Atom sánh vai cùng ION với Zotac MAG?

So sánh và đánh giá giúp em nha?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Atom khi được Intel giới thiệu cách đây hai năm đã tạo lên một làn sóng khá mạnh với những mẫu netbook được vô số nhà sản xuất đua nhau giới thiệu ra thị trường và là chủ đề của cả năm 2008 khi đi đâu cũng thấy mọi người bàn luận về netbook với Atom. Tuy nhiên Atom không chỉ dành cho netbook, đi kèm với khái niệm netbook Intel còn đưa ra một khái niệm mới nữa là nettop dành cho những PC có kích thước rất nhỏ với khả năng xử lý vừa đủ dành cho những nhu cầu như giải trí với màn hình TV. Điều đáng buồn là Atom với khả năng xử lý khá hạn chế của mình không đủ để đáp ứng đòi hỏi của bộ giải mã những định dạng video mới nhất như H264 hay VC-1 thường được dùng để mã hóa các nội dung phim với độ phân giải cao (HD), có lẽ đó là một trong những lý do tại sao nettop dù đã xuất hiện khá lâu nhưng dường như không thu hút sự chú ý của những thành viên một số các cộng đồng trực tuyến tại Việt Nam. Tuy nhiên công nghệ không phải là thứ chịu “ngồi yên” và những “đại gia” trong ngành công nghiệp tất nhiên không phải là ngoại lệ. Phát hiện ra điểm yếu chính của nền tảng Atom chính là ở chipset 945GSE, vốn dành cho những bộ xử lý máy tính để bàn trước đây chứ không phải là một sản phẩm hoàn toàn mới của Intel được thiết kế riêng cho bộ xử lý “siêu tiết kiệm” điện năng Atom. nVidia hơn một năm sau khi Atom ra đời đã giới thiệu ION, chipset dành riêng cho bộ xử lý Atom của Intel. Zotac MAG là một trong số những nettop đầu tiên sử dụng ION và với bài viết này chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp được tới bạn đọc một vài thông tin hữu ích về sản phẩm. Rất tiếc thời gian không cho phép chúng tôi thực hiện một bài viết sâu hơn về khả năng của nền tảng ION này khi kết hợp với Atom, nhưng chúng tôi hứa đó sẽ là chủ đề của bài viết tiếp theo. [b]Zotac MAG[/b] [gallery]/18/daa1264228608.jpg[/gallery] Trong một thân hình khá mỏng là một cấu hình khá khủng (ý chúng tôi muốn nói là khủng so với một máy tính nền tảng Atom): * CPU: Atom 330 (Dual-Core, HyperThreading, 1.6GHz) * Chipset: nVidia ION * HDD: 160GB * Bộ nhớ: 2GB DDR2 * Wireless: 802.11b/g/n – tùy chọn thêm WWAN 3G * Các cổng giao tiếp: VGA, HDMI, eSATA, SPDIF, Headphone/Mic, USB 2.0 x6, Gigabit Ethernet, Card Reader tương thích SD, MMC, Memory Stick và xD * Kích thước: 186 x 189 x 38mm Như vậy, các bạn có thể thấy trong một thân hình mảnh dẻ như vậy nhưng Windows cũng sẽ nhìn thấy tận… 4 CPU (chúng tôi cũng hơi giật mình khi nhìn thấy 4 biểu đồ trạng thái CPU trong Task Manager) cùng với bộ nhớ 2GB có lẽ là khá đủ cho các nhu cầu phổ thông như lướt web hay email, soạn thảo văn bản… thực tế thì người viết bài này dùng một máy tính với CPU Celeron E1200 cũng với 2GB bộ nhớ làm máy tính làm việc chính và chơi game phụ gần một năm nay và thực sự thì không có nhiều phàn nàn quá về hiệu năng. Tuy nhiên máy của tác giả bài viết thì dùng ATi HD4850 còn Zotac MAG thì dùng ION làm nhân xử lý đồ họa. Vậy ION làm được gì? [b]Nhân đồ họa ION với video độ phân giải cao[/b] Là một nhân đồ họa tích hợp, tất nhiên chúng tôi khuyên các bạn đừng nên hy vọng rằng ION sẽ cho phép các bạn chơi những game mới nhất với đồ họa 3D chi tiết “thật