Giúp mình bài văn nghị luận Độc tiểu thanh ký và cung oán ngâm khúc của Chinh Phụ Ngâm

ngay thu 2 ngay 21/4 minh thi oy lam on giup minh nhe minh cma on nhiu
Gia dụng
Gia dụng
Trả lời 16 năm trước
DÀN BÀI PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐỘC TIỂU THANH KÝ – NGUYỄN DU (Trần Hà Nam – Giáo viên trường THPT chuyên Lê quý Đôn Bình Định) Vấn đề cần làm rõ : Sự đồng cảm, xót thương của Nguyễn Du với người con gái tài hoa mệnh bạc Nghệ thuật thơ chữ Hán Đường luật thể hiện cô đúc tâm sự Nguyễn Du trước thời cuộc. Tinh thần tiếp thu di sản tinh thần Nguyễn Du của xã hội mới DÀN Ý : I. ĐẶT VẤN ĐỀ : 1. Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc, nhà thơ hiện thực và nhân đạo lớn nhất trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX – không chỉ nổi tiếng với “Truyện Kiều” mà ông còn là nhà thơ sáng tác bằng chữ Hán điêu luyện. 2. “Thanh Hiên thi tập” là những sáng tác bằng chữ Hán thể hiện tình cảm sâu sắc của Nguyễn Du với thân phận con người – nạn nhân của chế độ phong kiến. 3. Trong đó, Độc Tiểu Thanh ký là một trong những sáng tác đưọc nhiều người biết đến, thể hiện sâu sắc tư tưởng Nguyễn Du và làm người đọc xúc động vì tình cảm nhân đạo cao cả của nhà thơ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : A/ Định hướng phân tích : 1. Độc Tiểu Thanh ký có nghĩa là “đọc tập Tiểu Thanh ký” của nàng Tiểu Thanh. Đó là người con gái có thật, sống cách Nguyễn Du 300 năm trước ở đời Minh (Trung Hoa). Nàng là người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì làm lẽ nên bị vợ cả ghen, đày ra sống ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ. Buồn rầu, nàng sinh bệnh chết và để lại tập thơ. Nhưng vợ cả vẫn ghen nên đốt tập thơ, chĩ còn lại một số bài thơ tập hợp trong “phần dư”. Bản thân cuộc đời Tiểu Thanh cũng đã để lại niềm thuơng cảm sâu sắc cho Nguyễn Du. 2. Cảm hứng xuyên suốt toàn bài được diễn tả trong khuôn khổ cô đúc của thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Nguyễn Du khóc người cũng để tự thương mình. Dù là cảm xúc về một cuộc đời bất hạnh đã cách ba trăm năm, nhưng thực chất cũng là tâm sự của nhà thơ trước thời cuộc. B/ Chi tiết : 1. Hai câu đề : Hai câu mở đầu của bài thơ giúp người đọc hình dung ra hình ảnh của nhà thơ trong giờ phút gặp gỡ với tiếng lòng của Tiểu Thanh : Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư Độc điếu song tiền nhất chỉ thư (Tây hồ cảnh đẹp hóa gò hoang Thổn thức bên song mảnh giấy tàn) a) Hai câu thơ dịch đã thoát ý nguyên tác nên làm giảm đi phần nào hàm ý súc tích của câu thơ chữ Hán. Nguyễn Du không nhằm tả cảnh đẹp Tây Hồ mà chỉ mượn sự thay đổi của không gian để nói lên một cảm nhận về biến đổi của cuộc sống. Cách diễn đạt vừa tả thực vừa gợi ý nghĩa tưọng trưng. “Tây hồ hoa uyển” (vườn hoa Tây Hồ) gợi lại cuộc sống lặng lẽ của nàng Tiểu Thanh ở vưòn hoa cạnh Tây Hồ – một cảnh đẹp nổi tiếng của Trung Hoa. Nhưng hàm ý tượng trưng được xác lập trong mối quan hệ giữa “vườn hoa – gò hoang”. Dường như trong cảm quan Nguyễn Du, những biến thiên của trời đất đều dễ khiến ông xúc động. Đó là nỗi niềm “bãi bể nương dâu” ta đã từng biết ở Truyện Kiều. Nhìn hiện tại để nhớ về quá khứ, câu thơ trào dâng một nỗi đau xót ngậm ngùi cho vẻ đẹp chỉ còn trong dĩ vãng. b) Trong không gian điêu tàn ấy, con người xuất hiện với dáng vẻ cô đơn, như thu mọi cảm xúc trong hai từ “độc điếu”. Một mình nhà thơ ngậm ngùi đọc một tập sách (nhất chỉ thư). Một mình đối diện với một tiếng lòng Tiểu Thanh 300 năm trước, câu thơ như thể hiện rõ cảm xúc trang trọng thành kính với di cảo của Tiểu Thanh. Đồng thời cũng thể hiện sự lắng sâu trầm tư trong