Xu hướng khan hiếm nguồn nhân lực cho những ngành khoa học, kĩ thuật cao xuất phát từ những lý do nào?

Xu hướng khan hiếm nguồn nhân lực cho những ngành khoa học, kĩ thuật cao xuất phát từ những lý do nào?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 15 năm trước
Khoa học và kĩ thuật làm cho giá trị gia tăng sản phẩm rất cao. Ví dụ một chiếc điện thoại di động đời mới nằm gọn trong lòng bàn tay có giá trị gần bằng hai tấn gạo. Giá trị của nó chủ yếu là các sản phẩm khoa học và công nghệ cao tích lũy trong đó. Để đào tạo những con người có thể chế tạo ra các sản phẩm nói trên thì các trường đại học phải cần có đội ngũ giảng viên không chỉ dạy giỏi mà còn phải tiếp cận các tri thức mới nhất của thế giới thông qua nghiên cứu khoa học; cần một cơ sở vật chất tốt để giảng viên và sinh viên cùng học tập và nghiên cứu; và cần một nội dung giảng dạy thích ứng được với yêu cầu rất cao của xã hội. Sự khan hiếm nguồn nhân lực trong những ngành khoa học và công nghệ cao ở Việt Nam đến chủ yếu từ việc có rất ít các trường đại học có thể đáp ứng được các nhu cầu nói trên. Theo đánh giá của tôi thì Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những rất ít trường có đội ngũ giảng viên hùng mạnh, cơ sở vật chất được trang bị rất tốt có khả năng cung cấp nguồn nhân lực cho khoa học, kĩ thuật cao.