như cuộc sống” – và chắc chắn rằng nVidia cũng không nghĩ như vậy. Zotac cũng định hướng MAG tới một thị trường khác, đó là thị trường giải trí. [gallery]/18/xgm1264228639.jpg[/gallery][gallery]/18/xgm1264228639.jpg[/gallery] Sử dụng một ổ đĩa Blu-ray gắn ngoài, chúng tôi thử dùng Zotac để xem phim Dark Knight với phần mềm Cyberlink PowerDVD 9, trong toàn bộ quá trình xem phim, khoảng 5′-10′ một lần chúng tôi mở thử Task Manager để xem CPU load ở mức bao nhiêu và kết quả rất đáng nể với chỉ khoảng 20% – 30% CPU load như hình minh họa bên cạnh. Thử nghiệm với một trailer 1080p download từ site của Pixar với phần mềm Media Player Classic – Home Cinema (MPC-HC), sử dụng decoder có kích hoạt khả năng giải mã bằng phần cứng, CPU load chỉ ở mức khoảng 35% – 40% (cao hơn giải mã BD mặc dù đều cùng chuẩn mã hóa H264 – điều này hơi lạ) Tuy nhiên kết quả hình ảnh được hiển thị trên màn hình là hoàn hảo, không hề xảy ra tình trạng drop frame kể cả ở những cảnh hành động khói lửa mịt mù có bitrate cao hơn bình thường. Để thử xem rằng liệu CPU Atom 330 với 2 core và HyperThreading có thể giải mã phim HD 1080p hay không, chúng tôi tắt tính năng giải mã phần cứng của MPC-HC đi và thử lại cùng với trailer 1080p nêu trên, kết quả là CPU load rơi vào khoảng 60%-80% nhưng hình ảnh thì rất tệ hại, chỉ khá hơn xem trình diễn slideshow chút xíu. Như vậy chúng tôi có thể tự tin kết luận rằng ION chính là nhân tố tạo nên khả năng giải mã video độ phân giải cao một cách hoàn hảo của Zotac MAG. Do thời gian không cho phép và chúng tôi thực sự cũng không nghĩ rằng cần thiết, các thử nghiệm liên quan tới xử lý đồ họa 3D không được chạy và do đó chúng tôi không có kết quả kèm theo bài viết này. [b]Đóng gói và phụ kiện của Zotac MAG[/b] [gallery]/18/ibx1264228668.jpg[/gallery] Zotac MAG vốn có kích thước khá nhỏ (khoảng 20×20cm) và Zotac cũng không phung phí tài nguyên thiên nhiên để làm một chiếc hộp đựng quá lớn, phụ kiện được sắp xếp một cách gọn gàng tất cả được đóng gói vào một hộp đựng khá nhỏ nhắn, với thông tin và hình ảnh của sản phẩm được bố trí đều sang các mặt của hộp. Hình minh họa này chỉ là lớp ngoài của hộp, bên trong Zotac còn đóng gói MAG trong một hộp nữa với thiết kế đen tuyền đơn giản hơn. [gallery]/18/ozt1264228687.jpg[/gallery] Kèm theo MAG, Zotac đóng gói chung một tập hợp phụ kiện khá đầy đủ, gồm có: * Sách hướng dẫn sử dụng, khá chi tiết, rất tiếc là không có tiếng Việt. * Đĩa CD với tập hợp các driver cho các hệ điều hành phổ biến, nhưng MAG không có ổ quang, do vậy bạn sẽ phải copy nội dung CD qua một ổ đĩa USB sau đó mới có thể dùng được với MAG, hoặc bạn hoàn toàn có thể sử dụng một ổ quang gắn ngoài. * Một chân đế đứng có gia trọng để đảm bảo độ vững chắc. * Một chân đế ngang, có đầy đủ các lỗ bắt vít phù hợp với chuẩn VESA để gắn MAG vào phía sau màn hình, như các bạn có thể thấy ở hình bên. Tuy vậy không phải màn hình nào cũng gắn vừa (lỗi của VESA do có quá nhiều chuẩn) * Adapter cấp nguồn, công suất 65W là quá dư thừa cho cả hệ thống Atom và ION. Một cách thẳng thắn, phụ kiện của Zotac MAG chẳng thể gọi là nhiều, nếu Zotac kèm theo một sợi cáp HDMI và/hoặc một đầu chuyển DVI-HDMI nữa thì tuyệt. Tuy vậy, sẽ là khó tính quá nếu đánh giá phụ kiện kèm theo của MAG là không đầy đủ, đặc