3 lời khuyên khi chọn ngành, chọn trường!.Trước khi nộp hồ sơ tuyển sinh đại học-cao đẳng thí sinh cần lưu ý những điều sau

[b]Ngoài những câu hỏi hay, vẫn còn nhiều học sinh đang bị… rối! Các em băn khoăn lo lắng, không biết lựa chọn ngành gì, trường nào và chọn như thế nào? Có em quyết tâm bằng mọi giá phải vào cho được trường mình yêu thích. Tôi xin chia sẻ với các em học sinh và các bậc phụ huynh 3 lời khuyên để tham khảo. 1. Xác định tầm quan trọng của việc chọn ngành, nghề Điều này cực kỳ quan trọng! Nếu em chọn lầm nghề sẽ là một sự lãng phí rất lớn cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu việc chọn lựa này xuất phát từ sở thích, nguyện vọng của mình thì thường sẽ bền vững hơn. Thi vào ngành nghề nào? Trường nào? Ở đâu? Có thể nói là có nhiều tiêu chí lựa chọn. Theo tôi, xuất phát điểm của thí sinh khi chuẩn bị vào ngưỡng cửa ĐH, CĐ phải là sở thích, sở trường, năng khiếu. Tiếp theo, phải cân nhắc nhu cầu việc làm của các ngành. Nếu xác định được điều quan trọng này sẽ có ý nghĩa đối với cả cuộc đời... hơn là tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Thi trường nào, ngành nào để dễ đậu?”. Đậu rồi nhưng chỉ là sự trú chân tạm bợ, không một chút tâm huyết gì với ngành nghề đó. Vậy thì làm sao các em có thể phát huy hết năng lực, sở trường của mình? 2. Phải biết lượng sức mình Không nên chọn những nghề thật… cao siêu mà năng lực của mình khó với tới. Thực ra, có khi gọi là “nghề cao siêu” với người này nhưng lại là… “thấp cơ” với người khác! Không nên nuôi dưỡng những ảo tưởng để rồi trèo cao ngã đau! Sau khi chọn ngành, nghề mình thích, thí sinh nên lượng sức để thi vào những trường top… vừa phải (có nhiều tiêu chí để tham khảo: điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trường, điều kiện vị trí địa lý…). Sự lựa chọn nghề nghiệp đương nhiên là chuyện tự do, tự nguyện. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp học sinh… bị lệ thuộc vào quyết định của người khác. Cần nhớ rằng lời khuyên tuy bổ ích, quan trọng, nhưng cũng chỉ dùng để tham khảo. Bản thân các em phải tự quyết định về tương lai của mình, chớ thi vào các ngành mình không yêu thích, chọn bậc học không tương xứng. 3. Hãy ưu tiên cho sở thích, nguyện vọng, sở trường của mình Có nhiều tiêu chí để các em lựa chọn. Tiêu chí nào cũng có cơ sở cả. Khi đã có “cơ sở lý luận và thực tiễn” để lựa chọn rồi thì thường là các em hài lòng về quyết định của mình. Tuy nhiên, sự hài lòng này dài hạn hay ngắn hạn, có bền vững hay không là do chính... bản thân các em. Theo tôi, chọn trường theo sở thích, sở trường, nguyện vọng của chính các em mới là bền vững! Nhưng cũng không nên quá bảo thủ, cực đoan mà hãy nghe lời khuyên của những người đi trước vì có khi các em không đủ thông tin. Các em nên trắc nghiệm sở thích, sở trường nguyện vọng để biết mình có bị “ngộ nhận” khi lựa chọn ngành nghề hay không. [b]Thời gian thí sinh (TS) nộp hồ sơ đăng ký dự thi (HSĐKDT) ĐH, CĐ 2009 bắt đầu từ ngày 10-3 đến ngày 17-4-2009 (cả ở tuyến các sở GD-ĐT và các trường). Như vậy, TS có gần 40 ngày để lựa chọn tương lai cho mình. Do đó, TS cần cân nhắc kỹ trước khi nộp HSĐKDT. Đây là lời khuyên của Phó vụ trưởng Vụ GD Đại học, Bộ GD-ĐT Ngô Kim Khôi đối với những sĩ tử sẽ vượt vũ môn trong năm nay. [blue]Hãy “quên” tỷ lệ chọi[/blue] Theo ông Khôi, trước khi làm hồ sơ, TS cần cân nhắc kỹ những điểm như năng lực của bản thân về kiến thức, kỹ năng. TS đừng quá tham vọng; năng khiếu sở trường của bản thân về hội họa, thể dục thể thao, âm nhạc TS không nên bỏ qua. Đây là những năng khiếu không phải TS nào cũng có và TS nên đăng ký dự thi vào những trường phù hợp với khả năng của mình; dựa vào điều kiện kinh tế của gia đình, cần cân nhắc thật kỹ nên học ở đâu, trường nào. Đối với những TS vùng khó khăn, kinh tế gia đình không có, nên thi vào các trường địa phương; căn cứ vào nhu cầu nguồn nhân lực đào tạo của xã hội; khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Ông Khôi cũng cho rằng, kinh nghiệm cho thấy, trường có điểm trúng tuyển cao thường là những trường có nhiều TS có học lực khá, giỏi đăng ký dự thi. Ngược lại, những trường có điểm trúng tuyển không cao là những trường được TS có sức học trung bình khá và khá dự thi. Những trường có điểm trúng tuyển tương đương hoặc bằng điểm sàn là những trường có TS có lực học trung bình và trung bình khá dự thi. Do đó, TS cần tham khảo điểm chuẩn của các trường, khối ngành những năm gần đây trước khi lựa chọn thi. Dựa vào đó, TS cân nhắc năng lực thực tế của bản thân để lựa chọn trường dự thi và nguyện vọng học phù hợp. TS không cần quan tâm đến tỷ lệ chọi. [blue]TS tự do có thể nộp hồ sơ ở bất cứ đâu[/blue] Đối với những TS tự do, ông Khôi cho biết TS khai hồ sơ bình thường như TS khác. Chỉ khác là nộp hồ sơ tại các địa điểm do sở GD-ĐT quy định. Dấu xác nhận trên hồ sơ là nơi TS đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận. TS tự do có thể nộp hồ sơ tại bất kỳ điểm thu hồ sơ nào trên toàn quốc. Khi khai HS ĐKDT, ông Khôi cũng lưu ý tất cả các TS mấy điểm: đọc kỹ hướng dẫn được in ở mặt sau của phiếu đăng ký dự thi số 2; khai đầy đủ, rõ ràng, chính xác, không tẩy, xóa. Các thông tin được khai trên phiếu số 1, số 2 và túi đựng hồ sơ phải thống nhất. Những trường hợp khai man hồ sơ nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý; đối với những TS có nguyện vọng 1 học tại các trường ĐH không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ trong các trường ĐH hoặc các trường CĐ thuộc ĐH thì cần lưu ý khi khai mục 2 và mục 3 như sau: Mục 2: TS khai tên trường sẽ dự thi (trường thi nhờ) để lấy kết quả xét tuyển, khai tên trường, khối thi, không khai mã ngành. Mục 3: TS khai đầy đủ tên trường có nguyện vọng học, ký hiệu trường, khối thi và mã ngành đào tạo. Lưu ý, các TS có nguyện vọng học (nguyện vọng 1 tại các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi tuyển sinh, chỉ khai mục 2, mà không khai mục 3).[/b][/b]
Chita
Chita
Trả lời 15 năm trước
Thanks u