Các tỉnh đang "trải thảm đỏ" để thu hút FDI, như thế có thật sự tốt?

Các tỉnh đang "trải thảm đỏ" để thu hút FDI, như thế có thật sự tốt?
pham anh dung
pham anh dung
Trả lời 15 năm trước
Theo mình thì còn phụ thuộc vào chính sách quản lý và nhiều yếu tố khác nữa. Mới có khẳng định được. Một trong những tỉnh thu hút vốn tốt là Bình Dương với những sự lựa chọn nhà đầu tư và lĩnh vực đầu tư đã có tốc độ phát triển rất tốt. Ngược lại có những tỉnh có cơ chế mở và ưu đãi lớn có nhiều vốn đăng ký nhưng không triển khai được. Nói chung là mình vẫn cần có chính sách thu hút vốn để đầu tư nhưng cần có sự lựa chọn. Thường thì nước ngoài họ chỉ đầu tư vào mình những ngành công nghiệp mà mình bảo hộ khó nhập hàng, sở dụng công nhân nhiều, ô nhiễm, hoặc mình có lợi thế như khai khoáng thôi, nhìn chung họ đưa công nghệ cũ vào mình nên ô nhiễm lắm. Phải có sự lựa chọn mới tốt
nguyễn ngọc toàn
nguyễn ngọc toàn
Trả lời 15 năm trước
Các tỉnh trải thảm đỏ thu hút đầu tư nên hay không? Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, đứng trước áp lực phát triển bền vững để đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh, thì ta nên thế nào trong hoạch định chính sách vĩ mô. Việc các tỉnh thành chúng ta đua nhau trải thảm đỏ để thu hút đầu tư có cần thiết không nếu tôi nêu ra những nhận định sau: Thứ nhất, xu hướng của các nước công nghiệp phát triển mạnh là họ tự bản thân tìm đến các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn để đầu tư. Họ được lợi về nhân công giá rẻ, chiếm dụng thị trường bản địa. Thứ hai, họ lợi dụng việc nền kinh tế toàn cầu hóa để đem xuất rác thải, vì ở quốc gia họ thì luật định không cho phép, nếu họ xây dựng nhà máy sản xuất ở nước thư ba kém phát triển thì nhân công giá rẻ và giá nguyên liệu rẻ cho phép họ giảm thiểu chi phí đầu vào bù dắp cho việc sử dụng các công nghệ chế biến hay sản xuất cũ nhằm đảm bảo cho cạnh tranh. Thứ ba, đối với những tập đoàn đa quốc gia. Theo qui luật phát triển thì việc tiếp cận và thâm nhập các thị trường còn non trẻ là điều tất yếu, sẽ chẳng có anh nào muốn nhường phần cho anh nào. Vì thế, trong cuộc chiến toàn cầu hóa thì việc bành trướng về hệ thống phân phối và thương hiệu luôn được các tên tuổi lớn đẩy mạnh và xúc tiến, lấy ví dụ về tập đoàn intel của mỹ hay nidec của nhật, trước khi vào việt nam họ đã nghiên cứu về thực địa và các yếu tố vĩ mô khác cả 10 năm trời rồi mới tiến hành cuộc "xâm nhập". Tôi nghĩ vấn đề quan trọng nằm chỗ ở “cửa ra” , “cửa vào” của tầng nấc cao nhất. kế đến là “cửa vào” ở cấp quản lý tỉnh, chỉ cần nó thông thoáng, nhân viên cán bộ có năng lực và tinh thần làm việc tốt là được. việc chúng ta quá ưu đãi bằng như trải thảm đó thì thấy rằng thật không nên nếu không tính đến thiệt hại về sau này. Chúng ta có đủ trình độ để kiểm soát về công nghệ sản xuất của họ, nói ngay như việc ban quản lý các khu công nghiệp thờ ơ và chưa quyết đoán trong việc xử lý các doanh nghiệp và Cty ngoài nước không đảm bảo qui trình xử lý ô nhiễm sau sản xuất đã là điều nhức nhối rồi, huống chi nay mai ào ạt các nhà máy công nghệ cũ vào Việt Nam. Chúng ta hãy kiên nhẫn chờ đợi để phát triển trong bền vững, có vẻ như chúng ta hơi vội vã và thiếu “kiềm chế”, nếu GDP tăng theo dạng này thì chắc một điều dân vẫn luôn khổ. sinh viên ViệtNam! luôn hết mình vì Dân tộc!