Overclock GTX 570 : Nên hay không ?

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 13 năm trước

Dòng card GeForce 500 series được xem là đợt hồi sinh (revival) thành công của NVIDIA sau lần ra mắt GeForce 400 series không mấy thắng lợi. GTX 570 trở thành model đáng mua nhất sau GTX 460, một chiếc card làm thay đổi cục diện thị phần tầm trung từ NVIDIA. GTX 570 sử dụng chip GF110 bản harvest. Dù là “khai thác lại” nhưng con chip không hề yếu kém, nhất là năng lực overclock (OC) khá cao. Nhưng đoạn status từ một người bạn trên Facebook đã khiến tôi chú ý …

Điều gì xảy ra nếu bạn đặt một điện thế đầu vào quá cao hoặc xung quá lớn cho một con chip ? Thông thường nó sẽ crash, hệ thống không ổn định và bạn hiểu việc gì đã xảy ra. Underclock (UC), undervolt (UV) là việc tiếp theo để đạt độ ổn định và an toàn. Nhưng sẽ ra sao nếu bạn vẫn áp dụng một điện thế & xung cùng cao mà hệ thống không thấy gì bất ổn ? Xem nhé !

Triệu chứng chung mà tôi ghi nhận được ở đa số các trường hợp cháy mạch VRM trên GTX 570 là :

  • Điện áp cao (thông qua flash BIOS)
  • Xung cao (tuỳ công cụ cứng / mềm)
  • Tính năng giới hạn công suất nguồn bị tắt
  • Thứ sau cùng kết liễu chiếc card là một ứng dụng tương đối “khát điện” : 3DMark, Furmark, OCCT, TessMark

Vậy điều “tồi tệ” gì đằng sau vụ việc này ? Sau khi tham khảo vài ý kiến trên Overclock.net, tôi nhận ra rằng với cùng một con chip GF110, nhưng khi bạn cắt giảm đi 1/3 lượng phase nguồn cấp cho nó, vấn đề đã xuất hiện. Trên phiên bản cao hơn – GTX 580, chip GF110 có đến 6 phase nguồn, còn GTX 570 chỉ có 4 phase. Dù ở thiết lập mặc định (DF), GTX 570 không ngốn nhiều điện bằng đàn anh. Nhưng khi OC chiếc card, mọi chuyện thay đổi : thay vì lượng điện này được chia đều qua 6 phase như GTX 580, nay chỉ có 4 phase để “gánh”. Quá dòng (over-current) là chuyện dễ hiểu.

Hiển nhiên nếu bạn không flash BIOS để đẩy áp lên, cũng như đừng tắt tính năng giới hạn công suất nguồn, thì điều “không hay” có thể không diễn ra (ở đây tôi không dám chắc về mọi tình huống bởi vì tôi chưa thực hiện hard-core OC với chiếc card bao giờ).

Bạn thắc mắc : chết card do OC đâu có gì lạ ? Đúng, vấn đề là với GTX 570, chiếc card không có dấu hiệu gì cho thấy nó bị “tăng xông” : không crash, không artifact, không BSOD. Và một điều tuy không phải là quy luật, song “dễ có nguy cơ xảy ra” : với một chiếc card mạnh, người dùng thường có thể “phá đảo” hầu hết các game mới với thời gian rất ngắn. Họ bắt đầu có “sở thích” ganh đua điểm số thông qua benchmark để … “thoả mãn thú tính”. Và đây là nguyên nhân dẫn đến cái chết của GTX 570.

Sau cùng, có một câu tôi tạm xem là “ổn” với câu chuyện này :

Yếu thì đừng ra gió
Lỡ trúng gió thì ráng mà chịu !

Hãy tìm hiểu kỹ vấn đề OC trước khi quyết định làm gì.

Lưu ý : chiếc card không chết GPU mà chết mạch VRM.

GTX 570 VRM burned 01 GTX 570 VRM burned 02 GTX 570 VRM burned 03 GTX 570 VRM burned 04 GTX 570 VRM burned 05 GTX 570 VRM burned 06 GTX 570 VRM burned 07 GTX 570 VRM burned 08