Mẹ Nguyễn Đức Nghĩa đã kiệt sức, có nên vì mẹ mà cho Nghĩa thoát án tử ko?

Nỗi đau đớn liên tiếp ập đến, người đàn bà ấy dường như không thể trụ vững. Nước mắt chảy ngược vào trong, ngấm vào từng thớ thịt, tê tái và xót xa.

Nỗi đau xé lòng

Hơn 1 tuần sau cái chết của chồng là ông Nguyễn Đức Hùng (cha Nguyễn Đức Nghĩa), bà Phạm Thị Chuân vẫn còn bàng hoàng như không tin vào thực tại. Bà đã từng khóc lên khóc xuống vì thương xót, lo lắng cho con giờ lại bị đày đọa thêm nỗi đau đớn tột cùng khi người trụ cột chính trong gia đình ra đi mãi mãi.

Hai nỗi đau quá lớn liên tiếp ập đến khiến đôi vai bà trĩu xuống, ẻo đi và chỉ trực gục ngã. Đứa con trai duy nhất của gia đình đang đứng trước những cơ hội sống mong manh khi gia đình bị hại kiên quyết không viết đơn giảm án. Người đàn ông trụ cột trong gia đình, người vẫn tất tả ngược xuôi, thuyết phục mọi cách để Nghĩa kháng án lại đột ngột ra đi, khiến bà hụt hẫng, đớn đau như đứt từng khúc ruột.

Sau cái chết của ông Nguyễn Đức Hùng và lá đơn xin giảm án đẫm nước mắt của bà Chuân, dư luận đã nhiều người tỏ ra đồng cảm, ngậm ngùi chia sẻ với những mất mát, đau thương quá lớn của gia đình bà nhưng không mấy ai thấu hiểu bà đang phải vật vã, đếm giọt thời gian trôi qua từng này, sống lay lắt, nuôi hy vọng đứa con trai duy nhất sẽ có thêm tia hy vọng được sống ra sao, cũng không ai biết bà đã đau đớn thế nào.

Chỉ còn gần 1 tuần nữa là đến ngày xét xử phúc thẩm Nguyễn Đức Nghĩa (bản án sơ thẩm trước đó đã tuyên án tử hình - PV), một đồng nghiệp ở Báo HNM đã tìm đến nhà bà Chuân mới hay bà đang tiều tụy và đuối sức đến khôn cùng. Gương mặt bà vẫn còn hằn lên những vết xước dài vừa kịp khô máu do tai nạn, đôi chân chếnh choáng, bước khập khiễng, mỗi khi đứng dậy bà phải bậu tay vào cửa lần từng bước. Đôi mắt sáng ngày nào giờ mờ đục, vô hồn vì cạn nước mắt. Người đàn bà ngoài 50 tuổi lả lướt tựa lưng vào cô con gái…



Hai cú sốc liên tiếp ập đến cộng thêm những đau đớn thể xác sau vụ tai nạn khiến bà Chuân gần như kiệt sức. Cô con gái cho biết vừa đưa mẹ đi chụp não ở bệnh viện về, nhưng đến muộn nên không chụp được. Chân và đầu của bà Chuân đau liên hồi khiến bà bị choáng và ngất liên tục nhưng bà vẫn kiên quyết không chịu đi khám vì bà bảo còn phải lo cho Nghĩa xong xuôi đã. Chỉ đến khi cơn đau ập đến dữ dội quá, bà mới chịu cho con gái chở đến bệnh viện.


Ước vọng cho con


Chỉ còn cách ngày nữa là phiên xử phúc thẩm Nguyễn Đức Nghĩa sẽ diễn ra, cơ hội sống của Nghĩa đang được đếm từng giờ. Dẫu vậy bà Chuân vẫn không ngừng bám víu vào hy vọng con mình sẽ được giảm án.


Vượt qua nỗi đau đớn tột cùng sau khi chồng mất, bà gắng sức viết đơn xin giảm án cho con. Trong đó bà bày tỏ niềm tha thiết được các cơ quan chức năng xem xét lại bản án vì “Định mệnh đã lấy đi người chồng của tôi. Còn người con trai duy nhất của gia đình tôi chỉ biết khẩn cầu tới các quý cơ quan xem xét để cho con trai tôi có cơ hội được sống, để tôi còn có được động lực sống nốt thời gian cuối của cuộc đời”.


Tôi biết rằng cơ hội làm lại cuộc đời với cháu là cực kỳ khó. Với tư cách là người mẹ sinh ra một người con trai duy nhất trong gia đình dòng tộc, tôi kính mong các quý cơ quan mở lượng khoan hồng cho cháu”.


Dù rằng sau lá thư đẫm nước mắt này còn nhiều ý kiến tranh cãi tuy nhiên không ai có thể phủ nhận tình mẫu tử chan chứa trong đó với những khẩn cầu tha thiết mong cho đứa con trai duy nhất được sống sót dẫu không thể trở về vẫn hy vọng kéo dài thời gian thăm nuôi, gặp gỡ.


