể đặt bé vào chiếc giường nhỏ kê ngay cạnh giường của mình để có thể vừa tiện mắt để ý tới bé mà không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.

Trẻ lên 3 có thể cho ngủ trong phòng riêng

Nhiều gia đình đã để cho trẻ ngủ trong phòng riêng ngay từ lúc lên 3 tuổi. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên lựa chọn phòng riêng cho con căn cứ theo độ tuổi và sở thích của trẻ. Hơn nữa, khi cho trẻ ngủ trong phòng riêng cũng cần phải có biện pháp để bạn luôn có thể biết được bé đang làm gì.

Có nhiều trẻ trỏ, khi được cho ra ngủ trong phòng riêg thì có cảm giác sợ hãi và luôn thấy mình không an toàn. Vì vậy, khi để con ra ngủ riêng, bạn cần phải nắm rõ tâm lý của trẻ, nên để trẻ cảm thấy tự tin khi ngủ riêng chứ không có tâm lý sợ hãi.

Các bác sĩ cho rằng, độ tuổi này là độ tuổi quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Chính vì vậy, nếu người lớn để trẻ nhỏ luôn có cảm giác lo sợ và không tự tin thì sẽ là không tốt cho trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy tạo cho bé cảm giác thân quen dù ở bất cứ không gian nào trong gia đình. Tới khi bé cảm thấy không còn lạ lẫm nữa thì hãy đề cập tới vấn đề để trẻ ngủ trong không gian riêng của mình.

Không nên sốt sắng để trẻ ngủ riêng

Khi bạn nói với trẻ rằng muốn để bé ngủ riêng mà bé không đồng ý hoặc vẫn không thể thích nghi được sau một thời gian thì bạn cũng không nên sốt ruột và lo lắng. Hãy giúp trẻ làm quen và thích nghi với điều này. Mỗi tối, trước khi trẻ ngủ, bạn hãy ở bên cùng trò truyện với bé, cùng bé chơi một trò chơi hoặc đọc cho bé nghe một câu truyện. Dần dần, bé sẽ quen và không còn tâm lý sợ hãi mỗi khi phải về phòng của mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý thích của bé trong việc chọn giường ngủ, những đồ dùng trong phòng và cách trang trí, phối hợp màu sắc để bé cảm thấy rằng đó thật sự là không gian yêu thích của mình. Trước khi bé ngủ, hãy đặt lên trán bé một nụ hôn để tạo cho bé tâm lý thoải mái nhất.

Một số điều cần lưu ý khi để trẻ ngủ riêng:

Để phòng ngủ hay giường ngủ của trẻ trong tầm mắt, điều này giúp bạn luôn quản lý và nắm bắt được các hành động của bé yêu.

Khi mới cho trẻ ra ngủ riêng, cha mẹ nhất định phải ở bên con mỗi tối trước khi bé ngủ để bé cảm thấy mình luôn an toàn.

Vào mùa đông, trước khi bé lên giường ngủ, cha mẹ cần chú ý tới việc làm ấm giường trước khi để bé yêu ngủ.

Có thể đọc cho bé nghe một câu chuyện trước khi bé ngủ.

ms Quế Chi
ms Quế Chi
Trả lời 12 năm trước

Cám ơn các mẹ nhiều

AnTamKids
AnTamKids
Trả lời 11 năm trước

mới sanh thì theo em là cứ phải ngủ với mẹ. Nhất là mùa đông này! Sau này em bé lớn, trời ấm áp lên, mình cho ngủ riêng, tập dần cũng tốt đấy mẹ nó ạ!

Monkid check gia
Monkid check gia
Trả lời 11 năm trước

Tất cả cac truyền gia đề khuyen rằng bạn nên ngủ chung hoặc đặt bé gần nơi bạn ngủ khi bé dưới 6 tháng tuổi để tránh nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ

Về thực tế thì nước mình không giống như nước ngoài. Nước ngoài hệ thống sưởi của họ khá tốt, nhiệt độ trong phòng luôn đạt mức tiêu chuẩn phù hợp cho bé khiến bé không bị quá nóng hoặc qus lạnh. nhưng ở nước mình thì khác, nhiệt độ lạnh nóng hay thay đổi vì thế nên trẻ em cần co cha mẹ ở bên

Nếu bạn muốn cho bé tự lập sớm thì nên cho bé nằm ngủ trong cũi và vẫn đặt trong phòng của mình nhé tới khi bé 2-3 tuổi thì hãy cho bé ngủ riêng là an toàn nhất. Nếu bạn khó đặt bé ngủ trong cũi thì tham khảo bài "Cách đặt bé nằm ngủ trong cũi"

Chúc bé luôn khỏe