Ai là người đầu tiên độ chế thành công vũ khí bắn rơi B52 nhỉ? giỏi thật

tu
tu
Trả lời 16 năm trước
Xin giải thích rõ một vấn đề mà nhiều bạn từ trước đến nay vẫn thắc mắc. Đấy là VN ta mà cụ thể là Thiếu tướng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa có cải tiến SAM-2 (nối tầng) để bắn được B-52 hay không? Trước tiên phải nói rõ thế này, B-52 có trần bay tối đa là 15km, khi đi oanh tạc thường bay ở độ cao 9-10km. Mà tên lửa SAM-2 của ta hồi ấy (Cả loại SA-75 Dvina lẫn loại S-75M Desna) đều có tầm bắn tối đa lên tới 20km, nghĩa là thừa sức bắn tới B-52. Vậy thì "huyền thoại" về việc Giáo sư Trần Đại Nghĩa nối tầng SAM-2 để bắn B-52 từ đâu mà ra? Không có lửa làm sao có khói, phỏng ạ? Thực tế "huyền thoại" ấy bắt nguồn từ việc Gs TĐN đã thực sự tham gia chỉ đạo một công trình nhằm khắc phục các loại nhiễu tiêu cực, tích cực, trong đội hình và ngoài đội hình của B-52 để giúp tên lửa SAM đủ sức "vạch nhiễu tìm thù". Vậy công trình đó cụ thể đã làm việc gì? Khi chuẩn bị cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 đánh vào miền Bắc, Mỹ đã biết ta có tên lửa phòng không SAM-2, nắm rất chắc tính năng, tác dụng của tên lửa và các loại radar, máy chỉ huy đi kèm của nó. Mỹ cũng xác định rõ, B-52 vào đánh phá Bắc VN chỉ phải đề phòng tên lửa và MiG. Với MiG thì Mỹ đối phó bằng cách sử dụng cường kích đánh phá các sân bay căn cứ, tăng cường tiêm kích bảo vệ B-52 thành nhiều tầng, nhiều lớp. Với SAM thì Mỹ tìm cách tăng cường các loại máy gây nhiễu trên B-52, lắp máy gây nhiễu trên các máy bay tiêm kích bảo vệ, thả các bó nhiễu tiêu cực, gây nhiễu ngoài đội hình bằng máy bay EB-66. Thời gian ấy, trên các mang hiện sóng (Viko) của đài điều khiển (xe AY) SAM không hề bắt được tín hiệu của B-52, chỉ thấy một dải nhiễu mịn và dày hơn so với các loại máy bay khác. Để khắc phục, VN ta cùng với các chuyên gia LX sáng chế ra phương pháp bắn 3 điểm (phương pháp T) thay cho phương pháp bắn đón nửa góc (PC và AC) truyền thống. Phương pháp T này còn được kết hợp với việc sử dụng hệ thống quan sát quang học (PA00) đã giúp SAM-2 VN bắn được B-52, tuy nhiên hiệu suất còn thấp. VN xác định Mỹ trước sau cũng đem B-52 đánh vào các thành phố, thị xã lớn để gây áp lực trên bàn hội nghị nên vấn đề hiệu suất chiến đấu của tên lửa phòng không được quan tâm hàng đầu. Phương pháp T vẫn đánh được B-52 và đã được tổng hợp vào "cuốn sách đỏ" nổi tiếng, tuy nhiên đánh theo phương pháp này rất tốn đạn và lúc đánh được, lúc không. Đã có trường hợp như ngày 19/12/1972 tất cả các tiểu đoàn tên lửa bảo vệ HN (17 tiểu đoàn) đều phóng đạn mà không bắn rơi một chiếc B-52 nào. Trở lại thời gian trước, tháng 3/1971 TQ viện trợ cho ta một số vũ khí PK mới như: pháo cao xạ 37mm 2 nòng bắn bằng điện, pháo 57mm, pháo 23mm. Trong khi nghiên cứu các loại vũ khí mới này để phổ biến, tập huấn cho toàn quân thì ta phát hiện ra loại radar K.860 đi kèm với cao xạ 57mm có khả năng tránh được nhiễu của B-52. Radar K.860 của TQ làm việc trên 2 băng sóng. Băng sóng thứ nhất có bước sóng giống như bước sóng của radar SON-9A (LX) mà ta đang dùng và luôn bị nhiễu. Băng sóng thứ hai có bước sóng nhỏ hơn và đặc biệt là chưa bị Mỹ gây nhiễu. Tuy nhiên, khi làm việc ở băng sóng 2 thì radar hoạt động không ổn định nên các kỹ sư VN đã nghiên cứu và phát hiện ra nguyên nhân là đèn điện tử CKM-99 đặt chế độ làm việc không đúng. Họ đã đặt lại chế độ điện áp cho đèn CKM-99 đã đưa radar K.860 vào hoạt động ổn định. Sau đó, Thiếu tướng TĐN-Phó CN TCHC đã chủ trì một hội nghị giải quyết các vấn đề kỹ thuật và phân công việc thực hiện. Sau hội nghị này các radar K.860 được tận dụng, cải tiến triệt để và trang bị cho các tiểu đoàn tên lửa. Nhờ loại radar này mà trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" SAM-2 của VN đã bắn rơi khá nhiều B-52. Ngoài ra, do hoạt động trên 2 băng sóng nên radar K.860 còn có tác dụng tránh được tên lửa chống radar Shrike, giảm thiểu tổn thất của các đơn vị tên lửa. Thế thôi. Bạn nào vẫn tin là Cố GS Viện sĩ Trần Đại Nghĩa "chế", "độ" thêm tầng cho tên lửa thì nhìn cái hình sau rồi trả lời cho tôi biết: - nối thêm tầng vào chỗ nào? - liệu là sau khi "nối thêm tầng", tên lửa có còn giữ được các đặc tính khí động học nữa hay không? - Trình độ cơ khí VN thời điểm năm 1972 có đủ chế tạo vật liệu để nối vào thân tên lửa hay không? - Nối thêm thế thì nhiên liệu đâu ra mà đổ vào cho tên lửa bay? Hình đây: http://www9.ttvnol.com/uploaded2/Triumf/... Bạn nào xem xong vẫn khăng khăng rằng SAM-2 được Việt Nam nối tầng thì trả lời mấy câu hỏi của tôi và cho biết là nối thế nào được không ạ? Chứ cứ khơi khơi bảo: nghe người nọ người kia nói là nối tầng đơn giản, chuyện nhỏ như con thỏ thì... có mà nối bằng niềm tin à?