Thời điểm kết thúc năm tài chính của các Quỹ đầu tư nước ngòai

Hiện nay có quan điểm cho rằng sở dĩ các Quỹ đầu tư nước ngòai đang bán cổ phiếu nhiều hơn mua vào do đang là thời điểm kết thúc năm tài chánh vào cuối tháng 3 hàng năm. Xin các anh chị vui lòng cho biết thời điểm kết thúc năm tài chính của các Quỹ đầu tư nước ngòai. Vào thời điểm này các Qũy có cần phải bán cổ phiếu ra hay không hay chỉ cấn tính tài sản theo thị giá là được. Rất mong các anh chị chỉ giúp. Cám ơn.
Trả lời 15 năm trước
Năm tài chính ở các quốc gia khác nhau cũng khác nhau, Mỹ khác Nhật, Nhật khác Việt Nam... Các Quỹ về bản chất là do các công ty quản lý quỹ điều hành, thường thành lập tại các đảo quốc thuế má giản dị, dễ hạch toán, đòi hỏi pháp lý cũng không quá phức tạp, thủ tục đơn giản. Việc quỹ được niêm yết ở một TTCK nào đó ở Châu Âu hoặc Mỹ hoặc Châu Á có thể khiến cho bản thân Quỹ (một công ty do cty quản lý quỹ điều hành) có yêu cầu kiểm toán và báo cáo tài chính khác đi so với chính công ty quản lý quỹ. Để trả lời câu hỏi này, các bạn cần nhớ rằng có nhiều loại quỹ khác nhau. Mỗi quỹ có vòng đời trung bình 7-10 năm, trong đó chỉ có khoảng 5-7 năm được gọi là giai đoạn đầu tư. Phần còn lại cho thủ tục thành lập, xây dựng bộ máy, và rút vốn. Kể cả khi vào thời điểm tháng 3 là phải "quyết toán" và nói chuyện với các cổ đông Quỹ thì cũng không phải cứ vào lúc đó các quỹ có áp lực bán CP để lấy lãi về. Áp lực đó là tưởng tượng là vì như đã trình bày, quỹ có những giai đoạn chẳng sinh được xu lãi nào cả. Khi này cổ phiếu càng bán càng lỗ, chứ áp lực gì mà đi báo cáo cái lỗ đó! Thứ đến, NAV chính là thông số được quan tâm nhiều nhất, chứ không phải cổ tức. Cổ tức chỉ là tín hiệu đem lại sự lạc quan cho các cổ đông quỹ mà thôi. Sau nữa, do vòng đời quỹ khác nhau, quỹ đã hoạt động 6 năm chịu áp lực khác quỹ mới hoạt động 1 năm, khi sự phấn chấn đang ở đỉnh điểm. Như thế lý luận và sự đồn đại rằng quỹ bán vì vấn đề lãi và áp lực chia cổ tức là không chính xác và rất võ đoán. Dường như người ta muốn tin rằng CP vẫn còn tăng giá nữa, và việc bán ra là các quỹ "bất đắc dĩ" phải làm do thỏa mãn cổ đông. Thật là hoang đường, vì các cổ đông quỹ có nhiều thông tin, có luật sư riêng, và có thể tư vấn dễ dàng để hiểu rằng bán đi một tài sản đang sinh lãi tốt là việc ngớ ngẩn. Các bạn thấy đấy, Tây rất giàu, nhưng họ chi tiêu rất tiết kiệm... ngược hẳn chúng ta. Thế thì lý luận đó không đáng tin đâu. Các Quỹ đơn giản là thấy giá đã rất cao, và thế là đủ, rút dần sẽ an toàn hơn. Họ chỉ không bán nhiều một lúc vì e giá rớt mạnh, thiệt hại đến quyền lợi và mất tính thanh khoản thì không bán được nữa. Chỉ thế mà thôi.