biệt là khi Zotac đã kèm theo đầy đủ phụ kiện (và thiết kế) cho phép MAG có thể nằm ngang, đứng thẳng và vắt vẻo sau lưng màn hình. Cũng không thể không nhắc tới ưu điểm của cách mà Zotac cho MAG treo sau lưng màn hình, sử dụng một đế độc lập, chúng ta có thể dễ dàng nhấc MAG ra để làm gì đó khi cần thiết và đặt MAG trở lại mà không phải quan tâm tới chuyện bắt vít hay vặn tay. [gallery]/18/bae1264228714.jpg[/gallery] [b] Cổng giao tiếp và khả năng kết nối[/b] [gallery]/18/sdx1264228732.jpg[/gallery] Toàn bộ các cổng giao tiếp được bố trí ở 2 cạnh của MAG, 2 cạnh còn lại là các khe tản nhiệt. Cạnh bên trái, gồm có các cổng eSATA, 4 cổng USB 2.0, cổng Gigabit Ethernet, cổng VGA, HDMI và cổng quang SPDIF. Đầu cắm nguồn cũng được bố trí ở mặt này của MAG. Các bạn có thể thấy ở hình trên, phía dưới cổng cắm VGA là một khe nho nhỏ, thực ra nó không phải là khe đọc thẻ nhớ mà là khe cắm SIM, đây là tùy chọn của Zotac cho các model MAG. Với việc hiện tại các nhà mạng tại Việt Nam đang triển khai khá mạnh mẽ dịch vụ truyền tải dữ liệu dựa trên 3G thì việc có thêm khả năng này đối với Zotac MAG quả là một điểm đáng chú ý. [gallery]/18/sri1264228758.jpg[/gallery] Mặt bên kia của Zotac MAG được bố trí các cổng âm thanh cho headphone và microphone, khe đọc thẻ nhớ, hai đèn LED báo trạng thái cùng với nút nguồn và cổng USB thứ 5, vậy cổng USB thứ 6 đi đâu? Nó được bố trí ở cạnh trên của MAG và được bịt kín phòng trường hợp lâu không dùng tới bụi bám vào (có lẽ vậy) [gallery]/18/seh1264228777.jpg[/gallery] Cạnh dưới của sản phẩm không có gì đặc biệt ngoài cơ cấu gắn vào chân đế cùng các khe tản nhiệt thêm. [gallery]/18/xkq1264228798.jpg[/gallery] [b] Hiệu năng tổng thể và đánh giá cuối cùng[/b] Chúng tôi quyết định đánh giá một cách tổng thể hiệu năng của Zotac MAG bằng cách sử dụng hệ thống để làm việc thử một ngày và cho rằng nếu không quá khó tính thì chẳng có gì đáng phải phàn nàn. Tất nhiên, chúng tôi có thể dễ dàng chỉ ra những khoảng khắc mà Atom tỏ ra hơi bị… đuối, ví dụ như vào một website có quá nhiều flash rồi cuộn chuột ầm ầm, hoặc dùng PowerDVD và chuyển qua chuyển lại giữa màn hình desktop và màn hình chiếu phim… Tuy vậy, chúng ta không thể có tất cả mà không hy sinh bất cứ một thứ gì, đây là những gì tốt nhất mà Zotac có thể nhồi nhét vào một thân máy bé nhỏ như vậy, tại thời điểm hiện tại. Với ION 2 sắp có trên thị trường và các model Atom khác cũng đang được “rục rịch” ra mắt thì có thể Zotac sẽ giới thiệu một phiên bản MAG mới hơn với hiệu năng cao hơn. Nhưng liệu thực sự chúng ta có cần đến? Chúng tôi không nghĩ là cần thiết. Hiện tại, với khả năng chơi phim HD tốt (với các phim có định dạng mà ION giải mã được, thật may mắn là hầu hết phim HD mà chúng ta download backup đều như vậy) thì Zotac đáp ứng tốt nhu cầu. Chỉ còn lại những vấn đề sau đây các bạn cần phải cân nhắc: * Zotac MAG sẽ có giá bao nhiêu tại thị trường Việt Nam? * Các bạn nên tự trang bị một bộ bàn phím và chuột không dây riêng (cho hoành tráng, còn nếu không dùng dây USB cũng được) * Nâng cấp đĩa cứng, 160GB là quá ít nếu bạn dự kiến chứa phim HD trên máy. Tuy vậy, nếu bạn là một poweruser và đã tự trang bị cho mình một hệ thống NAS tập trung cho toàn mạng gia đình thì 160GB là quá đủ cho các nhu cầu sử dụng khác.