Thời gian thanh toán trong thanh toán quốc tế

Trong điều kiện về thời gian thanh toán, có 3 phương án chọn thời gian thanh tóan. 1. Trả tiền trước 2. Trả tiền ngay 3. Trả tiền sau Em không biết là trong thực tiễn, mình thương chọn phương án nào. Vì sao? Và ưu điểm cũng như khuyết điểm của từng phương án? Thật sự là kiến thức thực tiễn của em về đề tài này hạn hẹp quá. Mong cả nhà chỉ giáo ạ . Dưới đây em xin post cho mọi người những kiến thức cơ bản về chủ đề này : THỜI GIAN THANH TOÁN 2.1. Trả tiền trước 2.1.1.Khái niệm: Trả tiền trước là sau khi kí hợp đồng hoặc sau khi bên XK chấp nhận đơn đặt hàng của bên NK thì trước khi giao hàng bên NK đã trả cho bên XK toàn bộ hay một số phần tiền hàng. 2.1.2. Mục đích * Cấp tín dụng ngắn hạn cho người XK * Đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của người NK 2.1.3. Phân loại 2.1.3.1 Người NK trả tiền trước cho người bán X ngày kể từ sau ngày kí hợp đồng hoặc sau ngày hợp đồng có hiệu lực. * Mục đích của loại này là nhằm cấp tín dụng XK. * Thời gian cấp tín dụng bắt đầu tính từ ngày bắt đầu ứng trước tiền đến ngày người XK hoàn trả tiền ứng trước đó. * Số tiền ứng trước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhu cầu của người XK và khả năng cấp tín dụng của người NK. * Giá hàng hợp đồng này nhỏ hơn giá hàng trả tiền ngay 2.1.3.2 Người XK trả tiền trước cho người bán X ngày trước ngày giao hàng. Ngày giao hàng ở đây được hiểu là ngày giao chuyến hàng đầu tiên qui định trong hợp đồng. * Mục đích của loại trả trước này nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng NK. * Thời gian trả tiền trước thường rất ngắn 10-15 ngày. Người bán chỉ giao hàng khi được báo có số tiền ứng trước. * Thông thường là không tính lãi với số tiền ứng trước. 2.2.THỜI GIAN TRẢ TIỂN NGAY (5 LOẠI) 2.2.1. Người nhập khẩu trả tiền ngay khi người XK hoàn thành nghĩa vụ giao hàng không trên phương tiện vận tải- Cash on Delivery * Giao tại xưởng-EXW * Giao tại biên giới-DAF * Giao dọc mạn tàu- FAS * Giao hàng cho người vận tải- FCA Người NK sẽ trả tiền sau khi nhận được các chứng từ: hoá đơn đã có xác nhận của người NK hoặc B/L “Receaved for Shipment” hoặc AWB, RWB, Post Receipt. 2.2.2. Người NK trả tiền ngay khi người SK hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải * Chỉ thích hợp với giao hàng bằng phương thức vận tải biển (giao hàng trong tàu- FOB hoặc giao hàng trên boong tàu- FOD) hoặc bằng tàu hoả( giao hàng trên toa tàu) * Thanh toán khi nhận được các chứng từ: B/L Shipped on Board, B/L Received for Shipment có ghi chú “on board” hoặc “Shipped on board” hoặc “laden on board” 2.2.3. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người XK lập bộ chứng từ gửi hàng, người NK trả tiền ngay khi nhận bộ chứng từ: * Tên bộ chứng từ: shipping document hoặc commercial Documents * Số loại và số lượng quy định trong hợp đồng và/hoặc phương thức thanh toán áp dụng. * Thông thường chứng từ đòi tiền được chuyển bằng hệ thống Ngân Hàng Điều kiện nhận chứng từ: * Vô điều kiện: chứng từ gửi hàng được trao trực tiếp cho người mua không kèm điều kiện phải trả tiền. * Có điều kiện: trả tiền ngay đổi lấy chứng từ( document against payment) hoặc trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu đòi tiền của người bán. 2.2.4. Giống loại 3 nhưng người mua trả tiền sau khi nhận chứng từ trong vòng 5-7 ngày * Gọi là D/P x ngày. * Áp dụng các mặt hàng phức tạp về quy cách phẩm chất, chủng loại như hoá chất, thuốc bắc. * Ngân hàng trao chứng từ cho người NK kiểm tra trong vòng 5-7 ngày, người NK trả tiền thì ngân hàng mới kí hậu hoặc trao B/L 2.2.5. Người Nk trả tiền ngay sau khi nhận xong hàng hoá tại nơi quy định- Cash on Receipt Có nhiều khái niệm nhận hàng khác nhau: * Tại địa điểm nước người bán * Tại địa điểm nước người mua sau khi hàng đã được giám định * Trên phương tiện vận tại của người mua điều đến để nhận hàng. 3. Thời gian trả tiền sau: 3.1.Trả hàng sau x ngày kể từ ngày nhận được thông báo của người bán đã hoàn thành giao hàng trên phương tiện vận tải nơi người bán đã hoan thành giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định. 3.2. Trả tiền sau x ngày kể từ ngày người bán đã hoàn thành giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng. 3.3. Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận được chứng từ - D/A( Documents against Acceptance) 3.4. Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận xong hàng hóa.
Trả lời 15 năm trước
Thời gian thanh toán đối với các doanh nghiệp Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phải chịu mức lãi suất đi vay của Ngân hàng quá cao, có thể cao nhất thế giới vì bình quân vào khoảng 12%/năm, gần gấp đôi lãi suất LIBOR của thế giới. Chính vì vậy việc thu tiền xuất khẩu càng nhanh bao nhiêu thì sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu bấy nhiêu, ngược lại, trả tiền càng chậm bao nhiêu thì càng giảm chi phí nhập khẩu bấy nhiêu. Thời gian thanh toán trong mua bán hàng hóa quốc tế ngoài 3 cách như trên, có thể chọn điều kiện Thời gian thanh toán hỗn hợp, tức là có thể vận dụng một trong các cách trên hoặc vận dụng tổng hợp các cách. Theo mình biết, thực tế ở Việt Nam hiện nay, hình thức thanh toán vẫn chủ yếu qua L/C. Nhưng tùy từng bạn hàng (lâu năm/mới) mà có những cách chọn thời gian thanh toán phù hợp. Và đa số là chọn thời gian thanh toán theo kiểu hỗn hợp, ví dụ đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu: yêu cầu 30% giá trị hợp đồng phải được trả tiền trước, 70 % giá trị hợp đồng còn lại sẽ thanh toán qua L/C. Còn việc giành địa điểm mở L/C theo mình cũng rất quan trọng. Bởi địa điểm mở L/C là nơi mà Ngân hàng phát hành L/C viết cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Địa điểm này có ý nghĩa trong việc họn luật giải quyết tranh chấp, nếu trong L/C không dẫn chiếu luật áp dụng.