Tại sao trong cách chào hỏi ở một số nước của châu Á như Việt nam, Nhật, Hàn... đều phải cúi đầu chào?

trang
trang
Trả lời 16 năm trước
theo tập tục của người châu á thì việc cúi đầu thể hiện sự tôn trọng người đối diện, đầu ở vị trí cao nhất trong các bộ phận động tác cúi đầu là phép lịch sự với nguòi châu á
nhung
nhung
Trả lời 16 năm trước
Cái này hay đấy. Và cũng có lý do chính đáng. Thứ nhất: Nó thể hiện sự tôn trọng với người được chào. Càng cúi thấp càng tôn trọng. Việt Nam cúi vừa. Còn Nhật Bản cúi 45 độ. 1 số nước còn có tục quỳ xuống hôn chân người bề trên. Cách chào hay bái lạy tôn kính nhất phải kể đến "ngũ thể đầu địa" của Phật giáo. Không phải chỉ là chắp tay cúi đầu Adiđà Phật đâu. Ngũ thể đầu địa là 5 bộ phận cơ thể chạm đất. Bao gồm 2 tay, 2 chân, và trán. Tóm lại là nằm thẳng cẳng xuống đất. Không nói phét đâu. Phật tử ở Tây Tạng ai cũng vậy hết. Họ còn quy định 1 đời người ít nhất phải làm động tác này 10.000 lần. Tức là nhanh thì vài tháng, chậm thì làm vài năm mới hết. Ai mộ đạo thì làm vòng 2. Con số 10.000 lần ứng với số lá trên cây Bồ đề nơi mà Phật Thích Ca ngộ đạo. Thứ hai: Do bị bắt ép lâu ngày thành quen và thành truyền thống. Không ai muốn nhưng vẫn phải làm, rồi truyền đời này sang đời khác và không ai còn biết lý do nữa. Đó là ngày xưa Vua - quan đi tuần hành ngoài đường phố, dân phải tránh xa hoặc quỳ xuống cúi đầu, không được nhìn mặt vua. Trong buổi chầu cũng vậy, không được nhìn trực diện vào mặt vua. Chỉ được cúi đầu thôi. Đó là lệnh và cũng là thể hiện sự tôn kính bề trên. Sau này, trong dân gian, để thể hiện tôn kính bề trên, người ta cũng bắt con cháu phải làm thế, nhưng không đến nỗi khắc nghiệt đến mức không được nhìn mặt nhau. Lâu rồi thành truyền thống. Không biết lời giải thích của tôi có làm bạn hài lòng không? Ai có lời giải thích khác xin được chỉ giáo. Thks!
tu
tu
Trả lời 16 năm trước
Theo mình thì ngườii châu Á chúng ta thường có truyền thống xem người đang trực tiếp đối diện với mình ở vị trí cao hơn, đó cũng là một cách rất hay vì nó thể hiện được sự tôn trọng của mình đối với người đối diện, thể hiện thành ý của mình đối với người đó. Nếu như phương Tây, việc chào hỏi chỉ bằng một động tác xã giao đơn giản là bắt tay, thì trái lại, phương Đông chúng ta có rất nhiều loại nghi lễ khác nhau để chào hỏi và mỗi dân tộc lại có một nghi thức chào hỏi riêng. Mình rất yêu thích nền văn hoá phương Đông và đặc biệt là những nghi lễ truyền thống, chúng ta nên giữ gìn và duy trì những thói quen đó bằng những việc đơn giản như cúi đầu chào người khác.