Tại sao cần thiết phải có sự kết hợp giữa chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp vùng==> cơ cấu kinh té mà nó tạo ra?

Help me!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
doducngoc
doducngoc
Trả lời 15 năm trước
Phát triển tổng hợp là bản chất của nền kinh tế theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Nó xác định cơ cấu kinh tế hợp lý nhất của vùng, phản ánh các mối liên hệ kinh tế trong nội bộ vùng. Phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng có nghĩa là mỗi một vùng kinh tế phải là một tổng thể kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển mạnh mẽ và cân đối với nhau. Có như vậy mới có sự hỗ trợ nhau tốt nhất trong sản xuất kinh doanh cũng như trong các mặt hoạt động phát triển khác của vùng mới khai thác và sử dụng được hợp lý những nguồn tài nguyên thiên nhiên, những nguồn lao động, đảm bảo cho vùng một mặt có thể tự túc được phần lớn nhu cầu của mình, mặt khác có thể làm tròn trách nhiệm đã được phân công đối với nền kinh tế của cả nước. Nhưng sự phát triển tổng hợp của vùng kinh tế không phải là một sự phát triển có tính cô lập, cục bộ, đóng khung, khép kín. Sự phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng là một sự phát triển cân đối tối ưu của các ngành kinh tế tồn tại trong vùng. trước hết phải đảm bảo cho hướng chuyên môn hoá của vùng phát triển một cách thuận lợi nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Chuyên môn hoá sản xuất kết hợp với phát triển tổng hợp chính là thực hiện sự kết hợp giữa lợi ích của vùng và lợi ichs của cả nước trên nguyên tắc lợi ích cục bộ phục tùng lợi ích toàn cục. Đó cũng là tính ưu việt của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển cân đối tối ưu của các ngành kinh tế trong vùng không chỉ nhằm phát hiện và khai thác đến mức cao nhất lợi thế so sánh, mọi nguồn nhân tài vật lực của vùng, mà còn để tạo ra sự liên hệ và phối hợp tốt nhất giữa các ngành kinh tế khác nhau ở trong vùng và để tạo ra sự liên hệ hợp lý giữa trong vùng với ngoài vùng. Muốn phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng, cần xác định rõ số lượng ngành kinh tế và cơ cấu kinh tế trong vùng. Số lượng ngành kinh tế và cơ cấu kinh tế của các vùng thường rất khác nhau tuỳ thuộc vào sự chuyên môn hoá và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của vùng. Trong mỗi một vùng kinh tế, bên cạnh các ngành sản xuất chuyên môn hoá, cần phát triển hợp lý một tổng hợp thể các ngành kinh tế khác để tạo ra sản phẩm nhằm thoả mãn đầy đủ nhất, kinh tế nhất, hợp lý nhất nhu cầu về nhiên liệu, năng lượng, vật liệu xây dựng cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong vùng. Sự cân đối các ngành kinh tế trong nội bộ vùng nhằm hợp lý hoá mối liên hệ trong và ngoài vùng về tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Sự phát triển của vùng kinh tế không loại trừ việc nhập từ ngoài vào những sản phẩm và dịch vụ cần thiết mà trong vùng không thể sản xuất hoặc không đủ điều kiện để sản xuất với giá thành hạ, chất lượng đảm bảo. Sự phát triển tổng hợp của vùng kinh tế không phải là một sự phát triển của một tập hợp đơn giản của các ngành kinh tế khác nhau chỉ có liên hệ với nhau về mặt cùng chung một lãnh thổ phân bố, mà là một sự kết hợp xã hội của sản xuất trong phạm vi một vùng kinh tế. Giữa các ngành của một tổng hợp thể kinh tế vùng có một sự phụ thuộc với nhau theo một tỷ lệ nhất định khiến chúng phát triển một cách nhịp nhàng cân đối với nhau theo một quy hoạch thống nhất. Tuy nhiên, mối liên hệ mật thiết giữa các phần tử cơ cấu của vùng kinh tế không phải được hình thành ngay trong một lúc, mà hình thành dần dần theo sự phát triển toàn bộ lực lượng sản xuất của vùng trong mối quan hệ liên vùng. Vì vậy, trong từng giai đoạn phát triển của tổng hợp thể kinh tế vùng, có thể chưa hình thành đầy đủ các mối liên hệ kinh tế và công nghệ. Cho nên, trong việc xác định cơ cấu kinh tế của vùng theo nguyên tắc tương lai, phải dự báo được những khả năng biến động để có thể tìm ra các giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển tổng hợp hợp lý của vùng. Sự phát triển tổng hợp của các vùng kinh tế trên cơ sở kết hợp một cách