Cảm nhận của anh chị về bài nguyễn đình chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc ?

Giúp em làm với thứ 5 em phải nộp rồi bài 1 tiết hjx
thach pham
thach pham
Trả lời 10 năm trước

“Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” của Phạm VănĐồng.

Phân tích vẻ đẹp tinh thần yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện trong bài “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” của Phạm Văn Đồng.

1. Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) là một nhà cách mạng một nhà giáo dục tâm huyết, một nhà lí luận văn hoá văn nghệ lớn của đất nước. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Ông đã có những bài viết rất sâu sắc về văn hoá văn nghệ. Một trong những bài đó là bài “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” 1963 là một bài tiểu luận đặc sắc. Bài viết đã ca ngợi tinh thần yêu nước, tinh thần chiến đấu của Nguyễn Đình Chiểu trong buổi đầu đất nước lâm nguy do Pháp xâm lược. Tinh thần yêu nước đó được Phạm Văn Đồng phân tích và làm sáng tỏ qua cuộc đời và thơ văn của ông.

2.a. Nguyễn Đình Chiểu được Phạm Văn Đồng ví là ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc bởi cuộc đời cầm bút của ông không chỉ là cầm bút để sáng tạo nghệ thuật mà còn là cuộc đời chiến đấu vì nghĩa lớn vì độc lập dân tộc. Nguyễn Đình Chiểu sống trong thời kì đất nước lâm nguy, nhà Nguyễn hèn nhát đầu hàng thực dân Pháp đất nước rơi vào cảnh chia cắt đau xót. Nhân dân ông đã nổi dậy trực diện đấu tranh chống kẻ thù ngoại bang. Nguyễn Đình Chiểu không may bị mù nên ong chủ yếu chiến đấu bằng thơ văn. Nhưng trước khi dùng thơ văn để chiến đấu ông đã thể hiện mình là một người chiến sĩ yêu nước.

Trước hết Nguyễn Đình Chiểu là một con người luôn giữ “khí tiết của người chí sĩ yêu nước”. Cụ thể là giữ tấm lòng trung nghĩa tuyệt đối với nhân dân đất nước, tấm lòng đó như một tấm gương sáng. Ông viết:

“Sự đời thà khuất đôi tròng thịt

Lòng đạo xin tròn một tấm gương”

Không những giữ tấm lòng trong sáng trung trinh với đất nước nhân dân trong thời buổi lâm nguy mà Nguyễn Đình Chiểu còn thể hiện tinh thần của “một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì nghĩa lớn”. Ông đã dùng “thơ văn chiến đấu đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Ông viết:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đam mấy thằng gian bút chẳng tà”

Không những thế ở con người Nguyễn Đình Chiểu luôn luôn tỏ thái độ “khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa” hại dân hại nước:

“Thấy nay những nhóm văn chương

Vóc dê da cọp khôn lường thực hư”

Trong cái thời “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc, Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện mình đúng nghĩa là một người con nước Việt có tinh thần yêu nước, tinh thần chiến đấu không mệt mỏi với kẻ thù, không những kẻ thù thực dân Pháp mà còn là bồi bát bọn tay sai.

b. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã “làm sống lại” tinh thần đấu tranh chống Pháp bền bỉ kiên cường của nhân dân Nam bộ từ năm 1860 trở về sau. Nguyễn Đình Chiểu đã sống trọn đời nhà Nguyễn mà cụ thể là vua Tự Đức đầu hàng thực dân Pháp, cắt ba tỉnh miền đông 1862 rồi sau đó là ba tỉnh miền tây 1867 cho giặc. Dù cho triều đình hèn nhát đầu hàng, nhân dân nam bộ vẫn vùng lên đánh đuổi kẻ thù, cuộc chiến này biến thành “cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn”. Cuộc chiến đó đã chịu nhiều mất mát đau thương nhưng cũng rất anh dũng mà Phạm Văn Đông đã gọi là “một thời khổ nhục nhưng vĩ đại”. Nguyễn Đình Chiểu đã dùng thơ văn phản ánh ghi lại lịch sử thời kì đó với tinh thân fcủa một nhà thơ yêu nước. Bộ phận thơ văn phản ánh lịch sử thời kì này của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là những bài văn tế ca ngợi những anh hùng “tận trung với nước trọn nghĩa với dân”.

“Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tà thật là sinh động và não nùng cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ nghĩa quân” đã “trở thành người anh hùng cưu nước”. Cũng có nghĩa là thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện lònh xót thương vô hạn đối với những người nghĩa quân hi sinh vì nghĩa lớn. Tình cảm này được nhà thơ thể hiện rất rõ ràng trong nhiều tác phẩm nhưng chủ yếy là trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ nhất là ca ngợi những người anh hùng nghĩa quân tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang

“Sống đánh giặc thác cũng đánh giặc

Muôn kiếp nguyện được trả thù kia”

Đặc biệt thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn phản ánh quyết tâm không đội trời chung với kẻ thù xâm lược. Trong bài “Xúc cảnh” Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện tinh thần này của dân tộc ta.

“Bờ cõi xưa thà chia đất khác

Nắng sương nay há đội trời chung”

Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu viết về thời kì này rất đa dạng phong phú nhưng tất cả đều tập trung ca ngợi tinh thần chiến đấu ngoan cường quật khởi của nhân dân nam bộ trong buổi đầu chống Pháp xâm lược.

3. Khi nphân tích về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc, ông Phạm Văn Đồng đã có một cách lập luận rất sắc xảo ở chỗ là ông đã đặt cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu vào trong không khí của thời đại lúc bấy giờ nên vai trò về cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Dình Chiểu được người đọc cảm nhận một cách rõ ràng. Qua bài viết Phạm Văn Đồng đã chứng minh được một cách rạch ròi sáng tỏ “Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước một nhà thơ lớn của nước ta. Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng”.