Phương pháp cho trẻ ăn dặm

Con tôi được 2 tháng, tôi muốn biết thời gian nào cho on ăn dặm và cho ăn như thế nào.
Trả lời 15 năm trước
[b]Hướng dẫn ăn dặm cho trẻ[/b] I. TRẺ DƯỚI 6 THÁNG TUỔI: Trong vòng 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ. Sữa mẹ dễ tiêu hóa, có đầy đủ các yếu tố bảo vệ giúp bé chống đỡ lại bệnh tật và giúp bé phát triển tốt về mặt trí tuệ. Mặt khác bú mẹ đỡ tốn kém và hợp vệ sinh. Nếu mẹ đủ sữa, bé tăng cân tốt ( 500 gr – 600 gr /tháng) và mẹ có điều kiện thì cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu rồi sau đó mới bắt đầu cho bé ăn dặm. Chỉ cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi (sớm nhất là phải tròn 4 tháng tuổi) khi: - Bé được bú sữa mẹ thường xuyên nhưng không tăng cân tốt hoặc bé vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú. - Mẹ phải đi làm sớm, không có điều kiện cho bé bú mẹ hoàn toàn. II. CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ 6 - 9 THÁNG: - Bột sệt: 2 bữa/ngày, khoảng 200 ml -300 ml /ngày (1 - 1 ½ chén) và tập cho bé làm quen với bột mặn ( bột có thêm thịt, cá, trứng…). - Bú mẹ theo nhu cầu (hay bú bình thì bú 4 -5 cữ với lượng sữa 700–800 ml /ngày) xen kẽ 2 bữa ăn. - Thêm 1 – 2 cữ trái cây như chuối hoặc đu đủ nước cam khoảng 50 ml. - Bé phải được ăn cả phần xác của thực phẩm thì mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng. Không nên xay nhuyễn thức ăn, nếu bé chưa thể ăn được bột lợn cợn, sau khi nấu nên dùng loại rây có mắt nhỏ để tán nhuyễn thức ăn. - Bé cần khoảng 5-7 ngày để làm quen với 1 loại thức ăn mới. Vì vậy khi tập cho bé ăn bột có bổ sung thêm thịt nạc thì mẹ nên làm liên tục từ 5-7 ngày sau đó chuyển qua bột cá, dần dần chuyển sang bột tôm… Nên tập cho bé ăn đa dạng thực phẩm vì lúc này vị giác của bé chưa phát triển, bé dễ dàng tiếp nhận các loại thức ăn và mùi vị khác nhau, khi lớn bé sẽ có thói quen ăn được nhiều loại thức ăn. - Các cữ bột của bé nên xem kẽ bởi các cữ sữa. - Lượng ăn của mỗi bé là khác nhau tùy theo khả năng hấp thu và tiêu hóa, có bé ăn nhiều hơn bú. Nếu bé chưa ăn được nhiều hãy cho bé bú ngay sau đó để bé đủ no và tăng trưởng tốt. - Mỗi bữa ăn phải có đủ 4 nhóm thực phẩm gồm: o Nhóm BỘT: bột gạo xay, bột ăn liền, bột ngũ cốc, gạo, bánh mì, nui, phở … o Nhóm chất BÉO: dầu, mỡ, bơ… o Nhóm ĐẠM: thịt, cá, tôm, cua, gan, trứng, đậu hũ, … o Nhóm RAU củ các loại :rau muống, bồ ngót, bí đỏ, cà rốt…. - Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, đổi món thường xuyên càng tốt. Điều này giúp trẻ làm quen với thức ăn tránh nguy cơ biếng ăn, kén ăn sau này. Thực đơn đề nghị: Ngày----------------- 10 giờ ----------------------------16 giờ thứ hai ----------- Bột sữa, bí đỏ ----------------------Bột thịt, mồng tơi thứ ba ------------ Bột ăn dặm trên thị trường--------Bột cá, rau muống thứ tư ------------ Khoai tây, cà rốt,-------------------Sữa bột trứng, cà rốt thứ năm-----------Bột thịt, rau dền ------------------- Bột tôm, rau dền thứ sáu ----------- Bột đậu hủ, bí đao------------------Bột đậu hủ, bí đỏ thứ bảy -----------Bột ăn dặm trên thị trường---------Bột trứng, cà chua chủ nhật-----------Bột sữa, cà rốt ---------------------Bột cá, rau cải ngọt Chú ý : Bú mẹ nhiều lần trong ngày. III. CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ 9 - 12 THÁNG: - Bột đặc hoặc cháo đặc 3 cữ /ngày (2-3 chén loại 200 ml). - Bú mẹ nhiều lần (ít nhất 4 lần/ngày), hay uống sữa bột khoảng 600-700 ml/ ngày xen kẽ với 3 bữa ăn chính. - Thêm 2 lần nước trái cây hay trái cây tán nhỏ … sau bữa ăn hoặc sau khi bú sữa. - Nên cho bé ăn thức ăn băm nhỏ hơn là đồ ăn xay, nghiền… để bé có cơ hội tập nhai, điều này còn giúp phát triển các cơ hàm, mặt của bé. - Giai đoạn này không nên cho bé ăn nhiều những thức ăn đóng gói sẵn vì không đa dạng mùi vị sẽ làm bé khó tiếp nhận thức ăn cùng gia đình sau này. - Bé đã ngồi vững nên bé rất thích được ngồi ăn trên ghế cao, ngang tầm người lớn và ăn cùng với gia đình. Ngoài ra bé cũng bắt đầu thích tự phục vụ tuy còn vụng về, bạn không nên khó chịu mà nên cho bé một cái muỗng để bé cùng xúc ăn, điều này giúp phát triển sự vận động tay- miệng của trẻ. Thực đơn đề nghị: Ngày ------------------ 7 giờ 30 --------------------- 11 giờ 30 ------------------------ 16 giờ 30 thứ hai -------- cháo (bột) sữa, bí đỏ --------------cháo(bột) thịt heo, rau dền ---------- Cháo (bột) cá, bí xanh thứ ba -------- bột khoai tây, sữa, cà rốt -------- cháo (bột) cá, cà rốt ------------ ----cháo (bột) gan, cải bẹ trằng thứ tư -------- cháo (bột) tôm, cải ngọt ---- ---- cháo (bột) trứng, cà chua ------- ---cháo (bột) gà, nấm rơm thứ năm -------- bột sữa cà rốt ------------------ ---cháo (bột) tôm, bí đỏ -------------Cháo (bột) óc heo, đậu hà lan thứ sáu -------- cháo (bột) đậu hủ, bí đỏ ---------cháo (bột) cua rau mồng tơi--------- cháo (bột) đậu xanh, bí xanh thứ bảy -------- cháo (bột) trứng đậu hà lan-------cháo (bột) tôm rau ngót -------------Cháo (bột) đậu phọng bí đỏ chủ nhật --------bột sữa bông cải ------ -----------cháo (bột) thịt bò rau dền --------- cháo (bột) thịt heo cải dún Chú ý : : Bú mẹ ít nhất 4 lần trong ngày [right] Theo Trung Tâm Dinh Dưỡng TPHCM[/right]