Bà Chuân cũng cho biết, để có thể “mạnh mẽ” được như thế là vì bà đã được đông đảo hàng xóm nối sức. Mọi người thấu hiểu cho nỗi đau đớn nghẹn lòng của bà, chia sẻ và động viên bà không ngừng để bà có thêm nghị lực sống. Họ đã cất công lục lại hàng chục vụ án bị tòa tuyên án tử hình mà gia đình bị hại đã xin giảm án cho con và được pháp luật khoan hồng rồi từ đó động viên bà viết đơn xin giảm án.


Rồi cũng chính họ đã đứng ra phụ giúp, lo toan cho đám tang ông Hùng khi bà kiệt sức… Họ cũng đã đuổi những người bán báo độc mồm khi loan tin ầm ĩ ngay trước cửa nhà bà, khơi dậy thêm những vết thương rỉ máu…


Chứng kiến cảnh bà Chuân lặng người sau khi chồng qua đời, nhiều người hàng xóm cũng thường xuyên lui tới phụ giúp bà quét nhà, nhặt rau. Ẩn sau cái ác, tình người vẫn luôn hiện hữu và mỗi khi nghĩ lại bà Chuân chỉ biết rơi nước mắt vì cảm động.


Gần 10 ngày sau cái chết của cha, trong buồng biệt giam Nguyễn Đức Nghĩa vẫn chưa được hay tin dữ. Nhưng những ngày gần đây, Nghĩa đã có những diễn biến tâm lý rất phức tạp, khó lường.


Còn ở ngoài, mẹ Nghĩa đang đau thắt từng khúc ruột, dồn hết tình yêu, nghị lực sống, niềm hy vọng vào đứa con tội lỗi và mong chờ khôn nguôn vào phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra vào ngày 11/11 tới để xem xét lại nội dung có "giết người man rợ" hay không.


Trước đó phiên tòa phúc thẩm như dự định vào ngày 13/10 đã tạm thời bị hoãn do luật sư bào chữa cho Nguyễn Đức Nghĩa vắng mặt đột xuất.

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Mình không dung thứ hay thỏa hiệp cho cái ác. Nhưng mình nghĩ nên cho Nghĩa cơ hội làm lại cuộc đời. Nhà nước ta có chính sách khoan hồng cho những tội đồ như vậy. Gia đình Nghĩa đã phải chịu quá nhiều đau khổ, búa rìu dư luận...Không biết bác Chuân có cố gắng qua nổi cơn tai ương này không.

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Buồn. Xã hội bây giờ loạn quá, các giá trị đều đảo lộn. Nghĩa và gia đình nên tìm cơ hội một cách văn minh, hợp pháp, chứ những trò đang làm thật quá tệ. Thậm chí ảnh hưởng đến ý thức hệ của toàn xã hội.
Mẹ Nghĩa đáng thương, ko đồng nghĩa với Nghĩa đáng được khoan hồng. Gia đình tử tù nào mà chẳng đáng thương. Còn nhiều cảnh tang thương hơn nhiều, con người ta bị xử chết oan ức hơn nhiều, có điều họ ko có tiền mua báo chí nên các bạn ko biết đấy thôi. Ví dụ như cảnh vì túng thiếu, bố mẹ già, con nhỏ, chồng chết, một mình nuôi cả nhà, chỉ một lần giao ma túy mà lĩnh án tử liệu có đáng thương không?
Thật ra, vấn đề ở đây ko phải chuyện tình thương, nó là vấn đề pháp lý. Nếu tranh tụng theo luật, pháp luật có khe hở, Tòa ko đủ lý luận để khép Nghĩa vào án tử, luật sư cãi thuyết phục, Nghĩa sống, việc đó có ý nghĩa cho xã hội để tiến tới một bộ luật hoàn chỉnh hơn, xã hội có nền pháp luật văn mình hơn. Điều đó là có ích vì một xã hội công bằng và văn minh. Còn trong trường hợp dùng đòn truyền thông để tạo dư luận đồng tình bằng cách kêu gọi tình cảm, thậm chí dùng thủ thuật tung hỏa mù, đảo lộn chân lý như thế này thì gây ra hậu quả chung vô cùng xấu, hệ quy chiếu bị phá vỡ ko còn xác định được ai sai, ai đúng, ai là thủ phạm, ai là nạn nhân.

nico_di_oto
nico_di_oto
Trả lời 13 năm trước

Mình thông cảm và chia sẻ nỗi đau tột cùng của gia đình Nghĩa, nhưng không có nghĩa là đồng tình với việc khoan hồng cho tội ác của Nghĩa. Kẻ gây tội sẽ phải đền tội

Công ty CPĐT XD Đại Đồng
Công ty CPĐT XD Đại Đồng
Trả lời 13 năm trước

Một người giết người dã man như thế thì không thể tha thứ được, cần phải nghiêm trị để còn răn đe kẻ khác.Mọi người thương cho mẹ Nghĩa, thương gia đình Nghĩa thì ai thương cho bác Ba và gia đình nạn nhân đây???

Tha thứ cho Nghĩa thì có tội với gia đình bác Ba và vong linh của em Linh lắm.