cân đối và nhịp nhàng các ngành kinh tế trong một vùng cho phép loại trừ hoặc giảm bớt những sự vận chuyển không hợp lý, cho phép tối ưu hoá các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài vùng, do đó sẽ tiết kiệm được chi phí trong quá trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm của tất cả các ngành. Chuyên môn hoá sản xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng tạo thành tổng hợp thể kinh tế vùng. Tổng hợp thể kinh tế vùng bao gồm ba nhóm ngành chủ yếu sau đây: a- Các ngành sản xuất chuyên môn hoá Các ngành sản xuất chuyên môn hoá của vùng bao gồm những ngành sản xuất đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế vùng, quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu của vùng, quyết định vị trí của vùng trong sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng trong nước, quyết định sự hình thành tổng hợp thể kinh tế vùng và việc tổ chức hợp lý quản lý kinh tế của vùng. Những ngành này hình thành và phát triển trên cơ sở những điều kiện thuận lợi nhất của vùng và tạo ra sản phẩm hàng hoá vùng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Sản phẩm hàng hoá vùng là sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh. Khối lượng sản phẩm hàng hoá vùng phải góp phần thoả mãn nhu cầu cả nước hay nhu cầu của nhiều vùng khác nhau trong nước sau khi đã thoả mãn nhu cầu của nội bộ vùng về sản phẩm đó. Ngành sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh tế là ngành xuất phần lớn sản phẩm của mình sang các vùng khác và sản phẩm do nó sản xuất ra chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng hoặc của cả nước. b- Các ngành sản xuất bổ trợ Các ngành sản xuất bổ trợ bao gồm những ngành chủ yếu phát triển để trực tiếp phục vụ cho các ngành sản xuất chuyên môn hoá vùng. Những ngành này có liên hệ gắn bó với các ngành sản xuất chuyên môn hoá vùng. Có thể nói không có các ngành sản xuất bổ trợ thì các ngành sản xuất chuyên môn hoá cũng không thể phát triển được. Nhưng sự phát triển của các ngành bổ trợ laịo do yêu cầu phát triển của các ngành chuyên môn hoá vùng quy định. Do đó, tuỳ theo từng vùng, các ngành lại phát sinh hay tồn tại và phát triển theo hướng sản xuất chuyên môn của vùng. Thông thường các ngành sản xuất bổ trợ gồm: + Các ngành khai thác nguyên liệu, làm giàu nguyên liệu cung cấp cho các ngành sản xuất chuyên môn hoá vùng + Các ngành cung cấp thiết bị, vật liệu, nguyên liệu, năng lượng cho các ngành sản xuất chuyên môn hoá vùng + Các ngành có liên hệ chặt chẽ với các ngành sản xuất chuyên môn hoá vùng về qui trình công nghệ. c- Các ngành sản xuất phụ Các ngành sản xuất phụ bao gồm những ngành không có liên quan trực tiếp với các ngành sản xuất chuyên môn hoá vùng, nhưng rất cần thiết cho sự phát triển vùng, vì những ngành này có thể đáp ứng được một phát hiện quan trọng những nhu cầu có tính chất địa phương. Những ngành sản xuất phụ phát triển dựa trên cơ sở các nguồn nhiên liệu nhỏ chỉ có ý nghĩa địa phương. Thường các ngành sản xuất phụ của vùng gồm: + Các ngành sử dụng phế liệu và phế phẩm của ngành sản xuất chuyên môn hoá của vùng + Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng địa phương + Các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm + Các cơ sở chế tạo và sửa chữa máy móc dùng trong địa phương Ba ngành nói trên liên hệ gắn bó, cấu kết với nhau trong sự phát triển tổng hợp của nền kinh tế. Giữa ngành sản xuất chuyên môn hoá với các ngành sản xuất bổ trợ và giữa các ngành sản xuất bổ trợ với nhau có một mối liên hệ chặt chẽ về mặt công nghệ. Giữa các ngành sản xuất chuyên môn hoá và bổ trợ với các ngành sản xuất phụ của vùng có một sự liên quan cùng hướng theo định hướng phát triển chung của vùng, trong việc sử dụng chung các nguồn nhân, tài, vật, lực của vùng.
lê thị minh ánh
lê thị minh ánh
Trả lời 12 năm trước

vì nhu cầu về sản phẩm hàng hóa mà xã hội đòi hỏi.

Trên thực tế không có nơi nào có đầy đủ mọi điều kiện để phát triển tất cả các nghànnhh đáp ứng mọi nhu cầu.

Còn phát triển tổng hợp sẽ tạo cho vùng khai thác đầy đủ mọi tiềm năng kinh tế đại phương ,thúc đẩy nền kinh tế cả nước phát triển và làm phong phú thêm cơ cấu sản xuất của vùng