Phương thức kinh doanh OEM

Xin chào, Em muốn hỏi về phương thức kinh doanh OEM (Original Equipment Manufacture) Tình huống như sau: 1- Nếu em đã có giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hàng hóa rồi (chỉ có nhãn hiệu) thì bây giờ em sẽ qua bên nước ngòai nhờ họ gia công hàng hóa rồi gắn nhãn hiệu của mình vào có được không? Và em cần phải có những thủ tục gì, giấy tờ gì, xin phép cơ quan nào ở VN và bên phía nước ngòai, em cần chuẩn bị giấy tờ gì để có thể yêu cầu họ gia công cho mình(Họ có chức năng sản xuất OEM cho khách hàng) 2. Hàng khi nhập về VN, có C/O của nước gia công, vậy xin hỏi phía Hải quan sẽ tính thuế suất hàng này như thế nào nếu mình chứng minh, nhãn hiệu trên hàng hóa là của riêng Viet Nam? Em thấy mô hình này từ http://datkeys.com/ nên muốn hỏi các anh chị hướng dẫn em khởi nghiệp phương thức kinh doanh này hiệu quả Xin cám ơn,
Trả lời 15 năm trước
Em cũng muốn hỏi về vấn đề này. Em thấy phương thức OEM sẽ ngày càng thịnh hành tại Việt Nam, một vài thương hiệu lớn hiện nay khi muốn mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh mới họ không muốn mất thời gian phải xây dựng từ đầu. Trước mắt những công ty có thương hiệu chỉ làm duy nhất giai đoạn nghiên cứu thị trường, R&D và thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường sau đó là đưa đi đến các xưởng cho năng lực sản xuất phù hợp. Hiện nay thì chủ yếu là đưa sang Trung Quốc gia công cho sản phẩm này nhưng xu hướng sẽ là gia công tại Việt Nam khi năng lực sản xuất trong nước ngày càng tăng. Khi bắt đầu lập dự án kinh doanh như xây dựng nhà máy có năng lực sản xuất tốt trong suy nghĩ thì nhà đầu tư đó thực hiện kế hoạch: + Tự thiết kế và bán sản phẩm với thương hiệu của công ty mình, thời điểm đầu sẽ rất khó khăn khi sản phẩm không có thương hiệu nhất là đối với sản phẩm công nghệ. + Sản xuất nhóm sản phẩm theo thiết kế của công ty khác và bán sản phẩm dưới một thương hiệu đã có tiếng. Có một thị trường khá hấp dẫn mà ít người khai phá được em chia sẻ luôn với các bác, các bác cùng thảo luận xem có khả thi không nhé. Ở nước ta có hai dạng R&D đó là R&D trong các cơ sở nghiên cứu nhà nước và R&D do một nhóm cá nhân xuất sắc. Hai nhóm nghiên cứu này cũng đã đưa ra khá nhiều hướng sản phẩm khả thi đám ứng được với nhu cầu thị trường nhưng họ thiếu năng lực sản xuất công nghiệp và nghiệp vụ thị trường. Hai nhóm R&D này cũng đã sản xuất sản phẩm và mong muốn bán ra thị trường những đều thất bại thảm hại. Ví dụ một sản phẩm y tế cung cấp cho bệnh viện, để được đấu thầu thì phải là công ty có số vốn trên 10 tỷ, các bác trên cao cũng sợ không dám mua những sản phẩm không có thương hiệu này vì sau này nếu có sai sót ai sẽ bồi thường, không có thương hiệu thì dân không tin và thế là các bác ấy cứ mua hàng Siemens cho nó an toàn. Các bác sản xuất trong nước nhà ta out hết, các bác ấy đều thuộc loại quái nhân nên nguyên lý hoạt động của các sản phẩm Siemens đều hiểu cả...cuối cùng lại trở thành người bán hàng và bảo hành cho Siemens thôi. Nếu có một thương hiệu mạnh gom được các sản phẩm trên lại và bán dưới thương hiệu đó thì cơ hội thành công sẽ rất cao. Các nhóm nghiên cứu cá nhân và nghiên cứu trong các Viện sẽ trở thành trung tâm R&D bên ngoài công ty khi có sản phẩm thì bán lại cho công ty hoặc là R&D theo nghiên cứu thị trường của công ty.