dáng vẻ cô đơn. Cách đọc ấy cũng nói lên được sự đồng cảm của nhà thơ với Tiểu Thanh, “điếu” là bày tỏ sự xót thương với người xưa. Không phải là tiếng “thổn thức” như lời thơ dịch, mà nước mắt lặng lẽ thấm vào trong hồn nhà thơ. 2. Hai câu thực : Hai câu thực đã làm sáng tỏ cho cảm giác buồn thuơng ngậm ngùi trong hai câu đề : Chi phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh lụy phần dư (Son phấn có thần chôn vẫn hận Văn chương không mệnh đốt còn vương) a) Nhà thơ mượn hai hình ảnh “son phấn” và “văn chương” để diễn tả cho những đau đớn dày vò về thể xác và tinh thần của Tiểu Thanh gửi gắm vào những dòng thơ. Theo quan niệm xưa, “son phấn” – vật trang điểm của phụ nữ có tinh anh (thần) vì gắn với mục đích làm đẹp cho phụ nữ. Cả hai câu thơ cùng nhằm nhắc lại bi kịch trong cuộc đời Tiểu Thanh – một cuộc đời chỉ còn biết làm bạn với son phấn và văn chương để nguôi ngoai bất hạnh. b) Mượn vật thể để nói về người. Gắn với những vật vô tri vô giác là những từ ngữ chỉ cho tính cách, số phận con người như “thần” và “mệnh”. Lối nhân cách hóa thể hiện rõ cảm xúc xót xa của nhà thơ về những bất hạnh của kiếp người qua số phận của Tiểu Thanh. Kết cục bi thảm của tiểu Thanh xuất phát từ sự ghen tuông, lòng đố kỵ tài năng của người đời. Dù chỉ là những đồ vật vô tri vô giác thì chúng cũng phải chịu số phận đáng thương như chủ nhân : son phấn bẽ bàng, văn chương đốt dở. Hai câu thơ đã gợi lên sự tàn hẫn của bọn người vô nhân trước những con người tài hoa. Đồng thời, cũng thể hiện nhận thức của Nguyễn Du vốn rất nhạy cảm trước cuộc đời của khách “hồng nhan bạc phận”, gắn với quan niệm “tài mệnh tương đố” của Nho gia. Vật còn như thế, huống chi ngưòi! Vượt lên trên những ảnh hưởng của thuyết thiên mệnh là cả tấm lòng giàu cảm thương của Nguyễn Du. 3. Hai câu luận : Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã khái quát thành cái nhìn về con người trong xã hội phong kiến : Cổ kim hận sự thiên nan vấn Phong vận kỳ oan ngã tự cư (Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi Cái án phong lưu khách tự mang) a) Nỗi oan của Tiểu Thanh không phải chỉ của riêng nàng mà còn là kết cục chung của những người có tài từ “cổ” chí “kim”. Nhà thơ gọi đó là “hận sự”, một mối hận suốt đời nhắm mắt chưa yên. Trong suy nghĩ ấy, có lẽ Nguyễn Du còn liên tưởng đến bao cuộc đời như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ – những người có tài mà ông hằng ngưỡng mộ – và bao người tài hoa bạc mệnh khác nữa. Những oan khuất bế tắc của nghìn đời “khó hỏi trời” (thiên nan vấn). Câu thơ đã giúp ta hình dung rõ cuộc sống của những nạn nhân chế độ phong kiến, dồn nén thái độ bất bình uất ức ủa nhà thơ với thời cuộc, đồng thời cũng thể hiện một sự bế tắc của Nguyễn Du. b) Khóc người để thương mình, cảm xúc đồng điệu đã làm thành câu thơ bất hủ “phong vận kỳ oan ngã tự cư” (Ta tự cho mình cũng ở trong số những kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã). Ở đó là tình cảm chân thành đồng điệu của Nguyễn Du, cũng thể hiện tầm vóc lớn lao của chủ nghĩa nhân đạo rất đẹp và rất sâu của ông. c) Không phải chỉ một lần nhà thơ nói lên điều này. Ông đã từng hóa thân vào nàng Kiều để khóc thay nhân vật, ông đã từng khẳng định một cách đầy ý thức “thuở nhỏ, ta tự cho là mình có tài”. Cách trông người mà ngẫm đến ta ấy, trong thi văn cổ điển Việt Nam trước ông có lẽ hiếm ai thể hiện sâu sắc như vậy. Tự đặt mình “đồng hội đồng thuyền” với Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã tự phơi bày lòng mình cùng nhân thế. Tâm sự chung của những ngưòi mắc “kỳ oan” đã đưọc bộc bạch trực tiếp mạnh mẽ trong tiếng nói riêng tư khiến người