Văn minh xe buýt +_^?

Từ năm lớp 10, tôi bắt đầu "buýt! buýt! buýt!" và có nhiều câu hỏi "tích lũy" theo thời gian. Mọi người cùng ý kiến nha, biết đâu có bác ngành giao thông nào đó "vi hành" vào đây! +sao xe buýt đã được trợ giá mà cứ đi ngang qua trạm có trường học là cứ bỏ mặc "bầy em áo trắng ngẩn ngơ"?! +các thanh niên cứ ngó lơ trước phụ nữ mang bầu, người già, trẻ nhỏ. [có cần tạo nên 1 ngày trong năm gọi là ngày "nhường" ghế như Trung Quốc không? để "tập" dần thành thói quen?] +ngại nhất là làm sao tránh nạn "lợi dụng đụng chạm" trên xe buýt đây? thỉnh thoảng vẫn cứ có những người kinh khủng như vậy! [có nên như tàu điện ngầm ở Nhật? có "phần" xe dành riêng cho phụ nữ?] Phải hành xử thế nào nếu bạn đã nói "chú có thể [đứng/ngồi] xích qua một chút không? mà họ vẫn cứ đung đưa tay chân?] Cám ơn những giải pháp của các bạn!
tu
tu
Trả lời 16 năm trước
*sao xe buýt đã được trợ giá mà cứ đi ngang qua trạm có trường học là cứ bỏ mặc "bầy em áo trắng ngẩn ngơ"?! => Có thể là vì xe buyt đầy người hoặc cũng có thể là học sinh sinh viên toàn đi bằng vé tháng nên không "ăn chặn" được. *cần tạo nên 1 ngày trong năm gọi là ngày "nhường" ghế như Trung Quốc không? để "tập" dần thành thói quen?] => Không cần phải như thế đâu. *ngại nhất là làm sao tránh nạn "lợi dụng đụng chạm" trên xe buýt đây? => Thì xe buýt không nên chở đông người...hehe!
trang
trang
Trả lời 16 năm trước
VN nghèo mà sang ở bên nhật xe buýt đứng chỉ có vài chỗ ngồi cho người ưu tiên , vì vậy mỗi xe buyt chở được cả trăm người thay vì vài chục người như ở VN , giảm được nạn kẹt xe giảm ô nhiễm môi trường giảm bù lỗ ngân sách
tien
tien
Trả lời 16 năm trước
Muốn hạn chế or tránh tình trạng trên phải còn chờ dài dài. Vì bạn biết đấy, đó là thuộc phạm trù ý thức. Đa số các quốc gia bạn đề cập họ đều có một tầm phát triển hơn hẳn VN ta nhiều mặt, trong đó cái gọi là văn hóa ứng xử đã dc "chuyên nghiệp" hơn chúng ta rất nhiều, trẻ em khi từ nhỏ đã dc gia đình, nhà trường phổ cập hết. Họ gương mẫu xuyên suốt từ người trẻ đến ng già, trẻ em lớn lên trong môi trường như vậy bào sao khi lớn họ ko "biết điều" hơn dân ta. Âu cũng do ảnh hưởng bối cảnh lịch sử. Những điều bạn đề cập chỉ là "văn hóa xe buýt", chứ nếu mà đề cập chắc còn dài dài. Gần đây "văn hóa ATM" tôi thấy còn kinh khủng hơn, trạm ATM dần trở thành nơi nương náo của dân bụi đời, thập phương, họ muốn "quăng" thứ gì ko cần của mình vào đấy thì "quăng", vào rút mà phải chờ rồng rắn nhất là người đến sau cứ chen nhau đòi vào trước y như ATM là của họ, chưa hết đứng tra cái máy thấy mà thương, rút vài trăm ngàn mà đứng cả 15 phút để xem ATM có gì hay ho ko, hôm nào mà "đen" thì chui vào trạm ATM "nặng mùi" amoniac có mà nín thở chạy ra... nhưng biết nói sao, và làm sao, chỉ biết tự bản thân mình hạn chế tối đa những gì mình gặp. Giải pháp hạn chế thói quen "hỏng" phổ thông thì phải phổ cập phổ thông mà thôi, chẳn hạn treo biển khuyến khích hạn chế những hành vi ko hay tại các nơi công cộng, báo chí, nhà nước phải đồng lòng thực hiện, một hành vi nhỏ nhưng muốn nó phổ biến thì phải cần thời gian dài. Ví như thói quen dừng xe đúng vạch hạn chế khi dừng đèn đỏ ko phải bây giờ qua cả chục năm mà vẫn còn đó sao. Tôi biết người Singapor mất 20 năm để có thể tạo nên thói quen này. vậy mới nói, tôi av2 bạn sẽ còn "xốn" mắt hoài trc những điều mà chúng ta thấy ko hay về "văn hóa ứng xử nơi công cộng", chờ thôi vậy