đọc cũng không khỏi ngậm ngùi. Tâm sự ấy không chỉ của riêng Nguyễn Du mà còn là nỗi niềm của các nhà thơ thời bấy giờ. 4. Hai câu kết : Khép lại bài thơ là những suy tư của Nguyễn Du về thời thế : Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hà hà nhân khấp Tố Như (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Ngưòi đời ai khóc Tố Như chăng) a) Khóc cho nàng Tiểu Thanh ba trăm năm trước bằng giọt lệ chân thành của trái tim đồng điệu, dòng suy tưởng đã đưa nhà thơ đến ba trăm năm sau cùng một mối hồ nghi khó giải tỏa. Tiểu Thanh còn có tấm lòng tri kỷ của Nguyễn Du tìm đến để rửa những oan khiên bằng giọt nưóc mắt đồng cảm. Còn nhà thơ tự cảm thấy sự cô độc lẻ loi trong hiện tại. Câu hỏi người đời sau ẩn chứa một khát khao tìm gặp tấm lòng tri âm tri kỷ giữa cuộc đời. (Đó cũng là tâm trạng của Khuất Nguyên – “người đời say cả một mình ta tỉnh”, cách Nguyễn Du hai nghìn năm; của Đỗ Phủ, cách Nguyễn Du một nghìn năm : “Gian nan khổ hận phồn sương mấn”) b) Nhà thơ tự thể hiện mình bằng tên chữ “Tố Như” không phải mong “lưu danh thiên cổ” mà chỉ là tâm sự của một nỗi lòng tha thiết với cuộc đời. Câu thơ còn là tâm trạng bi phẫn của nhà thơ trước thời cuộc. Khóc ngưòi xưa, nhà thơ tự khóc cho chính mình, giọt lệ chảy quanh kết lại một bóng hình Nguyễn Du, lặng lẽ cô đơn khiến người đọc phải se lòng khi ngẫm đến những nỗi đau thấm thía và dày vò tinh thần của những ngưòi tài hoa phải sống trong bóng đêm hắc ám của một xã hội rẻ rúng tài năng. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ : 1. Đã hơn hai trăm năm trôi qua, bài thơ của Nguyễn Du vẫn còn lưu giữ một tấm lòng với con người sâu sắc và chân thành. Đó là tình cảm không biên giới, vượt thời gian, xuất phát từ gốc rễ “thương người như thể thương thân” của dân tộc. 2. Không phải đợi đến ba trăm năm sau, ánh sáng của thời đại mới đã làm sáng mãi tên tuổi của Nguyễn Du trong lòng dân tộc, tên tuổi Tố Như đã làm vinh danh dân tộc Việt Nam. Cuộc sống đã đổi thay, nhiều niềm vui của dân tộc đang nhân lên trước cánh cửa vào thế kỷ XXI, thế nhưng chúng ta vẫn trân trọng và cảm thông nỗi buồn của Nguyễn Du – nỗi buồn thời đại quá khứ. Thời đại mới giải tỏa cho những bế tắc của Nguyễn Du và thời đại của ông, tiếp thu tinh thần nhân bản dân tộc ấy : Hỡi Người xưa của ta nay Khúc vui xin lại so dây cùng Người (Kính gửi cụ Nguyễn Du – Tố Hữu)
Trả lời 16 năm trước
Độc Tiểu Thanh kí Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX Thăng Long thành hoài cổ Độc Tiểu Thanh kí Anh hùng tiếng đã gọi rằng Kim trọng trở lại vườn Thuý Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều Trao duyên Nguyễn Du và Truyện Kiều Cảnh chùa chiền Tự tình Mời trầu Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ Chinh phụ ngâm Ngụ hứng ở quán trung tân Dục Thúy Sơn Cây Chuối Bảo kính cảnh giới - 43 Bình Ngô đại cáo Thơ văn Nguyễn Trãi Bạch Đằng giang phú Thuật hoài Tụng giá hoàn kinh sư Ngôn hoài Kiêu binh nổi loạn Bài ca ngất ngưởng Dương phụ hành Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Xúc cảnh Khóc Dương Khuê Thu vịnh Thu điếu Thu ẩm Thương vợ Đất Vị Hoàng Hương Sơn phong cảnh ca Cao Bá Quát Tương tư Cảm hoài Xuân hiểu Các bài khác Đánh dấu đã đọc bài này Đánh dấu bài quan trọng Độc Tiểu Thanh ký Nguyễn Du Tây hồ hoa uyển tân thành khư Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh lụy phần dư. Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Phong vận kì oan ngã tự cư, Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. Đọc tập Tiểu Thanh ký Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang, Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. Son phấn có thần chôn vẫn hận, Văn chương không mệnh đốt cờn vương. Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang. Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như chăng? Vũ Tam Tập dịch Xuất xứ 1. "Độc tiểu thanh ký" - bài thơ rút trong "Bắc hành tạp lục", tập thơ đi sứ của Nguyễn Du (năm 1813 - 1814). 2. Tiểu Thanh là một tên cô gài tài sắc ở đầu thời Minh, Trung Quốc. Nàng họ Phùng lấy làm lẽ một người cũng tên là Phùng. Vợ cả ghen hành hạ, nàng đau khổ chết năm 18 tuổi. Nàng có một tập thơ "Độc tiểu thanh ký" bị vợ cả đốt đi còn sót lại vài bài. Nay ở Cô Sơn (Chiết Giang), cạnh Tây Hồ còn mộ Tiểu Thanh. Nguyễn Du đã đọc phần dư cảo của "Tiểu Thanh ký" khi ông đi sứ mà viết bài thơ này. Chủ đề Bài thơ "Độc Tiểu Thanh ký" nói lên lòng xót thương đối với những người phụ nữ tài sắc bị dập vùi đau khổ, chết trong oan ức, đồng thời tác giả tự cảm thương cho thân phận mình. Phân tích 1. Đề Cảnh vật tang thương. Vườn hoa ở Tây Hồ đã thành gò hoang hết cả. Thương một đời dâu bể, nhà thơ thương người đàn bà bạc mệnh. Nhà thơ đọc "mảnh giấy tàn" (nhất chỉ thư) đứng lặng trước cửa sổ điếu nàng Tiểu Thanh. "Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang Thổn thức bến song mảnh giấy tàn" 2. Thực Nhan sắc (son phấn) và tài năng (văn chương) đều bị vùi dập. Son phấn có thần, sau khi chết người ta còn xót thương tiếc nuối. Văn chương còn có số mệnh gì mà người ta còn bận lòng về những bài thơ sót lại sau khi bị đốt? Nhà thơ thương xót cho nhan sắc và tài năng của Tiểu Thanh bị hãm hại, chôn vùi: "Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh lụy phần dư". Hai câu thơ đối nhau làm nổi bật nhan sắc và tài năng bị vùi dập, thể hiện tình thương của nhà thơ. Đúng là "Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình" (Tố Hữu). 3. Luận Nhà thơ suy ngẫm về "hận sự" và "kì oan" trong xã hội. Mối hận xưa nay hỏi trời mà vẫn khó. Cái oan lạ vì nết phong nhã, tự mình ta lại buộc lấy mình. Ta như kẻ cùng hội cùng thuyền với kẻ mắc nỗi oan lạ vì nết phong nhã ấy. Nỗi đau thương và bế tắc dày vò nhà thơ và đó cũng là nỗi đau và bế tắc của đời người: "Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang" Phải hỏi trời vì hỏi người mãi mà chẳng được. Hỏi trời lại càng rất khó, thế thì "hận sự" không thể nào kể xiết. Bế tắc là vô hạn! Phong lưu, phong nhã là vẻ đẹp, là cốt cách sang trọng sao lại là kì oan? Nguyễn Du đã từng trải qua "10 năm gió bụi" trong cảnh tha phương, ốm đau không có thuốc, trôi giạt lênh đênh, tóc sớm bạc có lúc ông tự nhận mình thời trai trẻ cũng là kẻ có tài (tráng niên ngã diệc vi tài giả). Vì thế ông mới tự xếp mình vào "cùng hội cùng thuyền", là khách phong lưu như Tiểu Thanh nên mới mang cái oan lạ như nàng. Thật là chua chát! 4. Kết Hai câu kết ẩn chứa bao tâm sự. Tố Như hỏi hậu thế: "Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?" Sau 300 năm nàng Tiểu Thanh chết, đến điếu và khóc nàng. Liệu sau khi ta mất hơn300 năm, người đời ai khóc tố Như? Đó là lời tự thương đầy lệ. Nhà thơ tự thấy mình cô đơn bơ vơ, sầu tủi... "Độc Tiểu Thanh ký" bài thơ mang cảm hứng nhân đạo sâu sắc. Nguyễn Du đã khóc một Đạm Tiên, một Thuý Kiều.... Ông đã dành cho nàng Tiểu Thanh bao niềm thương xót. Đến Tây Hồ trên đường đi sứ, cái tâm của ông lại hướng về nỗi đau khổ oan trái của một giai nhân bị dập vùi với bao "những điều trông thấy mà đau đớn lòng". Hai câu kết bài thơ phản ánh "nỗi đoạn trường" của nhà thơ để dân tộc ta "Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du”... như Tố Hữu đã nói.
Doraemon
Doraemon
Trả lời 16 năm trước
Học hành thế này thì sau này làm nên trò trống gì ko biết [:-(]